I. CÁCH LÀM THƠ LỤC BÁT Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau. A - Vần trong thơ lục bát: Thanh bằng: thanh không dấu (thanh ngang), hoặc có dấu huyền. Thanh trắc: thanh có các dấu còn lại, sắc, hỏi, ngã, nặng,... B - Luật thanh trong thơ lục bát Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B Ví dụ: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân B - T - B Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể. Ví dụ: Có sáo thì sáo nước trong T-T-B Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B hay: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B C - Cách gieo vần trong thơ lục bát Thơ lục bát cí cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần. Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp. Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau): Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó. Ví dụ: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại. Ví dụ: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn
II. CÁCH LÀM THƠ SONG THẤT LỤC BÁT Thơ song thất lục bát là thơ gồm có 4 câu đi liền với nhau, trong đó là hai câu 7 tiếng (câu thất 1 và câu thất 2), kế tiếp là câu lục và câu bát. Về luật vần ở câu lục và bát thì hoàn toàn là giống thơ lục bát, không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến hai câu thất. Luât thanh không phải ở các từ 2-4-6 như các thể thơ khác mà lại chú ý vào các tiếng 3-5-7. Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là T-B-T Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là B-T-B Các tiếng 1-2-4-6 tự do về thanh. Ví dụ: Lòng này gửi gió đông có tiện T-B-T Nghìn vàng xin gửi đến non yên B-T-B Về cách gieo vần cũng khác các thể thơ khác. Các thể thơ khác chỉ gieo vần ở thanh bằng, nhưng thơ song thất lục bát gieo vần ở cả tiếng thanh trắc và thanh bằng. Tiếng thứ 7 của câu thất 1 thanh trắc vần với tiếng thứ 5 thanh trắc của câu thất 2. Tiếng thứ 7 của câu thất 2 thanh bằng vần với tiếng thứ 6 câu lục kế. Ví dụ: Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời. Trong bài thơ có nhiều câu thơ song thất lục bát thì để nối hai nhóm câu lại về vần thì ta lấy tiếng thứ 8 thanh bằng của câu bát vần với tiếng thứ 5 thanh bằng của câu thất 1 kế tiếp. Ví dụ: Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu... Cách ngắt nhịp trong 2 câu thất của thơ này là nhịp lẻ, tức là nhịp 3/4 hay là 2/1/4.
III. THẤT NGÔN TỨ TUYỆT Bài 1. Thơ thất ngôn tứ tuyệt 3 vần không đối, luật bằng Bảng luật: B - B - T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) Thí dụ: GIÃ BẠN Về Lim giã bạn buổi khoan hò Tiễn bước theo dòng mải đắn đo Biệt khúc đưa người xin ở lại Rằng thôi đã hẹn phải xuôi đò. KHOAN VỀ Xin người hãy ở chứ đừng đi Hội vãn mình chưa hẹn ước gì Quán nhỏ sau đình em lẻ bóng Xa chàng thiếp trọn mối tình si.
2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối) Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng: BẢNG LUẬT: B - B - T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ). Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Bài thơ thí dụ để minh họa: 1. Đôi mình cách biển lại ngăn sông Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông Hoàng Thứ Lang 2. Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man Mộng ước tình ta đã lụn tàn Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích Mi buồn lệ ứa mãi không tan Hoàng Thứ Lang 3. Rừng phong nhuộm tím cả khung trời Lá úa lìa cành gió cuốn rơi Lối cũ đường xưa em đếm bước Miên man kỷ niệm đã xa vời Hoàng Thứ Lang Sau đây là Luật về Điệu thơ: Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu. Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau: 1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa. 2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng. 3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau nầy khi "nhuyễn" rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ.