Cung Quy Đường Triều Phẩm hàm, tước vị Chính cung Hoàng hậu (皇后) [1] Chính nhất phẩm Phu nhân (夫人) : Quý phi (貴妃), Thục phi (淑妃), Đức phi (德妃), Hiền phi (賢妃) [4] Chính nhị phẩm Tần (嬪) : Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛) [3] Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛) [3] Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛) [3] Thế phụ (世婦) : Chính tam phẩm Tiệp dư (婕妤) [9] Chính tứ phẩm Mỹ nhân (美人) [9] Chính ngũ phẩm Tài nhân (才人) [9] Ngự thê (御妻) Chính lục phẩm Bảo lâm (寶林) [27] Chính thất phẩm Ngự nữ (御女) [27] Chính bát phẩm Thái nữ (采女) [27] * * * Các quy tắc trong cung: I/ [ ĐỐI VỚI CÁC TÚ NỮ SAU KHI ĐÃ ĐƯỢC XẾP TƯỚC VỊ] 1. Thẩm định cơ thể, thể trạng: - Tất cả các tú nữ sau khi được sơ phong từ các phân vị Thái nữ bát phẩm đến Tài Nhân ngũ phẩm đều sẽ được đưa đến phòng để kiểm tra qua thân thể. Sau bước này các vị Thái nữ đến Tài nhân mới có thể bước vào hậu đình. So với nhà Thanh, nhà Đường sắp xếp các phân vị của các tú nữ rồi mới kiểm tra thân thể, đạt thì mới có thể nhập cung, trở thành nữ nhân của Hoàng đế. Còn với nhà Thanh sau này chính là kiểm tra ngọc thể, dáng thể của các tú nữ rồi mới chọn lọc ra để ra mắt Hoàng đế. Việc có được chọn hay không đều phụ thuộc ở Hoàng đế, sau khi "lưu bài tử" mới sơ phong phẩm vị. 2. Ấn thủ cung sa: - Thủ cung sa chính là đánh dấu cho sự trong trắng và trinh triết của các vị Thái nữ đến Tài Nhân trước khi bước vào hậu đình. Trong kỳ kiểm tra thân thể, sau khi kiểm tra đầy đủ tất cả, bước cuối cùng chính là ấn thủ cung sa lên tay. Thủ cung sa này không bao giờ biến mất, nó chỉ biến mất sau khi Hoàng đế thị tẩm, cũng là sự minh chứng cung phi đó là người phụ nữ của Hoàng đế. 3. Đãi ngộ: - Trong quá trình này, tất cả các ngự thê đều đãi ngộ như cung nữ bình thường. Đều phải học qua các điệu múa trong cung, dáng đi thướt tha mềm mại, lúc nào cũng phải tràn đầy sức sống mới có thể hầu hạ Bệ Hạ. 4. Nơi ở: - Hoàng hậu hoặc các phi đứng đầu có quyền xếp mỗi người một chỗ hoặc xếp ba bốn người một chỗ đều được, tùy vào các nương nương có quyền hạn. II/ [ SAU KHI NHẬP CUNG] 1. Không có phong hào: - Khác với triều Thanh, tất cả các phi tần Đường triều đều dùng họ để gọi. Ví dụ [Quý Phi, Triệu thị sẽ gọi là Triệu Quý Phi] không có trường hợp ban hào nào như ở nhà Thanh. 2. Cách gọi - xưng hô: - Gọi hoàng đế là "Bệ Hạ", xưng "thần thiếp". - Từ Mỹ nhân tứ phẩm đến Hoàng Hậu trên dưới gọi "nương nương" + Tước vị thấp hơn xưng "thần thiếp" hoặc "muội". + Cung nữ, thái giám xưng "nô tì, nô tài". + Tự xưng "Bản cung /bổn cung" với các tước vị nhỏ hơn, với Thái Hậu xưng "thần thiếp", riêng Hoàng Hậu có thể xưng "nhi thiếp". - Từ bát phẩm Thái Nữ đến Ngũ phẩm Tài nhân: + Hạ nhân cung nữ đến thái giám đều gọi theo tước vị của họ (Ví dụ gọi "Tiêu Bảo Lâm, Từ Tài Nhân). Thân thiết với họ, các cung nữ hay thái giám có thể gọi" tỷ "xưng muội (chỉ khi ở riêng, còn lại vẫn phải theo quy tắc gọi theo tước vị). + Tự xưng" ta "hoặc tước vị đang có. Với Thái Hậu và các tước vị trên đều xưng" thần thiếp ". 3. Quyền nuôi con: - Nhà Đường không hạn chế phẩm vị nào có thể nuôi con. Dù là Thái nữ bát phẩm hay đến Hoàng Hậu đều có quyền nuôi con. Tuy nhiên, sinh mẫu của vị công chúa, hoàng tử đó thấp kém thì nó cũng đồng nghĩa ít được quan tâm đến và môi trường phát triển cũng kém hơn so với các bậc Tiệp Dư đến Hoàng Hậu. 4. Quy tắc đi đứng - nói chuyện: Không được đi ngang hàng với người có tước vị cao hơn, thường thì phải đi sau cách 1 - 2 bước. Khi nói chuyện, khi người có tước vị cao hơn đang nói chuyện không được xen vào trừ khi được nhắc hay hỏi đến, trường hợp tỷ muội trò chuyện không được tính vào. 5. Quy định nơi ở - sơ đồ hậu cung: [ Hoàng Hậu]: Khôn Ninh Cung - Cầm Yên điện [ Thái Hậu]: Từ Ninh cung [ Các Thái Phi Thái Tần]: Thọ Khang cung [ Nhị phẩm đến trên phi tần*] (*) Chỉ có các tước vị từ nhị phẩm trở lên mới ở những nơi này: Hàm Nhu Cung, Vũ Nhu Cung, Tịch Đình cung, Băng Hà cung, Thủy Ngưng cung, Tuyết Nhu cung, Thủy Vân cung, Y Thủy cung, Cẩm Lạc cung, Dục Thư cung, Tím Thủy cung, Tiêm Dĩnh cung, Thủy Nhứ Cung. [ Lục phẩm Bảo Lâm trở lên phi tần*] (*) Lục phẩm trở lên đến phi tần tức là các phân vị từ Lục phẩm đến tam phẩm đều có thể ở một trong các nơi trên: Nguyệt Tình điện, Thánh Bình điện, Lăng Tuyết điện, Khánh Trân điện, Vân Tuyết các, Lâm Băng hiên, Hinh Âm hiên, Hàn Uyển hiên, Lệ Ảnh điện, Nhu Nghi điện, Mặc Dương điện, Tĩnh Vũ điện. [ Thất phẩm Ngự nữ đến dưới phi tần*] (*) Ở đây ý chỉ các tước vị từ thất phẩm trở xuống đến bát phẩm Thái Nữ mới ở nơi này: Ý Thải Lâu, Hàn Yên lâu, Tích Bình các, Nhan Kỳ lâu. 6. Không có cung chủ: - Mỗi một cung, lâu, điện đều nằm riêng biệt, ở mỗi một chỗ trong Hậu Cung vậy nên không có Cung chủ cho dù là ở Lâu, Điện vì vậy mà không cần phải thỉnh an Cung chủ nào cả. Tuy nhiên đều phải ra mắt Hoàng Hậu và Tứ phi sau cuộc thẩm định thân thể. 7. Các phi tần có quyền hạn trong hậu cung có quyền đặt thêm quy tắc cho các phi tần khác và bắt buộc đều phải làm theo. 8. Quy định về màu sắc: - Không được dùng các màu như huyền sắc, minh hoàng, đỏ thẫm, màu trắng đối với các phi tần. 9. Hoa văn thêu y phục, khăn tay: [ Thái Hậu, Hoàng Hậu] Dùng hoa mẫu đơn, loan điểu. [ Tiệp dư đến nhất phẩm Tứ Phi] Hải đường, hoa sen, phù dung, tịnh đế liên. [ Tài nhân, Mỹ nhân] Hoa mai, hoa lan, thủy tiên. [ Ngự nữ, Thái nữ] Thược dược, cúc hoa, bách hợp. 10. Phục sức: [ Thái Hậu, Hoàng Hậu] + Màu sắc y phục: Kim hoàng, minh hoàng + Họa tiết thêu / quy định y phục: Loại áo thường dùng là điểu triều phượng thêu văn triều phục. Thêu lụa hoa thụy thảo vân, lụa như ý thêu năm màu tường vân triều phục, mẫu đơn phượng hoàng văn phối hoa cẩm sam, váy dài mỏng thêu mẫu đơn thủy yên uốn lượn Y phục sử dụng loại gấm Tứ Xuyên. [ Chính nhị phẩm đến tứ phi] + Màu sắc y phục: Hạnh hoàng sắc, trừ chính hồng, minh hoàng. + Họa tiết thêu / quy định y phục: Váy thêu bách hoa hoặc đoàn điệp bách hoa sương khói đuôi phượng, trăng non đuôi phượng váy lụa. Áo choàng dùng gấm nam mao, xiêm y cân vạt the mỏng, bạch văn hoa thêu bằng tơ vàng, hoa sam dệt lụa năm màu sắc. [ Chính nhị phẩm xuống đến tam phẩm] + Màu sắc y phục: Vàng nhạt + Họa tiết thêu / quy định y phục: Áo trên dùng loại Tỳ bà khâm, cẩm y thêu vân nhạn. Viền áo bên ngoài viền vàng Cẩm trường y. Cẩm y vân phi trang đoạn hoa dệt bách hoa phi điệp. Áo choàng làm bằng lông, da thú. Váy phỉ thúy yên thêu lụa hoa vân, váy tán hoa như ý thêu mây khói, váy điệp hí thủy tiên. Dùng lụa thêu của sưởng y để may. [ Từ tam phẩm xuống đến ngũ phẩm tài nhân] + Màu sắc y phục: Màu sắc nhẹ nhàng + Họa tiết thêu / quy định y phục: Văn y dùng bích hà vân văn liên châu, khổng tước. Váy lụa lũ kim trăm điệp xuyên hoa vân, váy lung hoa mai trâm thủy, váy lụa phấn hà cẩm thụ ngó sen ti, váy lụa y thủy bách hoa, váy bách hợp la. Văn phục phác họa bảo tương hoa. Y phục đoàn cẩm trác hoa, áo hoa cẩm tú song điệp điền, y phục nhũ văn sa, vân nhạn tế cẩm y. Áo lụa bạch ngọc lan tán hoa. [ Từ ngũ phẩm tài nhân xuống đến bát phẩm thái nữ] + Màu sắc y phục: Màu sắc nhẹ nhàng + Họa tiết thêu / quy định y phục: Váy lụa thêu sam, vây thêu hoa trăm điệp, váy thêu hoa bông, váy thêu như ý, váy lụa nhu miên. Áo khoác tơ lụa, áo hoa theo tố nhung. [ Tú nữ] Y phục của tú nữ đơn điệu, váy thêu tuyến áo bông. 11. Các dạng tóc vấn với từng tước vị của Phi tần, tú nữ, cung nữ: [ PHI TẦN] - Từ chính nhị phẩm trở lên: Linh xà, vọng tiên, lưu tiên, dao đài, phụng tiên (có thể sử dụng kim chất phượng thoa). - Từ tam phẩm đến chính ngũ phẩm: Bách hoa, hợp hoan, tùy vân, triều nguyệt, kinh hộc, tường vân (trang sức có nạm ngọc, châu tua, từ ngũ phẩm trở lên có thể đeo tua hai chi). - Từ lục phẩm trở xuống: Song hoàn, hồ lô, bách hợp (trang sức bằng ngọc hoặc bằng bạc chất tế điền, không được dùng hơn năm phụ kiện). [ TÚ NỮ] - Búi tóc thường là song kế, như ý, phiên viên (dùng ngọc chất châu hoa để trang điểm kiểu tóc). [ CUNG NỮ] - Búi tóc theo kiểu sườn, rũ búi tóc, thả chỉ nhưng phối hai quả trâm hoa, không được lạm dụng vàng bạc ngọc sức, có thể dùng các loại trâm gỗ, đồng. 12. Trang điểm - Cách vẽ hình hoa trên trán: Hình hoa trên trán không thể tùy tiện vẽ lúc nào cũng được, những hình hoa này chỉ được vẽ vào những dịp lễ trọng đại. Những hình hoa trên trán cũng được phân theo bậc: + [ Thái Hậu, Hoàng Hậu] Hoa mẫu đơn, loan điểu. + [ Tiệp dư đến nhất phẩm Tứ Phi] Hải đường, hoa sen, phù dung, tịnh đế liên. + [ Tài nhân, Mỹ nhân] Hoa mai, hoa lan, thủy tiên. + [ Ngự nữ, Thái nữ] Thược dược, cúc hoa, bách hợp. - Cách vẽ chân mày: Cổ nhân nhà Đường vẫn hay có câu" đạm tảo nga mi "ý chỉ lông mày tô nhạt, đây cũng là nét kẻ chân mày đặc trưng của phụ nữ nhà Đường. Vẽ lông mày mảnh và dày. Kẻ khuôn lông mày rộng nhưng ngắn. - Vẽ má lúm: Bên cạnh những bước cơ bản như phấn nền, son và bột vàng, lông mày được tô xanh theo các kiểu đa dạng và họ đặc biệt vẽ cả" má lúm đồng tiền". Má lúm này thường được vẽ hai bên khóe miệng và về phần dưới của má thì sẽ được đánh má hồng.