NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 1. Kĩ năng làm bài 1.1 Nội dung: - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ.. - Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ.. - Vấn đề về các quan hệ hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em.. - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào. Tình thầy trò, tình bạn.. - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 1.2 Hình thức: Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu thành ngữ, một bài thơ, một câu chuyện mang ý nghĩa triết lí.. Vì vậy, học sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài. 2. Cách làm bài 2.1 Phân tích đề Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội Các bước phân tích đề: Đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), xác định yêu cầu của đề (tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng *Cần trả lời các câu hỏi sau: - Đây là dạng đề nào? - Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Có thể viết lại rõ ràng luận đề ra giấy * Có 2 dạng đề: - Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. - Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài dựa vào ý nghãi câu nói, câu chuyện, văn bản đã trích dẫn mà xác định luận đề. 2.2 Lập dàn ý A. Mở đoạn: - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận - Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn) - Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý) b. Thân đoạn * Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận - Tuỳnh theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thich khác nhau: + Giải thích khái niệm trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa, nội dung của tư tưởng, đạo lý quan điểm của tác giả qua câu nói + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập Thường trả lời cho câu hỏi: Là gì? Như thế nào? * Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tuw tưởng, đạo lí cần bàn luận - Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí. Phần này thực chất là trả lời cho câu hỏi: Tại sao? Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội. * Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến) - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa cảu vấn đề đánh giá mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề - Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác. *Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động - Tự sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm.. - Bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể c. Kết đoạn: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài - Lời nhắn gửi để mọi người