Ratatouille - Chú Chuột Đầu Bếp Đạo diễn: Brad Bird Năm phát hành: 2007 Độ dài: 111 phút Diễn viên lồng tiếng: Patton Oswalt vai Remy và Ian Holm vai Skinner, Lou Romano vai Linguini Quốc gia: Hoa Kỳ Reviewer: Kevodanh1 Sơ lược về phim: Chuột đầu bếp hay có cái tên tiếng anh là Ratatouille là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng thuộc thể loại phiêu lưu, hài hước và gia đình. Nó được sản xuất bởi hãng Pixar Animation Studios và được phát hành vào năm 2007. Phim kể về Remy, một chú chuột có ước mơ trở thành đầu bếp tài ba. Bộ phim là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà Pixar. Nội dung phim: Ratatouille là câu chuyện về Remy, một chú chuột có đam mê nấu ăn. Remy sống trong một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Paris và mơ ước trở thành đầu bếp tài ba. Mặc dù gặp phải sự phản đối của gia đình và rào cản về loài chuột trong ngành ẩm thực, Remy quyết định theo đuổi niềm đam mê của mình. Remy tình cờ gặp Linguini, một nhân viên mới ở nhà hàng Gusteau's, và hai người bắt đầu hợp tác. Sử dụng khả năng nấu ăn siêu việt của Remy và bàn tay "bí mật" của Linguini (do Remy điều khiển), cặp đôi này tạo ra những món ăn ngon và mang lại thành công cho nhà hàng. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Anton Ego, một nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng, đã đặt ra thách thức cho nhà hàng Gusteau's, đe dọa đánh giá xem liệu nơi này có thực sự đáng để tồn tại. Trong khi đó, Skinner, giám đốc nhà hàng, nghi ngờ sự thành công của Linguini và tìm cách lật đổ cặp đôi. Cuối cùng, nhờ vào sự thông minh và khéo léo của Remy, cả nhóm đã vượt qua những trở ngại và chứng minh tài năng của mình. Gusteau's trở thành một trong những nhà hàng hàng đầu ở Paris và Remy được công nhận là một đầu bếp tài ba. Ratatouille câu chuyện về cái tôi: "Cái tôi" trong phim là một đề tài cực kì quan trọng một chủ đề khi nhìn vào chúng ta thấy được phần nào bản thân mình trong đó. "Cái tôi" thường được hiểu là ý nghĩa của việc tin tưởng vào bản thân, vượt qua sự tự ti và khám phá tiềm năng của mình. Nhưng cái tôi cũng khiến chúng ta phải trả giá khi một cái tôi cao sẽ đặt niềm tin vào bản thân mình hơn là tin vào bản thân người khác chính vì lí do đó khi có những xung đột giữa hai hay nhiều người mà cái tôi ai cũng cao không ai chịu nhường ai thì câu chuyện sẽ chẳng kết thúc tốt đẹp đâu. Chính vì có quá nhiều thứ cấu thành nên danh cái tôi sẽ khiến cái tôi tồn tại mãi trừ khi có một cái tôi lớn hơn lấn át cái tôi đó buộc người khác phải hạ mình xuống, đôi khi hậu quả càng nặng nề hơn nữa. Điển hình là cái chết tức tưởi của bếp trưởng nhà hàng năm sao Auguste Gusteau, là một bếp trưởng sở hữu nhà hàng năm sao ông đã từng khiến những thực khánh của mình phải đặt ghế trước năm tháng để có thể đến ăn tại nhà hàng, chẳng thể tin được một bếp trưởng năm sao phải chết khi những bình phẩm của nhà phê bình có tiếng ở trên báo lại khiến nhà hàng của ông bị mất đi một sao và khi ông chết đi nhà hàng chỉ còn ba sao. Đó là hệ quả khôn lường của một cái tôi cao hơn đánh đổ một cái tôi cao hơn khác, khi ai đó đang đứng ở trên đỉnh lĩnh vực nào đó chắc hẳn họ đang mang cho mình cái tôi rất là cao, họ luôn cho mình là nhất luôn đúng và luôn đủ. Vậy cái tôi của con người lớn đến bao nhiêu và làm cách nào để kìm hãm nó câu trả lời là sự cởi mở đặt niềm tin vào một cái gì đó. Xoa dịu cái tôi và vượt qua rào cản của định kiến: Được truyền cảm hứng từ quyển sách "Ai cũng có thể nấu ăn được" của cố bếp trưởng nhà hàng Auguste Gusteau, đó như là một kim chỉ nam và được truyền lại cho các hậu duệ đời sau của nhà hàng. Ban đầu, Remy gặp nhiều trở ngại và phản đối vì là một chú chuột trong ngành ẩm thực. Nhưng anh không chấp nhận cuộc sống bị giới hạn và quyết tâm theo đuổi niềm đam mê nấu ăn của mình. Remy không để cho cái tôi của mình bị xóa nhòa bởi bất kỳ trở ngại nào. Qua việc chiến đấu với cái tôi, Remy không chỉ chứng minh được khả năng nấu ăn xuất sắc của mình mà còn truyền cảm hứng cho người khác. Anh khám phá và phát triển tài năng của mình, khẳng định rằng tài năng không bị giới hạn bởi ngoại hình hay xuất thân. Đồng thời, các nhân vật khác trong phim cũng gặp phải thách thức về cái tôi của họ. Linguini, Anton Ego và Colette đều phải đối mặt với sự tự tin và khám phá tiềm năng của bản thân để vượt qua rào cản và đạt được thành công. Định kiến là một chủ đề quan trọng được khám phá. Phim tập trung vào việc vượt qua sự đánh giá mù quáng dựa trên bề ngoài hay xuất thân của một người. Định kiến xuất hiện trong nhiều khía cạnh của câu chuyện. Ban đầu, Remy gặp phải định kiến khi anh đấu tranh để được công nhận là một đầu bếp tài ba dù là một chú chuột. Ngành ẩm thực không chào đón loài chuột và nhiều người xem thường coi chuột là loài gây hại. Tuy nhiên, Remy không để cho định kiến này cản trở ước mơ của mình và chứng minh rằng tài năng không phụ thuộc vào xuất thân. Cũng có nhân vật Linguini - nhân viên mới tại nhà hàng Gusteau's - gặp phải định kiến khi mọi người nghi ngờ vào khả năng của anh do xuất thân bình thường. Nhưng thông qua sự hợp tác với Remy, Linguini vượt qua định kiến và chứng tỏ mình làm việc đáng giá. Anton Ego, nhà phê bình ẩm thực, cũng đối mặt với định kiến của mình. Ban đầu, ông coi thường nhà hàng Gusteau's và không tin rằng một đầu bếp chuột có thể tạo ra một món ăn ngon. Nhưng khi ông trải qua trải nghiệm và thấy kết quả đáng kinh ngạc, Ego phải thay đổi suy nghĩ và xóa bỏ định kiến của mình. Và rồi ông cũng thấm nhuần tư tưởng "Ai cũng có thể nấu ăn được" của nhà hàng Gusteau's. "Không phải ai cũng có thể nấu ăn giỏi, nhưng người nấu ăn giỏi có thể ở bất cứ đâu" và tất nhiên đến cả một chú chuột cũng có thể nấu ăn ngon. Cuối dùng định kiến cũng đã được xóa nhòa khi Linguini đối với chú chuột Remy như là một người bạn thân, sự đồng cam cộng khổ. Tác phẩm đã truyền tải cho chúng ta rằng bài học về việc tin tưởng vào bản thân, vượt qua định kiến, hợp tác, theo đuổi ước mơ và sự mở lòng đối với thế giới xung quanh.