Trinh Thám Ráng Chiều - Lê Khả Lâm

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Lê Khả Lâm, 26 Tháng mười một 2023.

  1. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Tên truyện: Ráng Chiều

    Tác giả: Lê Khả Lâm

    Thể loại: Trinh Thám, Ngôn Tình, Linh Dị

    [​IMG]

    [​IMG]Giới thiệu truyện:

    Được nhận làm con nuôi, nhưng Huệ Lan lại không được mẹ nuôi, bà Hứa Kim Phung công nhận bằng giấy tờ.

    Đó là lí do khiến Huệ Lan luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó mình sẽ bị đuổi ra khỏi nhà.

    Và ngày ấy ngày càng tới gần khi mà bà Út Duyên, em ruột của bà Phụng từ Đức trở về.

    Người phụ nữ ấy cứ liên tục hỏi về gốc gác của Huệ Lan. Và có thể lắm, chính bà ấy là người đã nhét mảnh giấy nhắn yêu cầu Huệ Lan không được tham gia bữa tiệc gia đình.

    Nhưng đó có phải là sự thật?
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Last edited by a moderator: 30 Tháng mười một 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 1: Mảnh giấy nhắn (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    -Không được tham gia bữa tiệc tối nay.

    Huệ Lan cau mày. Rồi nàng không tự chủ được mà vội vàng vươn tay đóng cánh cửa phòng lại. Đúng vậy, dù trong cái nhà này nàng được gọi là cô chủ nhưng rốt cuộc Huệ Lan cũng vẫn chỉ là đứa con nuôi chưa được công nhận bằng giấy tờ.

    Cụm từ "chưa được công nhận bằng giấy tờ" thoáng qua đầu làm Huệ Lan lập tức thấy sống lưng bản thân mình lạnh toát. Nàng nhìn lại mảnh giấy trên tay một lần nữa.

    Bữa tiệc tối nay? Có phải người viết mảnh giấy nhắn này muốn nói tới bữa cơm gia đình mà mẹ nuôi nàng, bà Hứa Kim Phụng tổ chức để mừng em gái ruột là Hứa Kim Duyên và chồng là Trần Trọng Quyền vừa từ nước ngoài về.

    Nói ai chứ nhắc tới người dì nuôi Hứa Kim Duyên đó, Huệ Lan lại có chút cảm giác không thoải mái. Tất cả là do hôm ấy. Cái hôm Huệ Lan theo mẹ nuôi ra phi trường đón người phụ nữ tên Duyên kia.

    Xinh đẹp, sang trọng nhưng khi vừa nhác thấy Huệ Lan người phụ nữ đó đã lập tức nhìn chằm chằm vào mặt nàng. Tựa hồ trên mặt Huệ Lan có dính thứ gì đó. Rồi sau đấy, khi được bà Kim Phụng giới thiệu là con gái nuôi.

    Thì bà Kim Duyên đã liên tục truy hỏi rằng nhận nuôi Huệ Lan ở bệnh viện nào? Có biết ba mẹ ruột của Huệ Lan là ai không? Hàng loạt câu hỏi khiến bà Kim Phụng cảm thấy mệt mỏi và hình như là thương cảm cho Huệ Lan nên đã nói lảng đi về chuyện kinh doanh.

    Tuy vậy mỗi khi nhắc đến dì Duyên vô hình chung Huệ Lan đều cảm thấy khó chịu. Tiếng gõ cửa ở bên ngoài làm ngắt ngang dòng suy nghĩ của Huệ Lan. Ngoài cửa là Mẫn Nhi, người giúp việc của bà Kim Phụng và giờ là của Huệ Lan.

    Có sự thay đổi này là do Mẫn Nhi có tuổi ngang ngửa với Huệ Lan, nên sau khi xem xét bà Phụng đã cắt cử Mẫn Nhi chăm sóc Huệ Lan mỗi khi bà Phụng vắng nhà.

    Đẩy cánh cửa gỗ sồi để bước vào trong, Mẫn Nhi không giấu được sự kinh ngạc khi thấy cô chủ của mình vẫn diện đồng phục đi học.

    Cô gái trẻ đặt li nước mát xuống bàn rồi hướng Huệ Lan hỏi:

    - Cô Lan nè, sao về lâu vậy rồi mà cô chưa có thay quần áo ra? Hay cô đau ở đâu? Cô để tui đi nói với bà chủ rồi gọi bác sĩ Quốc đến thăm bệnh cho cô nha.

    Xua xua tay để ngắt ngang câu nói cửa người giúp việc, Huệ Lan hướng ánh mắt lo lắng về phía cô gái trẻ. Thái độ kì lạ của người đối diện khiến Mẫn Nhi không khỏi tò mò.

    Cô gái trẻ tiến sát lại Huệ Lan mà nhả từng chữ:

    - Cô chủ à, không có việc gì chứ?

    - Có.

    Sau một hồi giằng co, suy nghĩ rốt cuộc Huệ lan cũng không nhịn được, mà chìa mảnh giấy mình đang cầm trong tay cho Mẫn Nhi.

    Cô gái trẻ vừa nhác thấy những dòng chữ ghi trên đó đã kinh ngạc đến mức há to miệng, mà không ngậm lại được. Phút kinh ngạc qua đi, Mẫn Nhi mới nhìn chằm chằm người đối diện.

    - Cô Lan, cái này là do cô viết?

    Rồi vì nhận được cái lắc đầu của Huệ Lan, Mẫn Nhi tiếp:

    - Vậy ai viết?

    Huệ Lan lắc đầu, nàng chỉ tay vào kẹt cửa của phòng mình.

    - Lúc đi học về tôi đã nhặt nó ở cửa. Ai đó đã nhét nó vào phòng của tôi thông qua khe hở của cửa.

    - Nhưng người đó là ai? Mà khoan đã, bữa tiệc tối nay có phải là bữa cơm mừng bà Duyên trở về không? Bà chủ rất thương bà Duyên. Nếu cô mà không tham gia thì chỉ sợ bà chủ sẽ tức giận. Lúc đó.. Thiệt tui không nghĩ được là sẽ có chuyện gì xảy ra với cô đó, cô Lan à.

    Mẫn Nhi nói xong thì không kiềm được mà đi tới đi lui. Cô giúp việc tận tụy đang đi thì bỗng dừng lại.

    - Cô Lan à, có khi nào chuyện này là do chính bà Duyên làm không? Bởi cô Lan biết đó không? Bà Duyên từ hồi trở về tới giờ, bà luôn hỏi thăm chuyện của cô nha, từ chuyện cô có hay đi chơi không đến thói quen ăn uống của cô đồ nữa.

    Dừng lại một chút, Mẫn Nhi làm mặt quan trọng.

    - Cô Lan biết không? Lúc tôi nói với bà Duyên là cô bị dị ứng với mọi đồ ăn được chế biến từ đậu phộng thì bà Duyên đã quắc mắt, gằng giọng hỏi tui là có thật như vậy không? Nếu mày nói láo là biết tay bà đó. Nói chung là khinh khủng lắm cô Lan à.

    - Có nghĩa là dì Duyên vì ghét tôi, không muốn nhìn thấy tôi nên đã ghi tờ giấy này nhét vào phòng tôi để tôi không có tham gia bữa tiệc tối nay.

    Huệ Lan nói.

    - Nhưng không tham gia, liệu có được không? Mẹ Phụng sẽ tức giận cho mà coi.

    - Cái này thì đúng. Bà chủ thương bà Duyên ghê lắm. Nên cô mà không xuống dùng cơm với mọi người thì chỉ sợ bà chủ sẽ lấy cớ đó mà đuổi cô ra khỏi nhà. À, tui có ý này. Hay cô nói khó với ông Hưng một tiếng. Biết đâu ổng sẽ giúp cô nói với bà chủ để bà Duyên bớt ghét cô.

    Mẫn Nhi nói chưa dứt câu đã tự lắc đầu. Cô gái trẻ hướng Huệ Lan.

    - Trời ơi! Sao tui quên mất là ông Hưng rồi bà An, ai cũng ghét cô chứ. Cô không biết chứ hồi đó bà An muốn là muốn bà chủ nhận cậu Kim Khanh hay cô Ngọc Minh làm con nuôi kìa chứ không phải là nhận cô đâu cô Lan à. Còn nếu như không phải cậu Phát cũng được. Đằng này bà chủ lại nhất quyết tới trại trẻ mồ côi để tìm người.

    Rồi như thấy Huệ Lan cau mày, Mẫn Nhi đã buông ra một thở dài ão não.

    - Vốn sự thật thì mất lòng mà. Tui nhớ hồi đó.. cái hồi mà bà chủ đem cô về nhà thì bà An đã mắng chửi ông Quang, tài xế nè, rồi cả tui và bà Năm Lửng cũng bị bà ấy lôi ra trút giận. Cũng đúng thôi, ai lại không muốn gia sản trăm tỷ ở trong tay con tay cháu của mình. Chỉ có bà chủ..

    (Hết chương 1)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2023
  4. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 2: Mảnh giấy nhắn (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhìn vào chỗ tro màu xám ở trong cái chén sứ, Huệ Lan có chút rùng mình. Mẫn Nhi, chị giúp việc ấy đã rời đi. Nhưng trước khi đi, chị đã giúp Huệ Lan đốt đi mảnh giấy nhắn kia.

    Và chị cũng khuyên Huệ Lan mặc kệ tờ giấy nhắn đó mà tham dự buổi tiệc. Bởi nếu không có mặt, thì Huệ Lan sẽ cầm chắc cơ hội bị bà Phụng đuổi ra khỏi nhà.

    Đuổi ra khỏi căn biệt phủ sang trọng này. Nếu chuyện đó trở thành sự thật thì Huệ Lan sẽ lại là một đứa trẻ mồ côi. Hằng ngày phải cầm những xấp vé số lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm để cầu người này xin người kia rủ lòng thương mà mua giúp.

    Một cảm giác chua xót bao trùm khiến Huệ Lan không kiềm được mà buông ra tiếng thở dài. Kí ức của cái ngày hôm đó, cái ngày mà Huệ Lan được viện trưởng đưa đến trước mặt bà Phụng và giới thiệu rằng cô có thành tích học tập cực kỳ xuất sắc.

    Người đàn bà giàu có đó đã bắt Huệ Lan quay một vòng để ngắm nghía. Rồi sau ấy là những bài toán tính nhẩm yêu cầu độ nhanh nhạy của đầu óc. Đúng vậy, người đàn bà nổi danh bậc nhất trên thương trường đó làm gì có chuyện nhận người chỉ qua giới thiệu.

    Huệ Lan nhẩm tốt.. tốt hơn hẳn những đứa trẻ khác trong cô nhi viện và cô nàng cũng có gương mặt ưa nhìn hơn hẳn nên bà Phụng mới quyết định nhận nàng làm con nuôi.

    Có điều con nuôi là nuôi ăn, nuôi học chứ còn chuyện thừa nhận Huệ Lan trên giấy tờ thì không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Bà Phụng đã trực tiếp nói chuyện với Huệ Lan như vậy.

    Và nàng khi đó vì muốn trại trẻ nhận được số tiền hơn mười triệu đồng của bà Phụng, mà đã không suy nghĩ gật đầu. Nhưng ngày một, ngày hai mà bà Phụng nói đã kéo dài được hơn mười hai năm rồi.

    Là ăn cháo đá bát nếu Huệ Lan nói dù đã ở với bà Phụng từng bấy năm, nhưng nàng vẫn không thể nào xem bà như người nhà. Bởi sự phòng bị, cẩn trọng luôn tồn tại trong người Huệ Lan.

    Khác hẳn với cảm giác thoải mái, ấm áp như lúc Huệ Lan sống ở cô nhi viện. Cô nhi viện.. từ cái bận mà Huệ Lan biết nhận thức, nàng đã nghe các mẹ rồi viện trưởng kể chuyện bản thân bị bỏ rơi từ lúc cuống rốn hãy còn chảy máu. Khi ấy trên người Huệ Lan chỉ có độc một tấm khăn xanh, ngoài ra chẳng còn thứ gì khác để cha mẹ sau này có thể nhận lại nàng..

    Cha mẹ ruột của nàng.. Họ còn sống hay đã chết? Và nếu họ đã chết, thì lẽ nào cái bóng trắng mà Huệ Lan vẫn thấy ở cô nhi viện là.. Hai hàng nước mắt bỗng chảy xuống. Có thể từ lúc bắt đầu hoài thai cha mẹ vốn đã không có ý sinh nàng ra. Một sự thật chua chát. Một nỗi đau mà nó sẽ mãi âm ỉ trong trái tim bé nhỏ của Huệ Lan.

    Tiếng còi xe từ ngoài cổng vọng tới làm Huệ Lan không tình nguyện nhưng vẫn phải lau đi những giọt nước mắt trên đôi gò má xinh đẹp. Mẹ Phụng đã trở về. Sớm hơn mọi hôm một chút. Có lẽ là do bữa tiệc đang sắp sửa diễn ra kia. Và hẳn là vì thế bên chú Quang tài xế mới vội vã ấn còi xe như thế.

    Từng bận ráng chiều màu đỏ ối hắt lên dáng người to lớn của bà Phụng, làm kẻ đứng nhìn là Huệ Lan có cảm giác như người đàn bà ấy là chúa tể của muôn loài.

    Gượng cười xoay đầu nhìn cái đầm vàng đã được người mẹ nuôi chuẩn bị từ sáng, Huệ Lan mím môi mặc nhanh nó vào rồi cột lại mớ tóc dài, đen mượt thành đuôi ngựa.

    Xong xuôi nàng vội vàng bước ra khỏi phòng. Phải có mặt ở phòng khách trước khi bà Phụng đi làm về, đó là quy định mà ngay từ ngày đầu bước chân vào căn biệt phủ này Huệ Lan phải tuân thủ.

    Chạy xuống hai bậc thang một, Huệ Lan đột ngột dừng lại ở chiếu nghỉ nhìn vào căn phòng ở tầng hai. Đó là căn phòng dành cho khách và hiện dì Duyên đang ở đó. Đúng là ở vị trí này nếu dì ấy đem tờ giấy kia nhét vào trong cửa phòng của Huệ Lan thì cũng không ai thấy.

    Có điều dì ấy làm thế để làm gì? Chắc không phải chỉ là ghét Huệ Lan đến mức không muốn nhìn mặt mà.. Lắc mạnh đầu để xua đi những suy nghĩ tiêu cực kia, Huệ Lan co chân chạy nhanh xuống lầu. Bà Phụng đã vào tới phòng khách. Đôi mắt sáng với ánh nhìn sắc bén của bà lướt quanh căn phòng. Là mẹ nuôi đang tìm Huệ Lan?

    Suy nghĩ kia kéo đến khiến cô gái trẻ định lên tiếng chào. Cũng là một hình thức để báo danh. Nhưng Huệ Lan chưa kịp lên tiếng thì bà Phụng, mẹ nuôi nàng đã hướng bà Năm mà hỏi.

    - Cô Út Duyên với dượng Quyền chưa có xuống sao? Hôm nay là bữa cơm mừng nó trở về sau hơn chục năm mà.

    - Vì là bữa cơm mừng nó nên nó phải là người cuối cùng xuất hiện chứ. Kiểu về cuối thì lúc nào cũng nổi bật đó.

    - Cái gì mà về cuối thì nổi bật..

    Bà Phụng đanh mặt nhắc lại câu nói của em trai mình, ông Hưng bằng một giọng điệu bực bội. Rồi như đã tìm được chỗ trút giận, bà hướng ông Hưng mà gay gắt.

    - Mà sao cậu lại tới đây có một mình vậy? Mợ An với hai đứa Kim Khanh và Ngọc Minh đâu? Đừng nói là tụi nó không tới nha. Tao cho hai đứa bây nhà để ở được thì tao lấy lại được. Đừng có ở đó mà thái độ.

    - Chị Hai..

    Tiếng còi xe vang lên ở cổng làm ông Hưng không thể nói tiếp. Nhưng trái với sự chờ đợi của ông Hưng. Người bước vào là Hứa Kim Phát, một người cháu của bà Phụng. Nhác thấy mọi người đang đứng trong phòng khách, Kim Phát vui vẻ đánh tiếng.

    - Con chào cô Hai, chào chú Sáu! Con tính tới sớm để phụ mọi người làm cơm nhưng do phải đợi chỗ bánh kem. Công nhận chỗ đó họ lề mề. Nếu không phải cô Út đặc biệt yêu cầu thì chắc còn lâu con mới ghé đó cô Hai.

    Vừa nói Kim Phát vừa đưa tới trước cái bánh kem như chứng cớ cho sự tới trễ của mình. Bà Phụng vừa nhìn thấy cái bánh kem thì khuôn mặt đang phừng phừng tức giận đã lập tức dịu lại. Nhưng như một thói quen khó bỏ bà đưa mắt nhìn ra sau lưng của Kim Phát.

    - Ba mẹ con không có tới sao?

    Đúng là chị em nhìn mặt nhau là khi còn cha còn mẹ, cha mẹ mất rồi thì cầu cũng không chịu đến.

    - Kìa cô Hai, ba mẹ con cũng háo hức muốn gặp cô Duyên lắm nhưng ngặt nỗi khi chiều con Mi bị gãy tay phải mổ sắp xương nên ba mẹ con phải vào viện mà lo cho nó.

    - Trời đất, chuyện lớn vậy mà sao ba mẹ con không báo với cô.

    Bà Phụng tỏ ra lo lắng.

    - Như vầy đi, con đưa bánh đây cho cô rồi mau chạy vào trong đó với con Mi đi. Khổ thân nó! Đi đâu mà ra nông nỗi đó hả?

    Kim Phát nghe lời, chìa cái hộp bánh kem về phía chú Quang. Nhưng anh chàng đã tiếp:

    - Nó té trong nhà vệ sinh chứ có đi đâu đâu ạ. Mà ba mẹ con dặn rồi, phải ở lại để đại diện ba mẹ mừng cô Duyên. Ba mẹ con nói tính cô Duyên thích bay nhảy mà bị cách ly trong phòng tận bảy ngày đó chắc là buồn và có nhiều chuyện muốn nói lắm.

    Dừng lại một chút dể nhìn quanh. Kim Phát đưa mắt sang ông Hưng, hỏi:

    - Ủa, chú Sáu hôm nay thím Sáu với hai đứa nhỏ không tới hả chú?

    - Cô cũng mới nhắc đó. Thiệt không hiểu là đang nghĩ cái gì nữa.

    - Chị Hai nói gì mà lạ dãy. Em thì nghĩ được cái gì. Cái gì chị cũng để dành cho cô út Duyên rồi mà. Em nghĩ được cái gì. Mà cô Út Duyên cũng kì hơ. Tiệc để mừng cổ mà cổ không có chịu xuống tiếp khách. Hay là bị Côvid rồi!

    Chưa thấy người mà đã thấy tiếng, lại còn là những lời cực khó nghe. Nên khi bà An vừa mới bước vào trong. Ông Hưng đã vội kéo bà ra một góc mà nghiến răng nghiến lợi nhắc nhở.

    - Trời ơi! Bà nói cái gì dãy hả? Mau xin lỗi chị Hai ngay. Cả hai đứa mày nữa.

    Ông Hưng vừa nói vừa chỉ tay vào hai người con đang đứng sau lưng bà An.

    - Tụi bây lớn tướng rồi mà không biết khuyên như mẹ bây. Tụi bây muốn nghỉ học rồi đi làm bốc vác hay sao hả?

    Huệ Lan không biết hai đứa Kim Khánh và Ngọc Minh đã trả lời ba mình thế nào. Rồi hai đứa có xin lỗi bà Phụng không? Vì lúc ấy nàng bị bà Năm Lửng kéo xuống bếp.

    (Hết chương 2)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2023
  5. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 3: Mảnh giấy nhắn (3)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một tay xách cái bánh kem, một tay lại cầm mấy cái dĩa thủy tinh to oạch nên khi đi đến được phòng bếp, Huệ Lan đã nhanh chóng cảm thấy hụt hơi. Xoa xoa đôi cánh tay đã mỏi nhừ, cô gái trẻ đưa mắt nhìn những món ăn nhiều màu sắc được đặt trên cái bàn ở giữa phòng bếp.

    Thật sự là quá nhiều món ăn và mỗi món khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Thấy Huệ Lan hết ngắm nghía lại chuyển sang suýt xoa, thì bà Năm mới chép miệng.

    - Mất cả buổi chiều của già này đấy. Mà cô Lan, tui cũng phục cô thiệt. Nhà người ta đang lời qua tiếng lại như vậy mà cô lại cứ đứng đơ ra. Phải lo chuồn đi chỗ khác chứ. Ở đó lỡ lạc đạn thì mình lại chết oan đấy cô.

    - Thím Năm nói đúng đó cô Lan.

    Mẫn Nhi vừa vào hùa, vừa đưa mắt nháy nhẹ.

    Huệ Lan không hiểu ý tứ của cái nháy mắt kia nhưng nàng vẫn khẽ dạ nhỏ. Rồi vờ theo sau Mẫn Nhi.

    - Chị Nhi! Có chuyện gì em có thể giúp không?

    - Có đó cô Lan. Cô phụ tui lặt với rửa mớ rau xà lách này đi. Tối nay có món bò lúc lắc mà cô thích đó.

    Nói thật to cho bà Năm nghe, Mẫn Nhi cúi đầu vào mớ xà lách trong bồn rửa. Và đến khi xác định là Huệ Lan đã tới gần sát mình thì Mẫn Nhi mới nói tiếp bằng giọng thật nhỏ.

    - Đừng có trợn mắt vậy. Thím Năm không biết chuyện mảnh giấy đâu.

    - Em tưởng chị kể cho thím ấy nghe rồi chớ.

    Định trả lời là đâu có, nhưng Mẫn Nhi đã không nói được vì từ chỗ cửa bếp chú Quang đã lù lù xuất hiện.

    - Nhà có tiền cũng phiền quá mọi người hơ. Bên này tranh, bên kia giành rồi cạnh khóe nhau. Mình người ngoài nhìn vào còn thấy toát mồ hôi hột.

    Người đàn ông chợt dừng lại vì cái phất tay của bà Năm. Rồi khi kéo được chú Quang vào trong rồi, người đà bà luống tuổi ấy mới nhỏ giọng trách cứ.

    Chuyện này đâu phải lần đầu cậu thấy đâu mà bàn tán kiểu đó. Cũng may là lúc cậu nói không có ai nghe thấy đó, nếu không thì..

    Chú Quang nghe bà Năm thì vội vàng bịt chặt miệng, rồi lo lắng nhìn quanh. Bà Năm bên này thấy biểu tình kia của chú Quang thì hừ lạnh. Bà tiếp:

    - Mọi người lo cãi nhau rồi. Không ai nghe thấy cậu cằn nhằn đâu. Mà tui nhớ là nãy nghe bà chủ bảo cậu đi chở bác sĩ Quốc mà. Sao giờ còn ở đây?

    - Bác sĩ Quốc có ca mổ. Đến điện thoại là cũng do con trai của ông ấy nhận mà.

    - Con trai? Có phải cái anh đẹp trai thật đẹp trai, lần trước theo bác sĩ Quốc đến thăm bệnh cho bà chủ không? Tên gì nhỉ? Trịnh Vũ Dương.. Trời ơi! Đẹp trai muốn xỉu ngang xỉu dọc luôn đó.

    Nghe Mẫn Nhi nói mà Huệ Lan hơi ngạc nhiên, nàng hướng Mẫn Nhi hỏi:

    - Ủa, anh ta đến khi nào mà em không biết. Cũng không nghe chị kể luôn.

    Mẫn Nhi cúi người rửa nốt cái lá xà lách còn sót lại. Vẩy ráo nước xong xuôi cô gái mới hướng Huệ Lan chun mũi trêu chọc.

    - Đó, cứ nghĩ là trò ngoan không thèm quan tâm đến bọn con trai. Ấy thế mà nghe trai đẹp thì đã xoắn tít lên. Cậu ấy tới đây vào sáng thứ hai, lúc cô chủ đi học thì sao cô biết được. Mà ngoài chuyện khám cái bệnh huyết áp cao cho bà chủ thì cũng là để test côvid cho bà Duyên với ông Quyền thì phải.

    - Chứ còn gì nữa. Người giàu mà, muốn cái gì thì người ta bỏ chút tiền ra là người khác đáp ứng hết. Đâu có phải như người nghèo mình. Bệnh tật này nọ thì cứ phải vác xác đến bệnh viện chờ đợi tới cả tiếng đồng hồ mới được thăm khám.

    Không khí trong phòng bếp chợt lắm xuống. Mẫn Nhi thấy Huệ Lan cứ chốc chốc lại nhìn lén bà Năm thì mới vươn tay kéo kéo cô gái.

    - Nhìn gì thế?

    - Em nhìn thím Năm. Không lẽ thím Năm bị bệnh gì hả chị Nhi. Nghe giọng điệu..

    Thể hiện một sự bất mãn tột độ. Mẫn Nhi bên này cũng len lén đưa mắt nhìn bà Năm Lửng. Sau khi xác định chắc chắn người đàn bà đó không chú ý đến mình thì Mẫn Nhi mới ghé sát Huệ Lan mà nói.

    - Thím Năm cũng bị huyết áp cao như bà chủ vậy. Nhưng nặng hơn. Hôm trước bà ấy té ngã trong bếp nè. Lúc đó nhà chỉ có mỗi tui với bà chủ thôi. Tui gợi ý là xin bà chủ gọi bác sĩ Quốc tới khám cho thím Năm, nhưng bà chủ nhất quyết không chịu. Đến cuối cùng thì ông Hưng tới, rồi ổng tốt bụng gọi taxi đưa thím Năm đi viện đó.

    Câu chuyện của Mẫn Nhi bị ngắt ngang bởi tiếng nói ở ngoài phòng khách. Là tiếng của Kim Phát. Anh chàng nói khá to.

    - Ôi! Cô Út rốt cuộc cũng chịu xuất hiện rồi kìa. Đẹp hơn trong hình luôn đó nha.

    Tiếp theo là những tiếng chào mà Huệ Lan đoán là của Kim Khanh và Ngọc Minh.

    - Con chào cô Út!

    - Con chào cô Út!

    Sau đó là tiếng của bà Phụng, nhưng bà nói gì thì Huệ Lan lại không nghe được. Có lẽ là do bà đứng xa phòng bếp, cũng là do bà nói nhỏ nữa. Nhưng sao không nghe ông Hưng hoặc bà An nói gì? Rồi cả dì Duyên nữa? Thắc mắc của Huệ Lan phải dừng lại bởi cái mâm đầy ấp thức ăn đang được đưa lên trước mặt của nàng. Bà Năm Lửng nhìn Huệ Lan rồi nhìn xuống cái mâm.

    - Bưng lên đi cô Lan! Coi như là ghi điểm với bà Duyên.

    Gật đầu ra hiệu đã hiểu, Huệ Lan khom người đón lấy cái mâm mà bà Năm đưa tới. Đang tính xoay người bước đi thì Huệ Lan còn thấy thêm Mẫn Nhi cũng đang khệ nệ bê một mâm đồ ăn đầy nhóc như nàng.

    Bà Năm đứng bên ân cần dặn dò.

    - Cẩn thận không được làm nghiêng mâm nha. Bà chủ ghét là thấy nước trong món ăn bị đổ trên bàn đó.

    - Tụi nhỏ bưng hết đồ rồi thì tui làm gì hả chị Năm.

    Chú Quang hỏi.

    - Thì cậu đi theo tụi nó phụ bưng đồ ăn ra bỏ lên bàn chớ gì. Rồi sau đó là châm lửa cho hai cái bếp cồn. Chả trách bà chủ cứ than phiền là cậu chậm tiêu.

    Chú Quang liếc xéo bà Năm Lửng rồi lục tục chạy theo bọn Mẫn Nhi và Huệ Lan. Bên ngoài phong khách bà Duyên cũng đã đi tới bậc thang cuối cùng. Nhưng trái với thái độ vui vẻ của những người chào đón mình, gương mặt của bà Duyên đanh lại.

    Rồi sau đó người đàn bà ấy đã ném một ánh mắt tức giận về phía tất cả những người có mặt trong phòng khách lúc đó. Một ánh mắt hung dữ đến mức đáng sợ khiến Kim Phát đang đứng gần chân cầu thang phải sợ hãi lùi lại.

    - Kìa, cô Út. Cô sao vậy? Có phải là không khỏe ở chỗ nào không?

    - Không khỏe. Có phải tất cả mọi người đều muốn tôi không khỏe? Đều muốn hoặc tôi mắc Covid tử vong, hoặc bị đột quỵ rồi chết không? Mấy người.. tôi hiểu mấy người quá mà. Kim Phát, nếu cháu không thích cô thì không cần phải đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ để mua bánh kem cho cô. Rồi Ngọc Minh, Kim Khanh, nếu hai cháu ghét cô thì đừng có miễn cưỡng nghe lời của cô Hai mà tới đây. Rồi chị An, không phải chị ghét em lắm hả? Việc em về đây thì cơ hội sở hữu mảnh đất ở trung tâm của anh chị ngày càng thấp mà.

    Một tràng những lời nói trách cứ, rồi thì vạch trần được bà Duyên tuôn ra làm ai nấy có mặt trong phòng phải thảng thốt. Đầu óc đơn giản, non nớt của Huệ Lan bất chợt nhớ đến tờ giấy nhắn kia. Trời đất! Bà Duyên ghét Huệ Lan tới mức viết giấy bảo nàng đừng xuất hiện.

    Ấy thế mà nàng vẫn lì lợm xuất hiện ở đây. Vậy thì sau khi trách cứ, cạnh khóe những người kia thì chắc chắn bà Duyên sẽ chĩa mũi dùi về phía Huệ Lan. Đúng rồi! Dì Duyên sẽ chê bai cái quá khứ mồ côi của nàng, sẽ xoáy sâu vào chuyện cha mẹ nàng máu lạnh mới bỏ rơi nàng. Cái gen thì chả lẫn đi đâu. Điều này Huệ Lan đã nghe dì ấy nói với cậu Hưng một lần rồi. Là cái lúc mà Huệ Lan đi theo mẹ nuôi đón dì ấy trở về.

    (Hết chương 3)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2023
  6. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 4: Diễn biến bất ngờ (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đứng bên cạnh thấy thố súp cua trong tay của Huệ Lan sắp nghiêng đổ, Mẫn Nhi vội lao đến đỡ giúp. Hơi ấm phát ra từ người mà bấy lâu bản thân xem là chị gái khiến tâm tình của Huệ Lan trở nên ổn hơn.

    Nàng kéo tay Mẫn Nhi lại gần thêm chút nữa, rồi mới thầm thì:

    - Chị Nhi ơi! Mình trở lại bếp đi chị! Ở đây e thấy sợ sợ sao đó.

    - Sợ văng miểng phải không? Vậy thì đi thôi!

    Đang lôi kéo nhau để trở vè phòng bếp thì cả hai cô gái bị người đằng sau ngăn lại. Chú Quang nãy giờ vẫn im lặng chợt lên tiếng.

    - Coi kìa hai đứa! Cái.. cái thứ đen đen trong tay của bà Duyên là gì dãy?

    Là súng.. là một khẩu súng! Huệ Lan giật thót và sau đó là đứng hình. Có điều Huệ Lan không phải là người duy nhất rơi vào trạng thái lo lắng mà ai nấy có mặt trong phòng khách lúc đó đều rất kinh sợ. Đặc biệt là ông Hưng! Đôi mắt ông Hưng như dại đi vì khẩu súng đen ngòm đưa đến trước mặt. Ông run rẩy van xin:

    - Cô Út à, cô Út cô bình tĩnh chút đi! Có chuyện gì mình từ từ nói, cô đừng có làm như vầy.

    - Làm như vầy là làm gì? Tôi biết anh hận tôi, hận tôi làm ăn thất bát trở về cầu cạnh chị Hai để chị Hai lấy phần đất vốn định cho anh chuyển sang cho tôi. 1m2 100 triệu, 500 m2 là 5 tỷ bạc nên tôi biết. Tôi biết anh ghét tôi lắm. Vậy thì thế này nhé! Tôi chết, anh chết là xong. Đất ấy chắc chị Hai sẽ cho hai đứa con anh đó. Anh thấy sao?

    Nhìn họng súng cứ hết đưa lên rồi hạ xuống ở trên người ông Hưng. Kim Phát kéo tay bà Phụng lắp bắp:

    - Cô Hai! Mau gọi dượng Quyền xuống đi. Lỡ cô Út bắn thiệt thì chết người đó.

    Đứng ở gần sát ông Hưng, bà An cười nhạt.

    - Súng giả đó! Gì mà chết người đồ. Thời buổi nào rồi dễ có cây súng thật để nhát ma dọa quỷ.

    - Giả hả?

    Câu hỏi kia vừa dứt thi khẩu súng trong tay của bà Duyên cũng vừa đưa đủ một vòng quanh căn phòng. Bà Phụng nãy giờ vẫn đứng im, nhưng vì lúc này thấy thái độ của bà Duyên đã quá quắt hẳn nên bà bực bội hắng giọng.

    - Cô Út đủ rồi đó! Yên lành không muốn, lại muốn gây sự. Mau cất cái thứ đó vào đi rồi còn ăn nữa. Ghét với không ghét. Nghe ấu trĩ quá đi!

    - Đúng rồi đó! Đưa thứ đồ đó đây rồi còn đi ăn nữa.

    Bà An vừa dứt lời thì Mẫn Nhi đã giật giật ống tay áo của Huệ Lan. Cô gái trẻ thì thầm:

    - Té ra là đồ giả. Vậy mà mọi người cứ đứng cứng ngắt một chỗ làm tui cứ tưởng là hàng thật không á.

    - Ở xa quá nên tui không có chắc. Nhưng hình như là đồ thiệt đó cô Lan.

    - Chú nói khẩu súng đó là súng thật hả? Nhưng dù có thật thì cũng chắc gì có đạn.

    Mẫn Nhi vừa dút câu thì một tiếng "đùng" chát chúa vang lên. Bà An và Ngọc Minh hoảng hốt rú lên. Họ toan lao tới chỗ ông Hưng đang nằm. Thì người đàn bà đã gây ra tiếng nổ kia trợn mặt hét lớn.

    - Mấy người muốn bị như ông ấy phải không?

    Ông Hưng như cũng sợ vợ con mình gặp nguy hiểm nên ông đã vội vàng giơ bàn tay đẫm máu của mình lên mà thều thào:

    - Đừng có lại đây!

    Rồi vì lượng máu mất đi quá nhiều nên người đàn ông trung niên ấy dần liệm đi. Mắt thấy người chồng đầu ấp tay gối của mình đã mất hẳn ý thức, bà An sợ hãi đến mức rú lên.

    - Chồng ơi! Cô Út, sao cô ác dữ vậy? Chuyện miếng đất đó có gì thì từ từ nói. Tại sao.. tại sao cô lại giết chồng tôi? Tôi sẽ báo công an. Sẽ cho cô ở tù mục gông.

    - Không cần chị làm như vậy đâu.

    Bà Duyên vừa nói xong thì đưa khẩu súng kia đặt lên thái dương của mình. Tiếng "đùng" thứ hai vang lên. Bà Duyên lập tức gục xuống trong tiếng gào rú kinh sợ của những người có mặt trong phòng và cả người đàn ông đang đi xuống cầu thang. Nhìn thấy vợ mình gục, ông Quyền hét lên kinh hãi:

    - Vợ ơi!

    Trong số những người chứng kiến sự việc có lẽ Kim Phát và chú Quang là người bình tĩnh nhất. Sau khi nhìn thấy bà Duyên gục xuống thì Kim Phát lao tới đá khẩu súng oan nghiệt kia đi chỗ khác. Bên này chú Quang cũng lao đến chỗ ông Hưng.

    - Còn sống!

    Chú Quang mừng rỡ kêu lên, rồi sau đó chú ngẩng phắt đầu nhìn sang Kim Phát nhưng đáp lại là một cái lắc đầu buồn bã. Bà Phụng rú lên một tiếng rồi đổ quỵ xuống đất ngất lịm.

    Mùi tanh tưởi của máu, tiếng gào khóc và cả chết lặng của những người chứng kiến. 1 giờ đồng hồ sau, ngôi biệt phủ của nhà họ Hứa đã có thêm rất nhiều người. Đó là những viên cảnh sát mặc sắc phục. Ông Hưng được đưa đi cấp cứu và đã qua cơn nguy kịch.

    Điều đó làm bà Phụng được an ủi phần nào. Xoay mặt vào trong tường để giấu đi những giọt nước mắt của mình. Người đàn bà tài giỏi ấy nói bằng giọng nghèn nghẹn.

    - Huệ Lan! Con tiễn bác sĩ Quốc giùm mẹ!

    Dạ nhỏ một tiếng, Huệ Lan cẩn thận chỉnh lại tấm chăn cho bà Phụng rồi mới bước ra ngoài cùng với bác sĩ Quốc. Vị thầy thuốc lúc này chỉ vận trên người cái áo sơ mi trắng nhưng cả người lại vẫn toát lên khí khái của một lương y. Ông nhìn Huệ Lan qua đôi kính trắng của mình. Một ánh nhìn dịu dàng và cũng rất cảm thông. Bác sĩ Quốc nói:

    - Cháu đừng lo! Bà Phụng, mẹ cháu chỉ là sợ hãi quá nên mới thành ra như vậy thôi. Thuốc thang, rồi tịnh dưỡng vài ngày là sẽ ổn.

    - Cháu cảm ơn bác sĩ! Những gì bác nói không sai nhưng đó là về thể xác, chứ còn tinh thần, chỉ sợ mẹ cháu..

    - Đúng vậy! Mà chuyện là thế nào vậy? Trước nay giữa cô Út nhà cháu và ông Hưng mâu thuẫn với nhau dữ dội lắm sao?

    - Cái này..

    Huệ Lan im lặng cúi đầu nhìn xuống căn phòng khách phía dưới đang đông đúc người đi lại. Đó là những viên cảnh sát đang tập trung khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai.

    - Cái này cháu không biết rõ lắm. Chỉ thỉnh thoảng nghe mẹ than phiền chuyện cậu Hưng không giúp mẹ chuyển khoản cho dì, nên mẹ đã nhờ cháu. Và lần gần đây nhất là chuyện mảnh đất ở chợ. Nhưng cháu không rõ sự tình thế nào. Chỉ nghe mẹ than là cậu Hưng không muốn trả mảnh đất ấy lại cho mẹ. Xảy ra chuyện như thế này chắc mẹ buồn lắm. Có khi bà sẽ dằn vặt bản thân đến không ăn không ngủ mất.

    - Đúng là bà Phụng đã không sai khi nhận cháu là con, Huệ Lan à.

    Ông Quốc khẽ xoa đầu cô gái trẻ.

    - Nhưng ta thắc mắc, bà Phụng chưa chính thức nhận cháu là con. Đã 12 năm rồi, cháu không giận bà ấy ư?

    - Có chứ. Bác Quốc biết cháu vẫn là một đứa con nít mà. Khi thấy bản thân mình được nhận nuôi đó, nhưng không được làm giấy tờ thì cháu cũng khó chịu lắm. Như mới đây cháu còn lo sợ bản thân sẽ bị mẹ nuôi đuổi ra khỏi nhà nếu cháu không ngoan.

    Huệ Lan dừng lại. Đôi mắt to tròn của cô gái trẻ đã phủ một tầng nước mỏng. Huệ Lan đã chực khóc. Nàng vươn tay lau đi những giọt nước trong suốt ấy mà tiếp.

    - Nhưng sau khi được chứng kiến cảnh tranh giành vừa rồi giữa dì Duyên và cậu Hưng thì rốt cuộc cháu cũng đã hiểu mẹ phải đề phòng cháu. Người trong nhà với nhau còn vì tiền mà gây ra thảm án, huống hồ là cháu, một người ngoài.

    Câu nói của Huệ Lan bị át đi bởi tiếng la hét vọng lên từ phòng khách. Ông Quyền đang bị hai viên cảnh sát kiềm giữ nhưng vẫn cố rướn người về phía người đối diện mà gao thét.

    - Vợ tôi không có tự sát. Không bao giờ!

    - Kì thiệt đó cô chủ.

    Mẫn Nhi sau khi nhìn thấy Huệ Lan đứng ở trên tầng thì chạy lên trò chuyện.

    - Sự việc xảy ra rành rành đó mà ông Quyền lại cứ một mực nói vợ mình không có tự sát là sao? Mà bà chủ sao rồi hả cô Lan? Nãy thấy bà chủ ngất xỉu mà tui thấy thương quá!

    - Mẹ em không sao chị ơi!

    Rồi Huệ Lan hướng ông Quốc hỏi?

    - Mà bác Quốc này, nếu xác định dì Duyên tự sát thì sẽ không có lập án và mọi chuyện sẽ kết thúc ở đây phải không ạ?

    - Chuyện này..

    - Cô gái này nói đúng rồi đó.

    Nói xong gã đàn ông vừa mới xuất hiện hướng ông Quốc hỏi:

    - Ba tự về được không? Chắc tối nay con phải ở lại cơ quan để xử lý chút chuyện.

    Gã đàn ông vừa dứt lời thì Mẫn Nhi đứng gần đó đã ré lên phấn khích.

    - Trời ơi! Vậy anh chính là bác sĩ Dương, con trai của bác sĩ Quốc phải không? Mới nãy tui ngờ ngợ rồi nhưng không dám nhận. Trời ơi! Mặc sơ vin đã đẹp trai hết hồn rồi. Hôm nay lại còn mặt cảnh phục. Trời ơi!

    Nhìn thấy người chị gái trong nhà đang sắp mất hết liêm sỉ vì trai đẹp, Huệ Lan không còn cách nào khác là kéo kéo tay áo của Mẫn Nhi nhắc nhở.

    - Chị Nhi..

    Bên kia ông Quốc như đã quen với những biểu tình trên của các cô gái, nên ông chỉ phì cười rồi hướng Vũ Dương mà gật đầu.

    - Được! Tới mà thấy cảnh này thì ba biết là con không chở ba về được rồi. Nhưng Dương nè, biết là công việc không thể khác, nhưng nếu được thì con hãy nhẹ tay với bà Duyên một chút nha. Khâu và trang điểm đẹp đẹp nữa. Phụ nữ mà cái họ muốn nhất là được xinh đẹp.

    - Dạ, con biết rồi ba. Mà cô là Huệ Lan, con gái nuôi của bà Phụng phải không? Tôi đã xem qua lời khai của cô rồi. Cô nói bản thân cũng không tin được là bà Duyên sẽ tự sát ư? Tại sao vậy?

    - Tôi.. Đó là cảm giác thôi. Có thể sự việc xảy ra quá đột ngột nên tôi tạm thời không chấp nhận được. Mà nghe bác Quốc nói thì anh là bác sĩ pháp y phải không? Tôi.. tôi muốn xin anh giúp tôi việc này.

    Ở đời có người lạ lắm, biết người ta không thích mình đó, thậm chí là ghét mình đó, nhưng vẫn không thể nào có thể nhẫn tâm coi cái chết của người ta là nước chảy mây trôi. Có lẽ Huệ Lan có tâm lý giống ông bà ta vẫn hay nói: "Nghĩa tử là nghĩa tận".

    (Hết chương 4)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2023
  7. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 5: Diễn biến bất ngờ (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Im lặng nhìn về phía bóng lưng có phần chật vật của Vũ Dương khi nói chuyện với sếp của anh ta, Huệ Lan chợt thở phào. Gã bác sĩ pháp y đó sau một lúc thuyết phục thì hình như đã có được sự đồng ý của đối phương.

    - Ổn rồi! Nhưng khi vào phòng đó thì có phải mang bao tay và có sự giám sát của tôi cũng như một đồng chí công an nữa.

    Khẽ gật đầu ra hiệu là bản thân đã hiểu, Huệ Lan chậm chạp đưa chân bước lên từng bậc cầu thang một

    - Cô sao vậy? Mệt ư?

    Vũ Dương dừng bước chân lại nhìn sâu vào trong mắt Huệ Lan.

    - Nếu cô mệt thì nghỉ ngơi chút đi đã. Khi nào khỏe rồi tôi sẽ cùng cô lên đó để chọn váy cho bà Duyên. Yên tâm! Tôi có thời gian nên cô không cần phải vội đâu.

    - Không phải tôi mệt. Chỉ là.. tôi bị ám ảnh thôi. Với cảm ơn anh đã giúp tôi.

    - Không có gì.

    Vũ Dương lạnh nhạt.

    - Tôi giúp chuyện này không phải vì cô đâu, mà vì ba tôi là bác sĩ riêng của bà Phụng, và không đáp ứng chuyện này thì cũng sẽ có lỗi với người chết.

    Ra là vậy! Huệ Lan định nói cảm ơn với anh chàng cũng chỉ vì phép lịch sự mà thôi. Nhưng lời chưa kịp nói ra thì ở phía đối diện của cầu thang có hai nữ cảnh sát đi xuống. Vừa nhìn thấy Vũ Dương, hai người kia đã lập tức cúi chào.

    - Sếp Dương! Anh lên phòng riêng của nạn nhân để lấy váy phải không ạ? Bao tay chuyên dụng đâu ạ.

    Đợi cho hai nữ cảnh sát đi khuất, Vũ Dương mới mở miệng nói với Huệ Lan.

    - Họ là người của bộ phận khám nghiệm hiện trường.

    Huệ Lan gật đầu. Nàng cùng Vũ Dương bước vào phòng riêng cũ của bà Duyên trong sự giám sát của một viên cảnh sát canh cửa. Rộng rãi, sang trọng nhưng có chút bừa bộn. Những cái váy áo màu trắng bị vứt đầy khắp sô pha và giường ngủ.

    Vũ Dương đưa mắt nhìn quanh một bận rồi không ngại mà buông nhận xét.

    - Dì của cô có vẻ rất thích những màu trắng nhỉ? Cả mười cái váy là màu trắng nổi bật.

    - Vâng.

    Lời nhận xét của gã đàn ông trẻ tuổi làm Huệ Lan chợt nhớ tới lần đầu tiên gặp mặt người phụ nữ ấy. Cũng là một thân váy trắng dù phải di chuyển và ngồi máy bay suốt ba ngày trời. Khi ấy dì Duyên đã nói gì với bà Phụng, mẹ của Huệ Lan nhỉ?

    - Em thích màu trắng lắm!

    - Tôi nhớ rồi! Sở thích đó bắt nguồn từ cô bạn cùng lớp với dì phải không? Trúc Uyên.. một đại tiểu thơ và thích diện màu trắng. - Bà Phụng lúc đó đã góp lời như thế.

    Ngồi đằng sau xe, bà An cũng chép miệng nói: - Ai chứ em cũng biết cô gái đó. Cổ có tới nhà em nhờ anh Hưng vài chuyện. Thiệt! Đẹp mà lại thích mặc đầm trắng khiến em cứ ngỡ cổ là một thiên sứ không đó.

    Câu nói của bà An vừa dứt thì bà Duyên đã bật cười lên một cách thích thú. Tiếng cười khanh khách vui vẻ ấy của bà Duyên tới giờ Huệ Lan vẫn còn nhớ rất rõ.

    Trao cái đầm trắng mà bà Duyên đã mặc hôm xuống máy bay cho Vũ Dương, Huệ Lan lần nữa nhìn lại người phụ nữ đã nhắm chặt mắt trong túi xác. Thế là hết một kiếp người rồi sao?

    Đánh bánh lái sang trái để xe ôm lấy cái vòng xuyến trước mặt. Đại tá Văn đưa mắt nhìn sang người đang ngồi ở ghế phụ.

    - Vũ Dương à, cậu nghĩ sao về vụ này? Hiện trường camera ghi lại thì đều cho thấy bà Kim Duyên tự sát nhưng ông Quyền, chồng của bà ấy lại nhất mực không tin.

    - Vậy trước khi sự việc xảy ra bà Duyên có biểu hiện gì lạ không? Hai vợ chồng tự cách ly trong phòng tận bảy ngày đó có khi nào bà Duyên bị trầm cảm không?

    - Tôi cũng đã hỏi ông Quyền câu hỏi tương tự nhưng ông ta khẳng định là vợ mình rất vui vẻ. Ăn uống rất ngon miệng. Và cũng hay nhắn tin cho bà Phụng và ông Hưng để tám chuyện gì thì ông Quyền lại bảo không biết.

    Vũ Dương nhìn con đường vắng người qua lại, không đừng được mà buông tiếng thở dài. Anh chép miệng.

    - Vậy lời khai của những người khác thì sao?

    - Không có gì đặc biệt, chỉ ngoài bà Phụng và ông Hưng vì lý do sức, khỏe chưa thể lấy lời khai thì những người khác đều có chung một lời khai là tận mắt nhìn thấy bà Duyên bắn ông Hưng, rồi sau đó là tự sát.

    - Nếu vậy thì khẩu súng mà bà Duyên dùng từ đâu mà có.

    - Đây có thể là câu hỏi khó nhất trong vụ này. Một khẩu SVN – 88 thì không thể xuất hiện ở Đức và quan trọng hơn là nếu bà Duyên thật sự đem nó từ Đức về thì làm sao có thể đem nó qua khỏi an ninh sân bay.

    Vũ Dương nghe Đại tá Văn nói mà không khỏi thở dài. Anh mệt mỏi hướng tầm mắt ra khoảng trời đen đặc ở bên cửa sổ.

    - Vậy thì chỉ có thể bà Duyên đã bắt đầu sở hữu nó trong thời gian cách ly. Nhưng ai đã đưa nó cho bà ấy? Ai đã đưa khẩu súng SVN – 88 đó cho dì Duyên?

    Thoạt đầu khi bà Duyên rút thứ đó ra để uy hiếp mọi người thì Huệ Lan đã nghĩ nó hẳn chỉ là một khẩu súng đồ chơi được làm giống thật của bọn con nít. Bởi dù sao nơi này cũng là Việt Nam, muốn sở hữu một khẩu súng đương nhiên không phải là chuyện dễ.

    Nhưng ngay sau đó chú Quang đã nói thứ đó là đồ thật. Đồ thật, đồ giả? Có lẽ Huệ Lan phải đi gặp chú Quang một chuyến mới được. Trong chuyện này dù nghĩ thế nào nàng vẫn thấy nó có gì đó không đúng. Đứng dậy để bật mở cánh cửa sổ, Huệ Lan thấy lòng chợt nhẹ đi khi nàng thấy từng tia nắng mai ấm áp đang xuyên qua những tán cây ngọn cỏ.

    Có lẽ sau hàng loạt những biến cố của đêm qua thì sáng nay sự bình yên đã trở về với căn biệt phủ. Và một ngày mới lại bắt đầu rồi. Nhưng suy nghĩ kia vừa mới lướt qua đầu thì ngoài cửa đã vang lên tiếng gõ và liền sau đó là tiếng gọi có phần gấp gáp của Hứa Kim Phát.

    - Huệ Lan! Huệ Lan! Chị đã dậy chưa?

    Đêm qua sau khi lực lượng công an làm xong công việc của mình thì họ lần lượt rút đi để lại một gian phòng khách đầy máu me và một nỗi ám ảnh kinh hoàng với những người chứng kiến sự việc.

    Trong khi chú Quang lấy xe chở hai đứa Kim Khanh và Ngọc Minh vào viện với ông Hưng thì Kim Phát và Huệ Lan thay phiên nhau chăm sóc và Phụng và ông Quyền.

    Không suy nghĩ ra nhưng cả Kim Phát lẫn Huệ Lan đều lo sợ ông Quyền và bà Phụng không chịu nổi đả kích mà gây ra hành động không hay. Mọi sự lo lắng chỉ dịu xuống khi cả hai người ấy chịu tác dụng của thuốc ngủ mà thiếp đi. Thêm nữa là sự trở về của chú Quang.

    Và sau đó vì được sự thúc giục và khuyên can của hai người đàn ông nên Huệ Lan đã trở về phòng của mình. Có điều nàng đã không ngủ mà miên man với hàng loạt những suy nghĩ trên. Mở cửa, không ngoài dự đoán Kim Phát đang đứng trước phòng nàng với một khuôn mặt cực kì lo lắng.

    - Chị Huệ Lan à, có chuyện rồi!

    Thì ra bà Phụng, sau khi tỉnh dậy từ giấc ngủ bị cưỡng ép kia thì nhất quyết không chịu ăn cơm hoặc uống bất kì viên thuốc nào.

    - Ai cô hai cũng không cho vào phòng nên em nghĩ đến chị.

    - Vậy thì chịu rồi đấy Phát.

    Huệ Lan chép miệng.

    - Trước giờ em biết là mẹ rất coi trọng em mà. Nay lại không cho vào..

    Huệ Lan đứng lại. Nàng không muốn huỵch toẹt ra chuyện Huệ Lan chỉ là một đứa con nuôi, không máu mủ ruột rà. Đến việc làm giấy tờ để chính thức nhận nàng bà Phụng còn chưa làm, nên đương nhiên vị trí của nàng trong lòng người đàn bà kia làm sao bằng được gã trai đang đứng trước mặt.

    Đúng vậy, Kim Phát là cánh tay phải của bà Phụng, là luật sư cố vấn về tài chính và đường hướng phát triển của công ty cũng như tỉ tỉ thứ khác. Bên kia Hứa Kim Phát hình như cũng hiểu được tâm ý của Huệ Lan, nhưng thay vì sừng sộ hay tỏ vẻ khó chịu như mọi khi thì gã đàn ông đó đã chép miệng than thở.

    - Em hiểu ý của chị. Đúng là xưa nay em luôn được lòng của cô Hai. Nhưng lần này thì khác rồi. Mà nguyên do thì chị cũng biết rồi đó. Có điều khi ấy mà lao vào thì chết sao? Chị Lan không biết chứ lúc cô Út lôi khẩu súng kia ra là tay chân em bủn rủn rồi. Đến giờ nghĩ lại mà tay hãy còn chảy mồ hôi nè.

    Vừa nói Hứa Kim Phát vừa đem khay thức ăn nhét vào trong tay của Huệ Lan. Này gọi là gì? Có lợi thì hưởng, còn họa thì đẩy sang cho người khác. Nhìn khay thức ăn trong tay mà lòng của Huệ Lan lập tức nảy lên một cảm giác kinh sợ.

    Kinh sợ như thể bản thân đang ôm trong lòng một quả bom, mà nếu như không nhanh ngắt ngòi nổ thì chắc chắn Huệ Lan sẽ tan xác. Nhưng ngẩng đầu nhìn Hứa Kim Phát, cô gái trẻ biết mình không thể thảy lại cái khay thức ăn kia cho anh chàng.

    Và nếu không đem trách nhiệm quẳng cho người khác được thì chẳng còn cách nào là đương đầu ra gánh vác nó. Vươn tay gõ vài tiếng vào cánh cửa gỗ, Huệ Lan gọi vừa đủ nghe.

    - Mẹ ơi! Mẹ đã dậy chưa ạ? Con đem cháo và thuốc vào nha mẹ.

    Không có một tiếng động nào vang lên để đáp lại Huệ Lan, nhưng khi cô gái trẻ đang chuẩn bị lùi ra để rời đi thì cánh cửa trước mặt nàng lại bật mở. Quá bất ngờ, Huệ Lan suýt chút nữa đánh rơi khay thức ăn.

    Và may sao nó đã được bà Phụng đỡ lấy. Vẫn là một ánh mắt lạnh lùng đến xa cách, bà hết liếc nhìn Huệ Lan rồi đến Kim Phát và sau đó là đám người Mẫn Nhi, chú Quang và bà Năm.

    - Tôi không sao rồi. Nhờ mọi người trông chừng dượng Quyền giúp tôi. Vợ mới mất đó tôi sợ dượng ấy không chịu nổi đả kích mà hành xử thiếu suy nghĩ.

    Hứa Kim Phát dạ lớn. Anh chàng toan sấn tới đỡ lấy cái khay thức ăn để bê vào phòng bà Phụng. Một việc làm mà bấy lâu nay Hứa Kim Phát vẫn làm, nhưng hôm nay anh chàng đã bị bà Phụng ngăn lại.

    - Mọi người ai làm việc nấy đi. Tôi có chuyện muốn nói riêng với Huệ Lan.

    Bà Phụng vừa nói xong thì quay lưng đi để mặc cho Huệ Lan vừa phải đỡ lấy cái khay thức ăn từ Hứa Kim Phát, vừa loay hoay đóng cửa. Bên kia người đàn bà luống tuổi nọ dù biết đứa con gái nuôi của mình đang rất chật vật, luống cuống, nhưng bà mặc kệ.

    Buông người ngồi xuống cái ghế mây được kê sát bên giường ngủ, bà Phụng chỉ tay qua cái bàn nhỏ gần đó. Một ngôn ngữ hình thể mà nếu ai đó tiếp xúc ít với bà Phụng thì chắc chắn không hiểu được.

    Nhưng Huệ Lan thì khác. Nàng ngoan ngoãn bê cái khay thức ăn đặt lên bàn, rồi lễ phép lùi lại một bước. Cẩn trọng, nhẹ nhàng hệt một nhân viên bồi bàn đang đợi thực khách sai bảo.

    Và Huệ Lan cũng đã nghĩ trong đầu rằng bà Phụng sẽ bảo nàng chờ một chút để bà ăn xong thì dọn đồ dơ ra khỏi phòng. Nhưng không.. người đàn bà luống tuổi kia không có ý định đụng đến tô cháo yến đang bốc khói nghi ngút hoặc ly sữa nóng thơm lựng. Bà Phụng đang nhìn chằm chằm Huệ Lan.

    Cảm giác đỉnh đầu nóng ran làm Huệ Lan không nhịn được mà ngẩng đầu lên nhìn. Thời điểm hai ánh mắt chạm nhau khiến cô gái trẻ bất giác run rẩy. Bên kia hình như cũng nhìn thấy sự sợ hãi của Huệ Lan, nên bà thôi không làm khó đứa con gái nuôi của mình nữa.

    Bưng tô cháo yến lên bà Phụng vờ đưa mũi ngửi:

    - Thơm đó! Tay nghề nấu nướng của con ngày càng khá rồi đấy!

    - Dạ, tô cháo đó là do bà Năm nấu. Con chỉ bưng lên cho mẹ thôi ạ.

    - Vậy sao?

    Nhàn nhạt hỏi lại, bà Phụng lấy cái muỗng nhỏ để cạnh tô cháo mà khuấy đều những thứ bên trông ấy lên. Màu vàng nhạt của đậu xanh cùng những sợi yến óng ánh làm người đứng cạnh là Huệ Lan cũng phải nuốt nước bọt thèm thuồng.

    Ấy vậy mà bà Phụng lại chẳng ăn được lấy một miếng. Nhìn người mẹ nuôi của mình chưa ăn mà đã buông đũa, Huệ Lan đứng cạnh không khỏi lo lắng. Nàng vội lên tiếng:

    - Sao.. sao mẹ không ăn đi ạ? Tối qua không ăn gì, sáng nay cũng không ăn gì, con sợ mẹ sẽ không chịu nổi mất.

    - Không đến mức như vậy đâu.

    Bà Phụng chép miệng.

    - Mà Huệ Lan này, nghe thằng Phát nói thì tối qua con đã tự ý lấy đồ của dì Duyên đưa cho bên pháp y. Lan à, có phải con vẫn để bụng những chuyện dì Duyên nói ở sân bay nên mới làm thế?

    Huệ Lan sững người. Nàng lắp bắp:

    - Con.. con không có. Những chuyện ở sân bay con vẫn nhớ, nhưng con không có để bụng. Con..

    Sự im lặng và chờ đợi của bà Phụng làm tâm trạng rối bời của Huệ Lan phút chốc được xoa dịu. Nàng hít sâu vào một hơi để lấy lại bình tĩnh.

    - Dạ, thưa mẹ. Quả thật chuyện ở sân bay con vẫn nhớ, nhưng con không để bụng đâu. Bởi dì Út nói con có phần khó nghe thật nhưng đó là chuyện rất thường tình. Một đứa trẻ bá dơ đột nhiên bước vào hào môn chắc chắn sẽ khiến không ít người phải đề phòng. Mà dì Út là vì lo nghĩ cho mẹ nên mới có những câu nói như thế. Con hiểu tình cảm mẹ dành cho dì và ngược lại nên con mới lấy cái váy trắng kia đưa cho pháp y muốn anh ấy..

    Dừng lại một chút để lấy hơi, Huệ Lan lắp bắp tiếp:

    - Muốn anh ấy mặc cho dì Duyên sau khi kết thúc quá trình mổ tử thi. Mẹ à, là phụ nữ ai cũng muốn mình sẽ mãi xinh đẹp trong mắt những người thân, bạn bè nên con nghĩ dì Duyên cũng vậy.

    (Hết chương 5)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2023
  8. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 6: Trở mặt (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không khí im lặng bao trùm căn phòng khiến Huệ Lan tưởng mình sắp ngộp thở. Nhưng may sao trước khi Huệ Lan bể phổi mà chết thì ở trên ghế mây bà Phụng đã hừ lạnh một tiếng.

    Rồi sau đó bà bưng lấy tô cháo yến và ăn lấy từng thìa như chưa hề có chuyện chán ăn lúc trước. Cảm giác hòn đá đang đè nặng trên ngực được dở xuống. Huệ Lan thấy bản thân như vừa thoát qua khỏi cửa tử thì bên kia bà Phụng đã thở hắt ra một tiếng não nề.

    - Huệ Lan à, mẹ xin lỗi vì đã nghĩ sai cho con. Nhưng đã giúp thì hãy giúp cho trót.

    Còn chưa hiểu người trước mặt đang nói gì thì bà Phụng đã đưa cho Huệ Lan một túi vải đựng đồ trang điểm. Bà nói:

    - Mặc váy đẹp thì không đủ để làm dì Út Duyên xinh đẹp hơn. Huệ Lan con hiểu mẹ muốn con làm gì rồi chứ.

    Hiểu.. Huệ Lan đương nhiên hiểu.

    - Dạ, nhưng thưa mẹ! Con không có biết trang điểm.

    - Mẹ biết.

    Bà Phụng chậm rãi trả lời Huệ Lan.

    - Và mẹ cũng không có ý bảo con phải trang điểm cho dì Út..

    - Trời ơi! Mọi người biết gì chưa?

    Tiếng của Mẫn Nhi từ ngoài cửa vọng lại.

    - Ông Sáu Hưng tỉnh lại rồi đó. Thiệt là may mắn quá đi! Phải báo cho bà chủ biết mới được. Chắc bà chủ sẽ mừng lắm đó.

    - Đúng là cô Hai của tui sẽ vui lắm.

    Giọng Hứa Kim Phát có phần trịch thượng.

    - Nhưng giờ cô Hai đang bận la mắng cô chủ của cô rồi nên chậm một chút hãy gõ cửa.

    Tiếng nói vọng vào bên trong cửa làm bà Phụng lập tức cau mày. Bà day day mi tâm của mình rồi buột miệng nói.

    - Người đáng chết lại không chết.

    - Mẹ nói gì thế ạ?

    Huệ Lan vội vàng lên tiếng hỏi. Nhưng bên kia bà Phụng đã lập tức lảng sang chuyện khác. Bỏ tô cháo yến chỉ còn trơ đáy xuống khay, bà Phụng bưng ly sữa lên. Cũng là động tác khuấy tới khuấy lui, nhưng lần này bà Phụng uống ngay chứ không bỏ ly sữa xuống như với tô cháo.

    Một tiếng khà dài thỏa mãn, bà Phụng đưa ánh mắt nghiêm khắc nhìn Huệ Lan.

    - Mẹ muốn con thay mẹ giám sát quá trình trang điểm cho dì Út. Phải thật đẹp, thật lộng lẫy. Với có chuyện này..

    Huệ Lan cẩn thận chỉnh lại cái khẩu trang của mình một lần nữa rồi nàng mới xốc cái ba lô lên mà bước lên xe. Chiếc Mers chầm chậm lăn bánh ra khỏi cánh cổng sắt to oạch, rồi hòa vào dòng xe cộ đang lưu thông trên đường. Đây là lần thứ hai Huệ Lan được ngồi chiếc xe này. Lần trước là khi Huệ lan được đem từ cô nhi viện về.

    - Cô Lan, cô ổn chứ?

    Giọng chú Quang lo lắng.

    - Cô phải say xe không? Nếu vậy thì túi nôn nè. Chắc cũng chỉ nôn một lần thôi vì từ đây tới bệnh viện có hơn ba cây số thôi.

    - Cháu không có say xe.

    Dù nói vậy nhưng Huệ Lan vẫn vươn tay để đón lấy cái túi nôn từ chú Quang. Lần thứ 2 được ngồi trên xe hơi sang trọng của mẹ nuôi, nhưng là lần đầu tiên Huệ Lan được đi xe một mình. Có sự đặc cách này là do nàng đã chính thức được bà Phụng công nhận?

    Không, không phải.. là do Huệ Lan đang đi lo công chuyện cho bà Phụng. Nàng đang trên đường đến bệnh viện thăm cậu Sáu Hưng và thanh toán viện phí cho cậu. Huệ Lan còn nhớ như in vẻ mặt khó chịu của Hứa Kim Phát khi anh chàng nghe Huệ Lan truyền đạt lời của bà Phụng.

    Một vẻ mặt ghen tức, bực dọc. Lúc ấy Huệ Lan nghĩ anh ta sẽ lập tức đập cửa phòng để hỏi cho ra lẽ thì không ngờ anh ta lại im lặng bỏ đi xuống lầu và từ đó cho đến khi Huệ Lan rời biệt phủ thì nàng cũng không thấy lại anh chàng nữa.

    Tin.. Tin..

    Điện thoại của Huệ lan kêu lên báo có tin nhắn tới. Là tin nhắn của Mẫn Nhi.

    - Cậu Phát đã đập nát hết đồ đạc trong phòng của cô rồi cô Lan ơi!

    - Sao anh ấy lại làm thế chứ? Em có làm gì anh ấy đâu?

    - Là ghen ăn tức ở đó. Cô được bà chủ sai việc thì có nghĩa là bà chủ đã tin tưởng cô. Mà điều đó lại đồng nghĩa với việc vị trí của cậu Phát sẽ bị lung lay. Có điều tui không nghĩ là cậu ta lại tức khí đến độ lao dô phòng của cô mà đập phá như vậy. Chắc muốn dằn mặt cô đó, nên cô phải cẩn thận nha cô Lan..

    Bấm vài chữ gửi đi để trấn an và cảm ơn Mẫn Nhi, thì bất chợt một suy nghĩ chợt xẹt ngang qua đầu Huệ Lan. Có khi nào là vậy? Nhìn người ngồi ở băng ghế sau hết chau mày rồi lại thở dài, chú Quang không kiềm được mà lên tiếng hỏi.

    - Cô Lan sao vậy? Có phải cô đang nghĩ đến lúc phải gặp bà An không? Yên tâm đi! Giờ ông Hưng bị thương nằm đó nên bà ấy chẳng dám gây sự với cô đâu. Chưa kể hôm nay cô đến bệnh viện là tuân theo lệnh của bà chủ nữa.

    - Vâng, cháu biết rồi!

    Huệ Lan cố nặn ra một nụ cười để làm yên lòng người ngồi trước. Quả tình là Huệ Lan cũng rất sợ gặp bà An. Nhưng đó là chuyện trước kia, khi nàng chưa biết lí do tại sao bà An cứ gây sự với mình nhưng giờ thì Huệ Lan đã biết, nên nàng cũng chẳng còn sợ người đàn bà ấy nữa. Lại một suy nghĩ khác, chạy ngang qua đầu làm Huệ Lan phải cau mày. Nàng cẩn trọng quan sát người đàn ông đang cầm lái.

    - Chú Quang nè, khi dì Duyên của cháu rút khẩu súng đó ra vì sao chỉ nhìn từ một khoảng cách xa thật xa như vậy mà chú lại chắc nó là súng thật. Chú đã nhìn thấy súng thật rồi sao?

    - Đương nhiên là nhìn thấy rồi!

    Chú Quang trả lời ngay.

    - Hồi còn là thanh niên chú có đi nghĩa vụ quân sự tận hai năm đó. Không thành thạo hoàn toàn, nhưng nhìn qua thì có thể phân biệt được súng giả súng thật. Có điều..

    Đạp phanh cho xe dừng lại trước cổng bệnh viện chú Quang bất ngờ thở hắt ra một tiếng não nề.

    - Có điều loại súng SVN – 88 đó có khả năng bắn được ba loại đạn gồm đạn cao su, đạn cay và đạn nổ. Thật là đến cả lúc ông Hưng ngã xuống thì tôi vẫn cứ đinh ninh là trong đó chỉ có đạn cao su thôi.

    - Vì sao ạ?

    - Còn vì sao cái gì hả cô Lan?

    Chú Quang bối rối.

    - Ai mà nghĩ một người xinh đẹp, dịu dàng như bà Út lại dám lên mạng đặt mua súng rồi đem nó đi giết người đâu. Mà nhất là người bà giết lại là anh trai ruột của mình.

    - Có nghĩa khẩu súng mà dì Út cháu dùng đó có thể đặt mua ở trên mạng được sao?

    - Được chú cô Lan. Không những súng mà đạn cũng mua được. Muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, chỉ là cô có tiền hay không mà thôi.

    - Nhưng nó là súng đạn, là vật sát thương có khả năng gây nguy hiểm cho người khác mà. Theo cháu nhớ thì luật pháp Việt nam nghiêm cấm việc tàng trữ sử dụng súng kia mà.

    Khẽ tặc lưỡi chú Quang liếc nhìn Huệ Lan một cái rồi chậm chạp đánh xe vào bãi đỗ của bệnh viện. Đợi đến khi chiếc xe vào được khu vực đỗ an toàn rồi, người đàn ông có phong thái bụi bặm ấy mới ngoái đầu ra sau mà nói với Huệ Lan.

    - Cái gì cũng có thể lách luật mà cô chủ. Bọn buôn bán súng đó đem cái lí do là tự vệ để kinh doanh thứ hàng cấm đó. Rồi gì mà đạn cao su không có khả năng sát thương. Nhưng nói thật là nếu ta muốn hỏi mua đạn nổ thì bọn họ vẫn bán luôn.

    Từng câu từng chữ mà chú Quang nói cứ liên tục lặp đi lặp lại trong đầu khiến những bước chân của Huệ Lan trở nên đặc biệt vụng về. Khi ấy nàng đã hỏi lại chú Quang thế này.

    - Lẽ nào công an họ không biết được những hành động buôn bán phi pháp kia sao?

    Và câu trả lời của chú Quang là họ biết chứ nhưng họ làm ngơ thôi. Bởi buôn bán đôi ba khẩu súng đó chỉ bị phạt tầm vài triệu để răn đe không đủ thành lập án. Công an mà những cái phạt như vậy không đủ cho họ lên quân hàm, nhưng lại mất thời gian nên họ chẳng dại dây vào đâu..

    - Ai đó?

    Tiếng nói vọng ra từ bên trong phòng bệnh. Là của mợ An, bà ấy đã lên tiếng hỏi khi nghe tiếng gõ cửa của Huệ Lan. Dặn chú Quang đợi mình ở bãi đỗ xe, Huệ Lan một mình đi vào trong bệnh viện.

    Lúc xoay người bước đi, Huệ Lan đã thấy ánh mắt rất đỗi lo lắng của người đàn ông đó. Đúng là lúc nói một đằng lúc đụng chuyện thì sẽ hành động một nẻo. Cánh cửa phòng bệnh bật mở. Người bước ra là bà An.

    Khỏi nói bà ta kinh ngạc đến mức nào khi nhìn thấy Huệ Lan một mình. Thậm chí khoa trương hơn người đàn bà ấy còn chạy hẳn ra hành lang để nhìn ngó. Thực sự hành động của bà An đáng ghét đến độ Huệ Lan phải ép mình lên tiếng.

    - Mợ à, con tới có một mình thôi. Cậu đã tỉnh rồi phải không mợ?

    - Sao lại..

    Người đàn bà ấy định nói gì đó. Nhưng bên trong phòng vang lên tiếng ho khụ khụ của ông Hưng, làm bà ta phải dừng lại mà ngoe nguẩy bước vào. Nhìn theo bóng lưng có phần dị hợm của bà An, Huệ Lan chợt nhớ đến câu chuyện mà hôm trước Mẫn Nhi kể cho nàng.

    Chuyện là, xưa kia gia đình mẹ nuôi của Huệ Lan không có giàu như bây giờ. Nhà đông con thì chớ, lại phải mưu sinh bằng nghề làm bún tươi bỏ sỉ cho tiểu thương các chợ nên ai cũng bốc ra một mùi chua chua thủm thủm của nước gạo lên men. Vì thế nên từ bà Phụng đến ông Hưng dù đã qua tuổi cập kê nhưng cũng chẳng có ai để ý.

    Cứ ngỡ là chị em bà Phụng sẽ ế bền vững thì đùng một cái bà An vác bụng bầu đến ăn vạ. Thì ra trong một lần đi bỏ bún cho quán ăn của bà An, ông Hưng đã bị bà An "cưỡng bức".

    Đang ế dài cổ thì thịt đưa tới miệng nên dù miếng thịt kia là thịt mỡ thì ông Hưng vẫn không chê. Nhưng chuyện làm sao chỉ dừng ở đó. Bà An sau mấy lần ăn nằm với ông Hưng thì đã vác bụng bầu tới nhà ăn vạ.

    Và sau khi ông Hưng xác nhận là có làm chuyện kia với bà An thì ba mẹ ông Hưng đã bắt ông phải chịu trách nhiệm. Dù bà An chỉ cao bằng nửa ông Hưng, rồi thì lưng dài, chân ngắn.

    Khi ấy Mẫn Nhi đã dùng cụm từ gì nhỉ? Vịt bầu mông bự.. Nghe đúng là hơi thô thật, nhưng thực tế thì.. Ông Hưng nằm trên giường vừa thấy Huệ Lan bước vào thì chép miệng.

    - Con đến thăm cậu sao?

    - Dạ.

    Huệ Lan cười nhẹ rồi cúi người đặt giỏ hoa quả lên tủ đầu giường.

    - Cậu thấy trong người thế nào rồi ạ? Vết thương do đạn bắn thì nghe đâu là sẽ đau hơn vết thương do dao. Lại còn khó lành nữa.

    - Đúng là tuổi trẻ am hiểu hơn người. Viên đạn găm vào dạ dày nên cậu mới giữ được mạng, bác sĩ nói chỉ cần nó chệch tầm 1cm thôi thì cậu con sẽ chẳng còn nằm đây mà tám chuyện được.

    Dừng lại nhăn nhó, ông Hưng vì vận sức để nói quá lâu nên đã động tới vết thương ở bụng. Thấy chồng đau đến mặt xanh mày xám, bà An ngồi cạnh xót ruột mà nhắc.

    - Coi kìa! Nói cho lắm vào đau ra đấy. Ông đó, đừng có mà khinh thường vết thương nhỏ nên phá sức, nếu không giữ gìn cẩn thận vết khâu bục ra thì có mà chết đấy nhen.

    - Bà cứ nói quá! Vết khâu bục ra thì mình khâu lại. Chứ để tỏ lòng thì giờ mới là lúc thích hợp nhất. Huệ Lan à, nhà ta xảy ra cớ sự này là do cậu. Do cậu tham muốn xin mảnh đất ở chợ đó nên mới làm dì Út của con tức tối mà hành xử như vậy. Tại cậu.. tại cậu hết. Cậu biết lí do tại sao hôm nay chỉ có mình con đến thăm cậu, có phải là vì mẹ con ghét cậu, căm thù cậu. Thiệt là từ lúc nghe tin dì Út của con chết thì cậu cũng muốn chết quách đi. Cậu đau lắm con có biết không?

    - Kìa, tui nói với ông chuyện con Út đã chết hồi nào chớ? Thiệt tình mới tỉnh dậy cái là đã khóc lóc như vầy thì sao mà lành vết thương được.

    Nói một vài câu an ủi ông Hưng, Huệ Lan xin phép ra về với lý do phải ghé qua tiếp tân của bệnh viện để đóng viện phí. Đứng ở bàn tiếp tân, Huệ Lan đang kiểm tra lại lần cuối số tiền cần phải đóng rồi mới đặt bút kí xuống.

    Hơn 30 triệu tiền viện phí, con số nghe qua choáng thật. Nhưng biết sao được. Dù là ở bệnh viện công nhưng tất cả những dịch vụ mà ông Hưng đang dùng đều là loại tốt nhất, sang chảnh nhất. Nhận tờ biên lai từ chị gái tiếp tân, Huệ Lan nói khẽ:

    - Cảm ơn chị!

    Bên kia hai người tiếp tân cũng mỉm cười mà đứng dậy chào Huệ Lan. Họ làm vậy vì phép lịch sự là một, phần khác thì hẳn là vì họ nghĩ Huệ Lan có tiền. Đúng vậy một cô gái trẻ có hơn 30 triệu bạc trong thẻ thì không thể là loại nghèo khổ đói rách. Nhưng họ đâu có biết số tiền ấy là chỉ mới được bà Phụng chuyển vào sáng nay với mục đích là để thanh toán tiền viện phí cho ông Hưng.

    Mỉm cười chua chát, Huệ Lan chậm rãi quay đi. Nhưng đôi chân chưa kịp bước tới thì đã phải khựng ngay lại. Cú va chạm đã làm giấy tờ trên tay chàng thanh niên bay tứ tung. Huệ Lan biết bản thân đã gây họa nên đã nhanh miệng lên tiếng.

    - Xin lỗi anh! Để tôi nhặt giúp anh!

    Những tờ giấy được Huệ Lan thu nhanh lại. Có điều đôi mắt lanh lẹ của cô gái đã đọc được vài dòng chữ không nên đọc ở trên đó.

    - Tên Hứa Kim Duyên. Tuổi 42. Quốc tịch Đức. Ngày giải phẫu ngày 4/5/20xx. Cái này..

    Bên kia Vũ Dương đã nhận ra Huệ Lan ngay từ lúc đụng phải cô gái, nên khi Huệ Lan có ý muốn giúp anh nhặt giúp giấy tờ thì anh đã muốn ngăn nàng lại. Nhưng chuyện gì tới cũng phải tới.

    Căng thẳng nhận lại những tờ giấy mà Huệ Lan đưa tới, Vũ Dương ngập ngừng một lúc thật lâu mới có thể mở lời.

    - Chào cô Lan! Trùng hợp thật đấy!

    Đúng là trùng hợp thật!

    - Anh.. anh đã mổ tử thi của dì Duyên rồi sao?

    Cái gật đầu đến từ gã đàn ông cao lớn làm trái tim của Huệ Lan chợt nghèn nghẹn. Nàng nói bằng một giọng thật nhỏ.

    - Tôi.. Tôi có thể nhìn dì ấy một chút không?

    (Hết chương 6)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười hai 2023
  9. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 7: Trở mặt (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đại úy Văn rít thêm một hơi thuốc nữa rồi mới vứt cái đầu lọc xuống đất. Có điều trong khi chân hãy còn đang di di cái đầu lọc để dập lửa thì tay của viên Đại úy đã lần mò tìm trong túi điếu thuốc khác.

    - Anh mà hút nữa thì chỗ này không phải là nhà đại thể mà là chỗ đốt xác đó.

    - Chuyện này không trách tôi được. Ai bảo cậu bỏ tôi ở đây một mình chi. Đi đâu mà lâu dữ vậy hả ông tướng?

    Đại úy Văn phải dừng câu nói của mình lại. Viên cảnh sát hết đưa mắt nhìn đồng nghiệp của mình, thì lại đưa mắt nhìn cô gái trẻ mới xuất hiện.

    - Vũ Dương à, ai đây vậy? Từ bao giờ cậu nhận học viên mà tôi không được biết thế?

    Nhưng nói chưa hết ý thì Đại úy Văn lại lần nữa phải dừng lại. Bởi cô gái mà anh gọi là học viên kia đã kéo khẩu trang xuống.

    - Cô Hứa Hà Huệ Lan.. nhưng hôm nay đâu phải ngày khâm liệm của bà Kim Duyên đâu. Hay cô muốn theo dõi quá trình giải phẫu? Nếu vậy thì phải xin lỗi cô rồi. Chúng tôi đã giải phẫu xong.

    - Đại úy nghĩ nhiều rồi. Tôi chỉ muốn nhìn qua thi thể của dì Duyên tôi một chút.

    - Vậy sao? Nhưng tôi nhớ là cô đâu phải cháu ruột của người đàn bà đó.

    Biết mình đã lỡ lời, Đại úy Văn lập tức im bặt. Anh đưa ánh mắt ngại ngùng nhìn Huệ Lan.

    - Xin lỗi cô!

    - Đâu có gì? Bởi tôi đúng là cháu nuôi của dì Duyên mà. Đúng hơn là giữa tôi và người đàn bà đó không có quan hệ máu mủ ruột rà. Nhưng dù sao hiện tại tôi cũng vẫn còn cái danh xưng là cháu gái kia mà. Biết tình trạng thi thể của dì Duyên không vì tình cảm cá nhân thì cũng vì cần phải báo cáo với mẹ nuôi chứ ạ?

    Câu trả lời thực sự đủ tình đủ lý của Huệ Lan đã làm Đại úy Văn gật gù đồng ý. Trịnh Vũ Dương nãy giờ vẫn giữ im lặng đã khẽ giương cao khoé môi. Nụ cười khẩy của ai kia làm Đại úy Văn lập tức đỏ mặt. Anh chàng hướng Vũ Dương kiếm chuyện.

    - Nè, cậu cười cái gì? Không mau dắt cô Lan đây vào trong đi.

    - Tuân lệnh sếp!

    Vũ Dương vừa nói vừa đưa tay lên trán chào điều lệnh khiến gương mặt Đại úy Văn đã đỏ lại càng đỏ hơn. Nhưng những chuyện trêu đùa đó Huệ Lan không có để tâm. Bởi nàng đang bận chú ý đến dãy nhà cấp bốn cũ kĩ tách biệt hoàn toàn với những công trình khác của bệnh viện. Có lẽ nó được tận dụng từ những phòng khám cũ mà thành, hoặc cũng có lẽ là từ khi bắt đầu xây dựng bệnh viện thì nó đã ở đấy và chưa một lần được sữa chữa làm mới.

    Nhìn những mảng vừa bị bong tróc, sống lưng của Huệ Lan thoáng lạnh. Nhưng thứ làm cô gái trẻ kinh hãi hơn cả chính là cái miếu thờ nho nhỏ ở khoảnh đất trống cạnh dãy nhà. Đó có lẽ là nơi mà những linh hồn vất vưởng ở nơi này sẽ tá túc hoặc chí ít là những người sống nghĩ họ sẽ tá túc ở đó.

    Nhớ khi xưa Huệ Lan còn ở cô nhi viện, nàng đã có lần nghe viện trưởng nói về chuyện này. Chuyện những người chết vì lí do nào đó chưa thể siêu thoát và họ cần một chốn ở nương nhờ, trú ẩn. Huệ Lan khi ấy nghe thì tin lắm. Bởi ma quỷ, nàng đã thấy qua rồi mà.

    Nhưng khi lớn lên hay đúng hơn là khi người ấy rời đi, nàng đã thôi không nghĩ về mấy chuyện đó nữa. Để hai người đàn ông ở lại, Huệ Lan nhấc chân bước tới chỗ cái miếu nhỏ.

    Sau một lúc loay hoay cô gái trẻ cũng cắm được ba cây nhang vào cái lư hương bằng đất cũ nát. Bên kia thấy Huệ Lan hết trầm tư rồi đi đến chỗ cái miếu nhỏ thắp hương, Đại úy Văn không kiếm được tò mò mà huých nhẹ cánh tay của Vũ Dương.

    - Ngó bộ tín quá nhỉ?

    - Có lẽ vì là người chứng kiến vụ việc nên cô gái ấy cũng có chút tâm trạng kinh sợ.

    Đang tính gật đầu tán đồng thì điện thoại của Đại úy Văn bật kêu inh ỏi. Liếc nhanh qua dòng chữ hiển thị trên màn hình, viên cảnh sát tẻ chép miệng.

    - Là sếp lớn. Sáng giờ gọi đến mấy cuộc rồi đó. Muốn anh em mình sớm kết thúc vụ này.

    Rồi không biết đầu dây bên kia nói gì mà Đại úy Văn vừa cúi đầu có ý chào tạm biệt vừa bước nhanh ra cổng.

    - Để ngồi vững được ở cái ghế trưởng phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội thật không phải dễ. Tôi phải quay về cơ quan đây. Mọi người ở đây cô liên hệ với cậu Dương nhé!

    Khẽ đáp là được ạ thì Huệ Lan đã nghe thấy bên kia gã đàn ông có tên Vũ Dương đã đằng hắng một tiếng rõ lớn.

    - Tôi đã giải phẫu xong thi thể của bà Duyên. Giờ có lẽ nhân viên nhà thể đã đưa bà ấy vào lại kho lạnh rồi.

    Vũ Dương lạnh nhạt nói với Huệ Lan trong khi nàng đang loay hoay mặc đồ bảo hộ. Khoác cái áo dày cộm trên người, Huệ Lan tò mò hỏi Vũ Dương.

    - Biết là không phải lúc hỏi nhưng dì Duyên tôi thực sự chết do đạn bắn?

    Một cái gật đầu dứt khoát khiến bàn tay nhỏ nhắn của Huệ Lna khẽ run. Nàng cố chấp hỏi thêm.

    - Viên đạn có trong súng thực sự là đạn nổ. Và viên đạn đó đã thực sự găm vào não của dì Duyên sao? Nhưng không phải luật pháp nước ta đã nghiêm cấm việc sử dụng và tàng trữ súng rồi sao?

    - Cô học kinh tế mà không hiểu quy luật này sao? Không cầu ắt sẽ không có cung. Nếu không có những mâu thuẫn về của cải làm nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực thì dì của cô sẽ không có tìm mua súng. Mà nếu xã hội không có nhu cầu thì mấy tên buôn súng sẽ bán súng cho ai.

    - Anh..

    - Trong này!

    Không màng đến thái độ bực tức của Huệ Lan, Vũ Dương lạnh lùng chỉ vào cái ngăn đông ghi tên Hứa Kim Duyên. Rồi không chờ Huệ Lan có phản ứng, gã đàn ông đó đưa tay kéo cái ngăn đông kia ra.

    Một cỗ thi thể với đôi mắt nhắm nghiền từ từ xuất hiện. Nhìn lớp băng mỏng bám khắp trên da mặt và đôi bàn tay của bà Duyên, lòng Huệ Lan chợt dâng lên một nỗi thương cảm. Chết là thế này. Là nằm lạnh lẽo trong hộp sắt để tới hồi được chuyển sang hộp gỗ và sau cùng là vùi sâu dưới 3 tấc đất.

    - Thật là các anh đã giải phẫu tử thi.

    - Không cần phải khen ngợi vì đó là việc chúng tôi đã được học và đang kiếm cơm từ đó.

    Một câu nói như thể hắt nước vào mặt người khác khiến mấy lời khen ngợi mà Huệ Lan định bụng sẽ nói ra, đã được nàng nuốt xuống cổ họng. Có điều tay nghề của gã đàn ông kia thật sự rất là ổn.

    * * *

    Ông Quyền nhìn mớ đồ đạc bị vứt tứ tung trên nền nhà mà thoáng tức giận. Rồi chợt ông ta đứng phắt dậy. Người đàn ông tuổi gần 50 đó điên cuồng lội vào trong mớ quần áo mà lục lọi một lần nữa. Trong lúc ông ta đang tập trung cao độ thì bên ngoài chợt vang lên tiếng gõ cửa và tiếp theo sau đó là cánh cửa lớn chợt bật mở trong sự kinh ngạc tột độ của ông Quyền.

    - Cái con này, mày làm cái gì vậy hả?

    Tiếng nói rít qua từng kẽ răng làm Mẫn Nhi giật thót. Nhưng thật sự là cô gái trẻ đã giật mình lo lắng từ khi cánh cửa kia được mở ra. Khung cảnh ngổn ngang của căn phòng làm Mẫn Nhi phải sợ hãi lùi lại một bước.

    - Dạ, thưa ông Út. Con xin lỗi! Con thấy cửa không khóa. Con..

    Biết giờ có nói gì cũng không cứu nổi mình, Mẫn Nhi im lặng. Và quả đúng như vậy. Một cái tát trời giáng rơi xuống má trái của Mẫn Nhi.

    Sau đó là thanh âm của sự đổ vỡ. Bữa tối được bày trên khay ăn đã bị ông Quyền hất đổ. Ông ta rít lên.

    - Cái nhà này có ai coi tôi là người không?

    Tiếng khóc, tiếng la hét vọng từ trên lầu lại làm Huệ Lan vừa bước vào trong nhà đã khựng lại. Rồi nàng không cho mình lấy một giây suy nghĩ mà quay người chạy nhanh lên những bậc cầu thang.

    - Chị Nhi!

    Đẩy nhanh bà Năm và Kim Phát đang đứng ở cửa phòng, Huệ Lan bước vào. Màu máu đỏ tươi từ đôi cánh tay và khóe miệng của người chị gái thân thiết làm Huệ Lan không kịp suy nghĩ. Nàng quỳ sụp xuống nền nhà mà cuống quýt hỏi.

    - Chị Nhi! Chị có sao không? Có chuyện gì vậy?

    - Có chuyện gì hả?

    Giọng nói ồm ồm phát ra từ trên đầu làm Huệ Lan phải sợ hãi ngẩng đầu. Ông Quyền đang đứng cạnh cửa sổ. Nhưng mắt thì đang trừng trừng nhìn Huệ Lan.

    - Mày đang hỏi tao có chuyện gì mà đánh đứa ở này phải không? Để tao trả lời cho mày nghe nha cái đứa con hoang kia, à không con nuôi kia. Nó.. nó bước vào phòng tao mà vẫn chưa được sự đồng ý của tao.

    - Không có cô Lan ơi! Tui gõ cửa rồi mà. Gõ đến hai lần. Lần trước bà Út có dặn là nếu mà gõ hai lần không ai lên tiếng thì cứ mở cửa vào vì lúc đó có thể ông Út đã bịt tai để ngủ, còn bà Út thì đi tắm.

    Câu nói của Mẫn Nhi phải dừng lại giữa chừng vì tiếng gầm và sau đó là tiếng đổ vỡ. Đập đổ chán chê những lọ hoa, khung ảnh, ông Quyền còn điên tiết ném tới mặt Mẫn Nhi một hộp nhôm màu đen khá lớn. May là bản thân đã có sự chuẩn bị nên Huệ Lan đã xoay lưng để hứng đòn cho người chị gái thân thiết.

    Nàng hướng ông Quyền mà nói bằng giọng van xin.

    - Dượng bớt giận. Con biết dượng đang rất buồn vì sự ra đi của dì. Nhưng cái gì đúng thì đúng. Chị Nhi, chị ấy chỉ làm đúng những điều mà dì Út đã..

    Tiếng "dặn" bị Huệ Lan nuốt xuống cổ họng vì cái quắc mắt của ai kia. Ông Quyền lần nữa gầm lên.

    - Dì Út của mày sao? Bà ấy còn sống sao?

    Rồi mặc cho bà Năm, Mẫn Nhi hay Kim Phát can ngăn. Ông Quyền đã lao tới mà đè cổ họng của Huệ Lan bóp chặt. Đôi bàn tay của gã đàn ông hơn năm mươi không khác gì đôi gọng kiềm siết lấy cần cổ bé xíu của Huệ Lan.

    Bà Năm lao tới toan gỡ tay ông Quyền thì bị ông hất phăng sang một bên. Cả người bị đập vào cạnh bàn đau đớn nhưng bà Năm vẫn cố gào lên:

    - Ông Út ơi, ông làm vậy sẽ giết chết con bé đó. Cậu Phát ơi, cậu làm gì đi? Cô Lan, cô Lan sẽ chết mất!

    Mẫn Nhi khi này mới hoàn hồn. Cô gái trẻ rối rít lao ra khỏi phòng.

    - Để con đi gọi bà chủ!

    Bên kia Kim Phát hình như cũng có chung suy nghĩ anh chàng đã học Mẫn Nhi lao ra khỏi cửa.

    - Để tôi đi gọi cho!

    Đúng rồi! Phải gọi mẹ nuôi! Một hy vọng sống lóe lên trong đầu làm Huệ Lan cảm thấy tỉnh táo được đôi chút. Nhưng không ngờ lúc đó nàng lại nghe thấy một tiếng hét thật lớn của ai đấy. Sao nữa vậy? Có chuyện gì vậy?

    (Hết chương 7)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2023
  10. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 8: Chuyến thăm trại trẻ mồ côi (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Huệ Lan à, con phải nhớ là đọc thuộc lòng mấy thứ này trước mặt bà Phụng nghe chưa? Có vậy thì con mới được bà ấy nhận nuôi.

    - Nhưng con không muốn rời trại trẻ, không muốn rời các mẹ đâu.

    Đứa bé gái 10 tuổi lắc đầu nguầy nguậy. Rồi như nó thấy lời nói của mình nó chưa đủ sức thuyết phục, nên nó đã quay sang xin người đàn bà đứng gần đó nói giúp.

    - Mẹ Thu ơi! Mẹ xin viện trưởng giúp con đi mẹ! Con không muốn đi. Con không muốn..

    Người đàn bà mới qua tứ tuần đôi tuổi nghe thấy lời cầu xin của đứa trẻ thì cũng lập tức mủi lòng. Bà giang tay ôm cô bé vào lòng rồi hướng người đàn ông mà nói.

    - Con bé không muốn thì mình thôi đi chú Chín à. Con bé nhỏ dại không có hợp với gia cảnh buôn bán của nhà đó đâu. Với luận về chuyện học toán thì Ngọc Phương và Giai Kỳ có điểm số hơn hẳn con Lan.

    - Chị Thu, chị đúng là không biết rồi. Bà Phụng đó không có kiểm tra mấy bộ toán đố gì đâu mà bà ấy kiểm tra khả năng tính nhẩm, cái này thì không phải con Lan là giỏi nhất sao? Với ông Sáu đã chỉ đích danh con Lan rồi. Giờ mà mình tiến cử đứa khác thì sợ khoảng tiền 10 triệu mỗi tháng để mua gạo cho lũ trẻ ông ấy cũng không cho nữa ấy chứ.

    Dừng lại để buông ra một tiếng thở dài, ông Cừ viện trưởng hướng con mắt bi thương nhìn về phía Huệ Lan.

    - Lan à, trong những đứa trẻ ở đây thì chú thương con nhất. Nhưng con thấy tình cảnh bây giờ của trại trẻ không? Không được học hành tử tế đã đành, các con còn phải đi bán vé số để có cái ăn. Con thật không sợ những lúc bán ế phải lang thang khắp mọi nơi để xin ăn sao? Thiệt là đi đến mức này là do chú bất tài con à.

    Người đàn ông đó bật khóc và bà Thu cũng không kiềm được mà khóc theo. Huệ Lan đứng giữa khung cảnh thê lương đó thì đã gật đầu đồng ý. Dòng hồi ức bi thương phải dừng lại vì tiếng nói xì xào từ ngoài vọng tới. Ông Quốc nói bằng giọng điềm tĩnh.

    - Chị Phụng à, mọi chuyện không thể cứ nói miệng mà được. Tất cả đều phải có bằng chứng. Nếu không sẽ là vu oan cho người khác đó.

    - Anh Quốc à, chuyện đó tôi biết mà.

    Tiếng nói cứ xa dần. Có lẽ mẹ nuôi và bác sĩ Quốc đã đi rồi. Nghĩ vậy nên Huệ Lan mới từ từ mở mắt dậy. Có điều đôi mi mắt mới nâng lên được một chút đã lập tức phải khép lại. Một màn diễn ra thật chóng vánh nhưng bên kia, gã đàn ông đang ngồi trên cái ghế tựa lại nhìn thấy tất cả. Vũ Dương cười lạnh.

    - Đã tỉnh rồi thì mở mắt ra đi.

    - Tôi..

    Phải dừng lại vì cơn đau đột ngột truyền đến từ cổ họng. Huệ Lan nhăn mặt đem hai bàn tay nhỏ nhắn mà bưng lấy yết hầu. Đau, rất đau. Đau đến mức chảy cả nước mắt. Bên kia sau khi nhìn thấy đôi dòng lệ trong suốt chảy xuống hai bên mà của Huệ Lan thì cũng không còn lạnh lùng được nữa. Anh chàng nhàn nhạt mở miệng.

    - Đừng có cố nói. Dây thanh quản và cả yết hầu của cô đang bị tổn thương.

    Vũ Dương vừa dứt lời đã chìa tới trước mặt Huệ Lan một cái gương soi nhỏ xíu. Nó là cái gương cầm tay mà Huệ Lan thường bỏ vào cặp xách mỗi khi đi học. Nó nhỏ lắm. Nhưng cuối cùng thì nó vẫn là một cái gương.

    Vết hằn màu đỏ bầm hiện lên rõ mồn một trên làn da màu trắng sứ của cần cổ. Nhưng vì nó được phản chiếu qua tấm gương soi nên màu đỏ của nó càng kì dị. Đây chính là vết thương do dượng Quyền gây ra cho Huệ Lan.

    Ú ớ muốn nói, Huệ Lan thở phào khi gã pháp y kia chìa đến trước mặt nàng tập giấy và một cây bút.

    - Bút và giấy là tôi lấy ở bàn cô nên không càn cảm ơn đâu.

    Nếu ngày thường Huệ Lan sẽ đốp chát rằng nàng cũng đâu định cảm ơn. Nhưng hôm nay thì khác. Huệ Lan không để ý đến thái độ trịch thượng của Vũ Dương mà vội vồ lấy tập giấy.

    - Dượng Quyền có sao không? Ông ấy sẽ không bị công an các anh bắt đi chứ?

    Câu hỏi vừa được đưa lên cao, Vũ Dương đã khẽ cau mày. Anh chàng nhàn nhạt buông ra một tiếng thở dài rồi đặt mông xuống chỗ ngồi khi nãy. Thấy đối phương không có ý trả lời mình Huệ Lan vội thu tờ giấy lại mà hộc tốc viết tiếp.

    - Dượng ấy vì quá nóng giận nên mới làm ra chuyện như thế. Xin các anh đó! Dượng ấy mất vợ còn chưa đủ khổ hay sao?

    Đem tờ giấy giơ cao lên cho đối phương đọc được, Huệ Lan không để ý lúc này bản thân nàng đã lần nữa rơi lệ.

    - Cô thích khóc quá nhỉ? Nhưng ở đời có nhiều chuyện. Không phải cứ chảy nước mắt là có thể giải quyết được tất cả.

    Giơ cánh tay lên để ngăn Huệ Lan quá xúc động mà cố mở lời, Vũ Dương tiếp.

    - Nhưng việc hôm nay không có gì nghiêm trọng nên tôi sẽ nói cô nghe. Chúng tôi đang tiến hành lấy lời khai của tất cả mọi người trong gia đình này, bao gồm cả cô. Yên tâm, không phải về việc mới xảy ra, mà là chuyện của bà Hứa Kim Duyên, dì Út Duyên của cô.

    - Nhưng tại sao?

    Huệ Lan ngồi nguệch ngoặc mấy chứ môt. Một hồi im lặng bao trùm lấy hai con người. Vũ Dương ngồi đó bất động nhìn cô gái trẻ xinh đẹp trước mặt. Nhưng qua tận gần một phút đồng hồ để cân nhắc thiệt hơn. Vũ Dương nhàn nhạt trả lời.

    - Khẩu súng mà bà Duyên gây án đã được mua từ rất lâu rồi. Nhưng chúng tôi không có tìm thấy điện thoại của bà Duyên ở trong phòng hay ở bất cứ ngõ ngách nào khác trong căn nhà này.

    - Nhưng chính mắt tôi đã nhìn thấy dì Duyên đưa súng lên đầu và tự nổ kia mà.

    Nhìn những dòng chữ mà Huệ Lan viết ra, Vũ Dương miễn cưỡng gật đầu xác nhận. Có lẽ đó cũng là điểm kì lạ mà anh chàng pháp y đấy chưa lí giải được.

    Kết thúc lần thẩm vẫn thứ hai, dượng Quyền chỉ khai nhận rằng gây ra chuyện với Mẫn Nhi hay Huệ Lan là do nhất thời nóng giận. Còn việc lục tung căn phòng lên khi ấy là do muốn tìm điện thoại của mình mà thôi.

    Và khi nhắc đến việc có thấy bà Duyên cất điện thoại hoặc súng ở đâu không thì ông Quyền vẫn như lúc trước. Một mực nói không biết. Không phải mình ông Quyền, mà tất cả mọi người trong biệt phủ của bà Phụng cũng đều khẳng định mình không biết, kể cả Huệ Lan.

    (Hết chương 8)
     
    Độc Chướcchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng mười hai 2023
  11. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 9: Chuyến thăm trại trẻ mồ côi (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mọi việc lắng xuống sau lời xin lỗi chân thành của ông Quyền với Huệ Lan và Mẫn Nhi, bà Phụng tuy vẫn còn khó chịu với em rể này nhưng cũng không có lý do gì để đuổi ông ra khỏi nhà.

    Còn về cái chết của bà Hứa Kim Duyên, tuy chưa có kết luận cuối cùng nhưng ai nấy đã tự mặc định rằng bà ấy là do tự tử mà chết. Thi thể của dì ấy được bàn giao về lại cho gia đình để lo hậu sự.

    Đặt bó cúc trắng lên mộ phần của dì Duyên, Huệ Lan cúi đầu một chút rồi chậm rãi lùi ra phía sau nhường chỗ cho Kim Phát và những người khác. Đứng ở một góc, cô gái trẻ lặng ngắm những bó cúc trắng được đặt khắp trên mô đất nhỏ.

    Ai cũng là cúc trắng, duy chỉ có dượng Quyền thì là hồng trắng. Đúng thôi hồng là tượng trưng cho tình yêu kia mà. Nhớ lúc dượng Quyền nói tâm nguyện của dì Duyên là được hỏa táng và đem tro rải trên biển, bà Phụng, mẹ nuôi của Huệ Lan đã mắng dượng Quyền té tát.

    Nhưng hình như vì vẫn nhớ những gì mình gây ra ở phòng riêng hôm trước nên người đàn ông hai thứ tóc ấy đã nín nhịn. Rồi sau đó là để mặc cho bà Phụng tiến hành tang lễ cũng như mộ phần cho vợ mình.

    Một hành động tôn trọng người chị vợ nhưng cũng là bất mãn. Huệ Lan nghĩ vậy. Có điều nàng không nói ra điều đó với bất kì ai. Nhích sang bên một chút để người mới tới có chỗ đứng, Huệ Lan nghe Ngọc Minh, con gái của ông Hưng than thở.

    - Nắng quá đi! Sao mà đứng đó lâu dữ vậy? Thương quá thì chết luôn đi để còn được chôn chung một huyệt.

    - Con bé này! Mày nói cái gì vậy hả?

    Ông Hưng vừa được bà An đẩy đến trên một cái xe lăn lớn tiếng mắng con.

    - Mau xin lỗi hương hồn của cô Út rồi xin lỗi dượng Quyền đi. Tao thiệt không hiểu mày nghĩ gì trong đầu nữa.

    - Nghĩ cái gì chớ? Ai chẳng biết cái thứ ăn bám kia nhất quyết ở lại nhà cô Hai là vì muốn được chia phần miếng đất ở chợ.

    Kim Khanh bất giác góp lời.

    - Chớ ông ta yêu thương gì cô Út đâu. Ba không biết đó. Chớ hồi xưa để theo cô Út, ổng đã bỏ vợ con ở Việt Nam mà. Mà có khi cái chuyện cô Út bắn ba là do ổng xúi giục đó.

    Một cái tát nảy lửa được giáng xuống mà trái của Kim Khanh. Ông Hưng vì quá tức giận mà đứng bật dậy để dạy dỗ thằng con trai. Kết quả Kim Khanh có ngoan hơn hay không thì không biết, nhưng thấy ông Hưng vì vận sức quá nhiều mà đau đến mức mặt mày xám ngắt. Phụ bà An đỡ ông Hưng ngồi xuống, Huệ Lan nghe người đàn ông đó không ngừng đay nghiến con mình.

    - Lũ mất dạy! Tao không có thứ con như tụi bây. Nếu tụi bây còn không xin lỗi dượng Quyền thì đừng có gọi tao bằng ba nữa.

    - Kìa ông, tui với ông và cả cái nhà này, ai chả biết dượng Quyền kia chỉ là đóng kịch cho mọi người xem, chớ ông ta thì yêu thương ai cho được. Bởi vợ con chung sống bao nhiêu năm ông ta còn bỏ được. Với cô Út vốn thích phụ..

    Thấy ai cũng đang hướng ánh mắt khó chịu nhìn mình, nhất là bà Phụng, bà An đã vội nói chữa.

    - Người như ông ta nào xứng với cô Út. Cả nhà mình và cô Hai nể tình cô Út si mê ông ta nên mới cho ông ta bước vào cái nhà họ Hứa này. Giờ cô Út mất rồi thì mình đừng có nhân từ nữa. Cái thứ tâm cơ đó mà gia đình mình cứ giữ trong nhà thì chỉ sợ có ngày một xu một cắt chúng ta cũng không có để mà hưởng đâu.

    Vừa đặt mông ngồi vững trên xe lăn, ông Hưng đã tức tối rít lên.

    - Bà có im..

    Người đàn ông đó định nói thêm gì nữa, nhưng ông Quyền đã đột ngột lên tiếng cướp lời.

    - Chị An nói không sai, tui đúng là bỏ vợ con để theo đuổi Duyên. Giờ thì tui gặp quả báo rồi. Người mình yêu thương chết đi. Tui cảm tưởng mình sống mà ngỡ như chết rồi. Nhưng chị An, chị Hai, anh Hưng và mọi người cứ yên tâm tôi cố bám lại nhà chị Hai là dự tang lễ này. Giờ chuyện đã xong nên tui sẽ đi ngay.. sẽ không có tranh chấp gì hết.

    Nói hết những lời gan ruột, người đàn ông khốn khổ đó dứt khoát quay đi. Nhưng chân vừa đưa lên trước được đâu mươi bước, ông Quyền chợt quay đầu lại mà hướng ông Hưng nói.

    - Anh Hưng, cảm ơn anh đã không trách vợ em. Cô ấy thật dại dột. Khẩu súng đó..

    Vừa nói người đàn ông vừa mới mất vợ đó vừa bước về phía ông Hưng. Có lẽ là sợ ông Quyền lại gây chuyện nên Kim Phát, cậu trai trẻ đang đứng cạnh bà Phụng đột ngột bước lên trước.

    - Dượng Quyền! Để con đưa cậu về nhà lấy đồ đạc. Có phải cô định cho dượng Quyền 30 triệu để bắt đầu cuộc sống mới không ạ? Vậy để con chuyển khoản cho dượng nhé!

    Hứa Kim Phát dừng lại hướng ánh mắt chờ đợi về phía bà Phụng. Và không chỉ gã trai trẻ đó, tất cả mọi người ở đó đều nhìn về phía người đàn bà giàu có ấy mà chờ đợi. Bà Phụng lúc này biết mình không thể từ chối nên liền hướng ông Quyền mà nói.

    - Tôi hi vọng với số tiền đó dượng sẽ làm lại cuộc đời.

    Tiếng ồ à khen bà Phụng tốt bụng của những người đi viếng đám tang, đã làm ba mẹ con bà An khó chịu. Người này hẩy tay người kia, rốt cuộc bà An cũng nhận nhiệm vụ lên tiếng. Bà nói.

    - Chị Hai à, nghĩ sao mà cho dượng ấy những 30 triệu. Thật sự là quá nhiều đi!

    - Đó là tiền của tôi mà. Có nhiều hoặc ít thì nó cũng chỉ liên quan đến tôi và Huệ Lan thôi. Huệ Lan, ý con thế nào?

    Đang còn khá ngạc nhiên trước quyết định rời đi của dượng Quyền, Huệ Lan gần như đờ ra khi bị bà Phụng hỏi. Nên phải đến khi bà Phụng hỏi tới câu hỏi thứ hai, Huệ Lan mới có phản ứng. Nàng lúng túng hết nhìn bà Phụng rồi nhìn tới người chuẩn bị rời đi kia.

    - Dạ, con không có ý kiến ạ. Vì đó là tiền của mẹ mà.

    Tiếng ồ à lại lần nữa vang lên. Có điều lần này là khen ngợi Huệ Lan. Bà Phụng cũng ra chiều vừa ý với cô con gái nuôi lắm. Bà phất tay ra hiệu cho Kim Phát và dượng Quyền rời đi.

    Sự ra về sớm của hai người trong gia đình kéo theo những người tới viếng đám tang cũng từ từ xin phép rời đi. Đúng thôi, trời quá nắng. Cái nắng mùa hè như thiêu như đốt thì mấy ai điên khùng mà ở lại nghĩa trang cho lâu.

    Mọi người, kể cả người trong gia đình cũng lục tục kéo về bỏ lại một nấm đất mới đắp. Một nấm đất mà dưới đó là thi hài của một người phụ nữ tự tay kết liễu mạng sống của mình. Từ lúc nào trước nấm đất ấy chỉ còn lại một mình Huệ Lan, nàng chăm chăm nhìn vào những đóa hoa cúc đã dần héo rũ.

    Vẫn có thứ gì đó trong tâm can khiến Huệ Lan không tin được bà Duyên đã chết. Nhớ hôm đó, Huệ Lan vừa mới từ trường trở về thì gặp ngay bà Phụng ở cổng nhà. Bà có lẽ đã chờ Huệ Lan rất lâu. Nhưng khi thấy nàng gương mặt góc cạnh của người mẹ nuôi ấy lại chẳng thể hiện chút xúc cảm gì. Có điều ngay sau đó bà đã nhét vào tay Huệ Lan túi đựng đồ trang điểm của bà Duyên.

    Lúc này cô gái trẻ mới hiểu chuyện gì đã và sắp xảy ra. Tối hôm đó Huệ Lan được chú Quang hộ tống đến nhà Đại thể của bệnh viện thành phố. Cái váy hôm trước Huệ Lan đưa cho Vũ Dương được nhân viên trang điểm mặc lên cho người chết. Rồi sau đó là thao tác đánh kem, làm tóc.

    Đứng quan sát từng thao tác của nhân viên trang điểm, Huệ Lan đã suýt bật khóc khi ngắm nhìn thành quả. Dì Duyên của Huệ Lan nằm đó trên cái băng ca với bộ váy trắng kiều diễm, mái tóc được bới lên gọn gàng khác hẳn bộ váy đen xấu xí và mái tóc buộc vội cẩu thả đêm hôm đó.

    Đúng rồi! Là một bộ váy đen tuyền xấu xí và mái tóc buộc vội cẩu thả. Đó chính là hình ảnh mà Huệ Lan thấy kì lạ, không giống với ấn tượng mà nàng đã từng biết về dì Duyên.

    Dòng suy tưởng đang kéo Huệ Lan trở về kí ức của ngày xảy ra chuyện thì phải dừng lại bởi tiếng gọi của chú Quang. Thì ra vì chờ trong xe đã lâu mà không thấy Huệ Lan trở ra nên bà Phụng đã sai chú Quang đi tìm nàng.

    Chú Quang vừa nhác thấy Huệ Lan vẫn còn đứng trước nấm đất mới đấp thì nhỏ giọng nói vào mic của điện thoại.

    - Dạ, bà chủ. Tôi tìm thấy cô Lan rồi ạ! Dạ, cô ấy vẫn ở chỗ mộ của bà Út. Vâng.. vâng..

    Đút điện thoại vào lại trong túi quần, chú Quang nhìn Huệ Lan nghi hoặc. Ông hỏi:

    - Có chuyện gì hả cô chủ? Mọi người đã ra về từ sớm rồi mà.

    - Không có chuyện gì đâu chú Quang à. Chỉ là nhìn nấm mộ của dì Út, cháu lại có cảm giác không đành. Người mới sống đó mà. Tại sao dì không nghĩ thoáng hơn? Chỉ là bạc tiền thôi, có cần làm hại người khác và làm hại chính mình như thế không?

    Giọng nói của Huệ Lan nhẹ bẫng nhưng rõ ràng trong lòng nàng như có tảng đá nặng tựa ngàn cân đan đè nặng. Phải rồi! Tại sao lại như thế? Tại sao dì Duyên lại hành động như thế? Điều này không giống với tính cách hào sảng của dì?

    Không giống với những gì mà người đàn bà ấy thể hiện khi gặp Huệ Lan ở sân bay. Hay đó chỉ là vẻ bề ngoài thôi. Còn bên trong thì dì Duyên là một con người hoàn toàn khác.

    - Cô Lan à, tôi nghĩ là mình nên về thôi. Tại cháu mãi nghĩ quá. Mà chú Quang này, chỉ còn mình mẹ cháu thôi sao? Cháu nhớ khi đến đây thì trên xe còn có gia đình của cậu Sáu nữa mà.

    - Dạ, vì bà chủ bảo họ về trước rồi. Vì chút nữa..

    Chú Quang định nói thêm gì đó. Nhưng tiếng chuông điện thoại của ông đã ngắt ngang câu chuyện. Người đàn ông có chút bụi bặm, phong trần vội thò tay vào túi quần để lấy cái điện thoại cảu mình.

    Nhưng đã đến hồi chuông thứ hai rồi mà chú Quang vẫn chưa bắt máy, làm Huệ Lan đứng bên cạnh phải lên tiếng hỏi thăm.

    - Chú Quang! Bắt máy đi! Có phải là điện thoại của mẹ con nên chú sợ phải không? Vậy để con nghe máy cho. Con sẽ nói là do con mà chú chậm trễ.

    - Không có cô Lan à. Là cậu Phát gọi. Không biết là có chuyện gì nữa. Cậu ấy chở ông Quyền về nhà lấy đồ đạc. Không lẽ giữa đường ông ấy gây chuyện sao?

    - Gây chuyện ư?

    Huệ Lan lo lắng.

    - Chú mau bắt máy đi chú.

    Gật đầu ra hiệu đã hiểu, chú Quang vội vàng bấm nút để kết nối cuộc gọi.

    - Cậu Phát! Có chuyện gì hả cậu?

    Không biết đầu dây bên kia nói gì mà đôi chân mày đang cau chặt của chú Quang đã dần dần giãn ra. Người đàn ông ấy còn hướng Huệ Lan chầm chậm lắc đầu như muốn nói với nàng là không có việc gì cả.

    - Vậy ông Quyền có hẹn khi nào sẽ trở về lấy đồ đạc không? À, bây giờ ư..

    Chú Quang dừng lại để nhìn Huệ Lan. Một thoáng ngập ngừng hiện lên trong đáy mắt người đàn ông.

    - Bậy giờ tôi đưa bà chủ và cô Lan đi thăm trại trẻ mồ côi cậu à. Là cái trại trẻ từng nuôi dưỡng cô Lan đấy cậu nên phải tối muộn mới về nhà được. Vâng.. vậy để tôi nói lại với bà chủ. À, mà sao cậu không trực tiếp gọi cho bà chủ đi ạ. Không gọi được sao ạ. Vâng.. vâng.. tôi biết rồi ạ.

    Nhanh nhẹn cất điện thoại vào trong túi quần, chú Quang quay sang nói với Huệ Lan.

    - Cậu Phát gọi báo là chưa có chở ông Quyền về nhà được, vì ông ấy muốn đi đâu đó đã. Sợ tối muộn ông ấy về nhà gây chuyện nên cậu Phát gọi nhắn tôi nhắn với bà chủ là hãy về sớm để trông nhà. Thiệt là rắc rối quá thể. Bà chủ không có con cái, nhưng có được câu Phát lo lắng cho bà chủ thì cũng an ủi được phần nào phải không cô Lan?

    Huệ Lan không nhanh không chậm mà gật đầu xác nhận. Đúng vậy, Hứa Kim Phát, gã thanh niên đó thực sự đối xử với bà Phụng rất tốt.. Tốt hơn cả một đứa con nuôi là Huệ Lan, nên không có gì là lạ, khi mọi việc từ trong ra bà Phụng đều giao cho Kim Phát.

    Ngắt điện thoại, Hứa Kim Phát âm trầm nhìn theo bóng lưng cao lớn của ông Quyền. Đang đi trên đường thì người đàn ông ấy bắt Kim Phát phải tấp vào lề. Và sau đó là nói muốn xuống xe đi bộ vì bản thân có việc cần giải quyết.

    Nhưng là việc gì? Người đàn ông đó trở về Việt Nam đã được mười ngày thật. Nhưng trong mười ngày đó ông ta cách ly tại nhà thì làm sao có việc gì để giải quyết.

    Một vài suy nghĩ chạy ngang qua đầu làm Kim Phát không đắn đo mà nhấc điện thoại lên quay số.

    Âm báo cuộc gọi được kết nối vừa mới kêu được một hồi thì đầu dây bên kia đã có người nhấc máy.

    - Alô!

    Giọng ông Hưng ồm ồm.

    - Có chuyện gì hả Phát? Đừng nói là thằng Quyền đó nó gây sự nha.

    - Cũng chưa biết chú Sáu ơi!

    Kim Phát vò vò cái đầu đã bết dính mồ hôi của mình.

    - Ổng xuống xe nói là có việc cần giải quyết nên sẽ ghé nhà cô Hai lấy hành lý sau.

    - Vậy nữa? Thằng đó thì có gì mà cần giải quyết chớ. Mày coi báo với cô Hai một tiếng để cổ cửa nẻo phòng bị. Thằng đó bị thím mày với hai đứa nhỏ nói quá sợ nó đổ khùng rồi sinh ăn cướp, ăn trộm ở nhà cô Hai nữa thì khổ.

    Ông Hưng tuôn ra một tràng cảnh báo làm bàn tay đang vò đầu của Hứa Kim Phát càng nhanh và mạnh hơn. Anh chàng nói như mếu.

    - Con gọi rồi chú. Nhưng cô Hai với Huệ Lan đi tới trại trẻ mồ côi, chỗ hồi xưa nuôi chị Lan đó rồi chú. Chắc phải chiều tối muộn mới về. Mà con thì lại có công việc ở công ty nên chú Sáu có thể nói thím An với hai đứa nhỏ qua coi nhà cho cô Hai được không?

    - Được chớ. Nay giữa tuần nhưng vì đám tang nên tao cho tụi nó nghỉ học mà. Cứ để ba mẹ con nó qua đó phụ dọn dẹp sẵn coi nhà cho cô Hai bây luôn. Mà cô Hai bây đi trại trẻ mồ côi hả?

    - Dạ. Nghe ông Quang nói là ở tận bên Lương Sơn. Là trại trẻ Nhân Tâm gần chợ Lương Sơn.

    - Vậy sao? Bây biết rõ dữ.

    - Chứ bộ chú không biết à.

    Ông Chín Tâm đang đi qua đi lại trước khoảnh sân bé tẹo của trại trẻ. Ông đã già quá rồi! Đó là câu nói mà ai gặp ông cũng sẽ nói. Bởi quả đầu bạc trắng không bói ra được một cọng tóc đen của ông. Nhưng quả tính là hiện giờ ông chỉ mới hơn bốn mươi tuổi một chút. Đi qua đi lại thêm một vòng, rốt cuộc ông Chín cũng bị bà Thu rầy.

    - Chú Chín, chú có thôi đi không? Ghế đó không ngồi mà cứ đi qua đi lại. Chóng mặt lắm chú có biết không hả?

    - Biết! Em biết mà.

    Miệng nói thì nói vậy nhưng đôi chân của ông Chín Tâm lại chẳng thể đứng yên. Ngồi cạnh rổ rau muống, bà Thu bực bội lấy một nùi những gốc rau mà nem tới chỗ thằng em trai.

    - Cái thằng lì lợm! Hôm nay mày ăn trúng thứ gì vậy hả?

    - Chị Tám?

    - Tám.. tám cái gì? Nói coi đang đợi ai vậy hả?

    Ông Chín Tâm vừa xua đi mớ gốc rau bám trên quần áo, vừa làu bàu trả lời chị gái mình.

    - Bà Hai Phụng đó chị! Mà hôm nay bả tới là để hỏi chuyện con Huệ Lan, cũng dắt con bé theo nữa. Tự nhiên nghe bả điện thoại báo vậy em lại đâm lo. Không biết là có chuyện gì? Liệu có phải bả định trả con bé lại cho mình không chị? Như vậy thì tội con Lan lắm. Đang sống đầy đủ như thế, tự dưng bị đuổi đi thì hẳn nó sẽ buồn và tủi thân lắm.

    - Cái gì đuổi đi chớ? Sao chú không nghĩ là bả tới đây để lấy những giấy tờ liên quan đến con bé, rồi sau đó là làm giấy để chính thức nhận con bé là con nuôi.

    Nói đến đây bà Tám Thu dừng lại mà tặc lưỡi.

    - Nghĩ cái bà đó cũng gớm ăn thiệt. Mang tiếng là nhận con Lan làm con nuôi, mà bẵng đi mười hai năm cũng vẫn không chịu làm giấy tờ.

    - Thì người ta giàu mà chị. Cũng phải chọn mặt mà gửi vàng chớ đâu nhận bậy nhận bạ được.

    - Chú nói cũng phải. Có điều ban đầu nếu không phải ông Sáu nhất quyết chỉ con bé Lan thì tui cũng không muốn nó theo cái bà tài phiệt đó. Giàu thì giàu thiệt nhưng chắc chắn là ở với bả không có thoải mái đâu. Đó! Không nói chi cho xa xôi, như mười hai năm qua con bé ghé về trại trẻ được mấy lần, được đâu có bốn lần thôi. Mà lần nào cũng vội vội vàng vàng chạy về vì sợ bị bà mẹ nuôi la. Nghĩ mà tội!

    - Em hiểu chị mà. Ẵm bồng con Lan từ cái hồi dây rốn còn rỏ máu, nên đương nhiên là chị thương con bé hơn mấy đứa nhỏ khác. Có điều hình như chị không biết phải không? Con bé Lan á, cái hôm mà nó bị mẹ bỏ ở trước trại trẻ của mình đó chị. Là ông Sáu đã phát hiện ra con bé rồi ẵm nó chạy vào trong này đưa cho em đó chớ.

    Dừng lại một chút để nhìn ra khoảng trời đã về chiều, ông Chín Tâm như thể đang hồi tưởng về đoạn kí ức đã xưa cũ.

    - Khi đó ông Sáu luống cuống lắm. Và khi thấy mặt mày con bé tím tái thì ổng sợ run, còn hỏi là con bé còn sống không nữa.

    - Và cũng vì là người đã phát hiện và cứu sống con bé nên ổng luôn ưu ái nó chớ gì. Vậy mà khi đó còn tưởng con Lan là con của ổng nữa đó. Rồi chuyện ổng biểu chú giới thiệu con Lan cho bà Phụng là sao? Là ổng muốn đưa con Lan dô nhà người đàn bà giàu có đó hả? Tui nhớ bận đó chú cứ ôm cái điện thoại bàn mà nói chuyện suốt. Nói thiệt chớ hồi đó tui còn nghĩ là chú có bồ nữa kìa. Mà chuyện hồi đó nếu chú không làm cho bà Phụng nhận con Lan thì ông Sáu đó sẽ cắt tài trợ là có thiệt không?

    - Cái gì mà tài trợ của ông Sáu chớ? Thiệt ra thì trước nay ông Sáu đó có tài trợ đồng nào cho trại trẻ mình đâu. Là của bà Phụng tất đó. Ông Sáu chỉ là người được thừa hành đem tiền đến cho mình thôi, nên cái lần dắt bà Phụng ra đây để chọn con nuôi, ông ta mới cuống quít đến nhường đó. Bởi nếu mọi chuyện không thành thì bà Phụng sẽ đòi lại số tiền mà bà ấy đã tài trợ, khi ấy sẽ lòi ra khoản tiền mà ông ta đã ăn chênh.

    - Khốn nạn vậy sao?

    Gật đầu với chị gái của mình, ông Chín tiếp.

    - Em chỉ biết được chuyện sau khi con bé Lan được bà Phụng nhận nuôi được một tuần. Hôm đó bà ấy đã lái xe đến đây và đưa cho em một số tiền rất lớn. Nói là vì con bé Lan rất ngoan, nên bà ấy rất hài lòng. Trong lúc nói chuyện qua lại thì em mới biết được sự thật. Đúng là biết người biết mặt, không biết lòng chị ạ.

    - Hèn chi sau đó ông Sáu ấy cũng không xuất hiện ở đây nữa. Thì ra là bị lòi đuôi chuột.

    Ông Chín Tâm định nói gì đó với chị gái mình, nhưng tiếng còi xe ở bên ngoài cổng trại trẻ đã không cho ông cơ hội đó.

    Huệ Lan khi ở ngoài cổng đã nhác thấy bà Thu bên trong sân, nên lúc xe vừa dừng lại nàng đã lao xuống mà chạy vào để ôm lấy người đàn bà đó. Nhìn đứa con mình nuôi hơn mười hai năm đang tíu tít gọi người khác là mẹ, bà Phụng thoáng chút không hài lòng.

    Bên kia bà Thu tinh ý nhận ra điều ấy nên bà đã vội buông Huệ Lan ra, rồi nhỏ giọng chào người khách mới tới.

    - Dạ, tôi chào bà Hai.

    Lúc này ông Chín đã xốc lại tinh thần của mình. Cúi đầu chào theo đúng lễ nghi phép tắc của một viện trưởng với mạnh thường quân. Ông Chín Tâm hướng bà Phụng nhã nhẵn chào.

    - Thật quý hóa quá bà Hai! Đã lâu lắm rồi bà mới ghé qua chỗ này.

    - Mười hai năm có lẻ!

    Bà Phụng nhàn nhạt trả lời ông Tâm. Đôi mắt sắc sảo của người nữ cường quét nhanh qua từng ngõ ngách của trại trẻ mồ côi. Cảnh tượng đông đúc của bọn trẻ nhỏ, rồi những dãy nhà được xây mới làm khuôn mặt bà Phụng bớt đâm chiêu.

    Nếu tinh ý một chút thì sẽ thấy trong đáy mắt của người đàn bà đó đang ẩn ẩn một ý cười.

    (Hết chương 9)
     
    chiqudollĐộc Chước thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng mười hai 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...