Review Sách Review A Doll’s House - Ngôi Nhà Búp Bê - Henrik Ibsen

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi MưaThángTám, 16 Tháng mười một 2020.

  1. MưaThángTám

    Bài viết:
    291
    Chào tất cả mọi người. Hôm nay mình muốn giới thiệu cho mọi người một cuốn sách, hay đúng hơn là một vở kịch được viết thành sách mà mình đã đọc và cảm thấy nó khá cần được chia sẻ rộng rãi.

    Đây là một cuốn sách do Henrik Ibsen, một nhà soạn kịch, sáng tác vào ngày hai mươi mốt, tháng mười hai, năm một ngàn tám trăm bảy mươi chín. Ông là người Na-Uy có tiếng tăm rất lớn trong ngành nghệ thuật của Na-Uy lúc bấy giờ. Cuốn sách được xuất bản và sau đó được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng. Và cuốn kịch này cũng được dịch sang tiếng Anh bởi nhiều người dịch sách. Phiên bản gần đây nhất là do Nicolas Rudall dịch.

    [​IMG]

    Vở kịch nhỏ xoay quanh một cô gái xinh đẹp tên Nora Helmer. Cô sống với người cha và sau đó lấy chồng là Torvald Helmer. Cũng như cha của cô, Torvald nuông chiều cô hết mực và cho cô tất cả mọi thứ cô muốn. Nhưng vấn đề mà anh ta không thích nhất chính là Nora tiêu sài quá phung phí vì tiền đối với anh ta là vô cùng quan trọng. Và cũng chỉ vì vấn đề coi trọng mặt mũi này, anh ta không chấp nhận mình đi vay mượn tiền của người khác. Nhưng Nora đã giấu Torvald một bí mật động trời khi mà cô không có tiền chữa bệnh cho Torvald sau buổi tân hôn của hai người. Và cuối cùng, mối mâu thuẫn mà cô ngày đêm lo sợ ấy lại là thứ khiến Nora nhận ra được rất nhiều điều mà cô trước giờ chưa từng để ý đến..

    Cho đến khi kết thúc câu chuyện, Nora lựa chọn bỏ đi, bỏ đi căn nhà cao sang, lộng lẫy mà cô lại chính là con búp bê xinh đẹp, vô hồn bị điều khiển như một con hề ca hát hết ngày này qua ngày khác.

    Câu chuyện về người phụ nữ được cho là ham mê vật chất như Nora thật sự có phần không đúng. Ông cha ta bảo, "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng," quả không sai chút nào. Khi đọc vở kịch, bạn sẽ thấy rõ vì điều gì mà Nora, đáng lẽ ra phải là một người phụ nữ mạnh mẽ như người phụ nữ hiện đại của chúng ta, nhưng cuối cùng lại bị gắn cho cái mác là ham mê vật chất, thực dụng, và chị biết tiêu sài hoang phía tiền bạc của chồng. Khi một đứa bé bị nuông chiều đến hư hỏng, bị tấm vải che kiêu sa, sang trọng che đi tầm mặt khiến nó không thể còn nhìn thấy sự thật được phơi bày thì nó sẽ trở nên u mê, chìm đắm trong một thế giới màu hồng nhân tạo, vừa giả dối lại vừa hư ảo.

    Câu chuyện phản ánh nên rất nhiều định kiến của xã hội từ xa xưa: Đàn ông kiếm tiền bên ngoài, đàn bà chỉ lo ở nhà dọn dẹp nhà cửa và dạy bảo con cái là đủ. Nhưng một người đàn bà thực dụng chưa chắc là đã thực dụng. Nếu như đàn bà được trao cho những quyền như những cánh đàn ông, đàn bà cũng sẽ có thể làm nên được những điều phi thường mà có khi ngay cả đàn ông cũng khó làm được.

    Dù bây giờ phụ nữ đã được đối xử tốt hơn, nhưng vẫn còn rất nhiều thiệt thòi mà học phải chịu đựng ở một số nước lạc hậu khác. Suy cho cùng, thứ được cho là định kiến từ thời xa xưa thật khó có thể thay đổi chỉ với sức của vài người. Nhưng, "Góp gió thành bão," một ngày nào đó phụ nữ ta cũng sẽ sóng vai ngang hàng với đàn ông, chứng minh cho đàn ông thấy rằng mình không thua kém gì họ cả.

    Hơn hết nữa, vở kịch còn muốn nói lên sự yêu thương ấm cúng trong gia đình là quan trọng như thế nào đối với những đứa bé thơ. Những đứa trẻ cần tình yêu của cả bố lẫn mẹ để lớn lên, chứ không phải chỉ riêng một mình bố hay mẹ, hay cả bố lẫn mẹ đều không có. Những đứa trẻ quá cô đơn từ nhỏ sẽ khiến chúng tự thu mình lại như một cái kén.

    Nhưng mà không có nghĩa cha mẹ phải yêu chiều con cái hết mực.

    Con có thành một người tốt hay không còn phải nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau nữa.

    Ngoài những điều tuyệt vời ấy ra, câu chuyện cũng có những triết lý sống nhỏ khác mà theo mình rất cần thiết với cuộc sống. Như là tình yêu và sự chiếm hữu, liệu chúng có như nhau không? Bạn đang yêu, hay đơn giản chỉ muốn chiếm hữu người đó cho riêng mình?

    Một số câu nói mà mình tâm đắc từ Nora:

    "What must be, must be, and the fewer words, the better."​

    Tạm dịch, "Điều gì đến chắc chắn sẽ đến, đôi lúc không cần nói nhiều cũng sẽ tốt hơn."​

    ".. A daughter has no right to spare her dying father anxiety? - that a wife has no right to save her husband life?"​

    Tạm dịch, ".. Chẳng lẽ theo ông người con gái không có quyền giúp cha của mình vơi đi nỗi lo lắng? - Và người vợ không có quyền cứu chồng cô ấy?"​

    Và còn rất nhiều câu nói khác đáng được suy ngẫm nữa.

    Nhưng đối với mình có lẽ, hai câu trên là tâm đâm đắc nhất bởi vì nó thể hiện một ý chí cứng cỏi từ cô gái mà mọi người thường nghĩ là cô công chúa trong chiếc lồng son. Dù gì, một cuộc sống được cho là hạnh phúc vẫn phải do chính bản thân nắm giữ mới có ý nghĩa đặc biệt đúng không?

    Bạn nào đã đọc xin hãy chia sẽ ý kiến của bạn với mình nhé!

    (Hết)
     
    Thạch Lam thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng tám 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...