Ngay trong bài học đầu tiên của khoa quản trị kinh doanh ở Harvard, bạn sẽ được dạy rằng: Con đường làm giàu nhanh nhất là lừa đảo. Các giáo sư đã mở đầu như vậy khi sinh viên bước vào năm học thứ 2, mà cụ thể tôi xin Việt hóa chương đó với cái tên: Chạy đâu cho khỏi nắng. Trong bài viết này, tôi sẽ trích đoạn phần đó để gửi tới các bạn. Lừa đảo tài chính là dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt công sức lao động của người khác. Vốn dĩ tiền của một người cầm trong tay không tự sinh ra, nó được sinh ra từ công sức lao động để đổi bằng vật ngang giá chung (tiền) hoặc lấy từ người khác. Sức lao động thì bao giờ cũng hữu hạn, và lấy từ người khác bao giờ cũng nhanh hơn. Điều này xảy ra ở mọi hình thái xã hội, mọi chế độ, mọi tầng lớp. Ví dụ ở tầng lớp lao động phổ thông: 5 người thợ xây lao động một ngày 11 tiếng, tiền công 400K/ngày. Nhưng buổi tối họ đem đánh bạc ở sòng và lần lượt thua ở các thời điểm khác nhau, nhưng phần lớn công sức lao động của họ đã được chuyển sang người khác. Một kỹ sư công nghệ ở Việt Nam có mức thu nhập 80K$/năm & một quán bún bán hàng tạ bún mỗi ngày nhưng không hề có thuế thu nhập. Họ cũng không tham gia cờ bạc, họ sống rất giản dị vậy liệu họ có thoát khỏi quy tắc trên? Tất nhiên họ vẫn không thoát được, bởi đó là chạy đâu cho khỏi nắng. Hãy xem họ có thể sử dụng tiền để làm gì sau đó? Đối với Việt Nam thì hầu hết rồi số tiền này sẽ được đổ vào BĐS. Nếu bạn đang sở hữu 2 BĐS trở lên thì xin chúc mừng bạn, còn nếu đó là duy nhất thì bạn có lẽ đã sang tay một phần rất lớn công sức lao động của mình để đổi lấy một chỗ ở. Hãy tự hỏi bạn đã phải mất bao nhiêu công sức để có một chỗ ở? Biết rằng mua thứ gì cũng phải trả tiền, nhưng bằng cách đưa nó lên một mức giá không tương xứng với mức tiền bỏ ra, bạn sẽ dính vào quy tắc kia. Xin nhấn mạnh lại là sự không tương xứng, ngay lúc này bạn có thể đang đọc bài viết trong một căn nhà có giá 5 – 8 tỷ là bình thường. Nó không phải giá ảo, bạn bán sẽ có ngay số tiền đó, nhưng hãy thử thật lòng xem ngoài giá tiền rất khá ra, giá trị mang lại đã/đang mang đến một ngôi nhà thực thụ chưa? Cái hay trong câu chuyện này là tiền vẫn của chúng ta, nhà vẫn của chúng ta, bán ra thì có tiền phát một nên ta có bao giờ cảm thấy được sự "mất mát". Nhưng rút cuộc thì vẫn chỉ là kiến bò miệng chén. Rõ ràng khi nhìn tổng quan toàn xã hội sẽ thấy rằng một phần rất lớn giá trị lao động được chuyển vào đó, tất cả không ai tránh được. Cái rất nhiều người đang có là cảm giác giàu có, không phải sự giàu có thật sự. Đó là cảm giác thật phê pha khi căn nhà mình tính theo giá trị giờ cũng phải 5 6 tỷ, không hề ít, nhưng nhìn thẳng vào nó đi nào: Một căn nhà trong ngõ giữa thủ đô, chẳng sân chẳng vườn, chẳng cửa sổ 2 bên, phía trước thì rào kín bằng chuồng cọp, phía sau cũng kín bưng bởi nhà khác. Đó lẽ nào là một cuộc sống tiện nghi? Không phải rồi, nhưng theo giá trị thì lại rất lớn. Chúng ta có một hệ quả là ai cũng khá giàu có nếu tính theo tài sản (BĐS) nhưng tiêu chuẩn sống thì không "sướng" lắm. Đây là vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà có ở rất nhiều quốc gia khác nhau, kể cả ở các đất nước phát triển hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục đề tài này với một quốc gia rất phát triển, ở vị thế số 1 thế giới là Mỹ. Liệu người dân ở đây có sử dụng được trọn công sức mình làm ra hay không? Đại học Harvard và những kiến thức kinh tế đầy chuyên sâu Thực tế ở đâu cũng vậy, sẽ chẳng có ai ăn cướp của bạn bằng dao và súng. Hoặc bạn tự dâng lên bằng hai tay với tất cả lòng thành kính hoặc bạn bị luộc như luộc ếch, nước sôi từ từ và không nhận ra. Nhưng bạn sẽ bị luộc, đó là quy luật tất yếu. (Theo cụ Karl Mark gọi là bóc lột). Tôi có vài dữ liệu cho bạn: Có tới 89% người trẻ có trình độ ĐH ở Mỹ sở hữu CK. 30% là tỉ lệ người dân Mỹ sở hữu CK trực tiếp, 89% là tỉ lệ sở hữu CK của người dân Mỹ cả trực tiếp & gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư Về cơ bản CK Mỹ đã tăng dài hạn và ổn định qua nhiều năm (Tỉ lệ thuận với quy mô tổng GDP Mỹ). Vậy nếu hầu hết dân số nắm giữ CK, phần thặng dư gần như chia cho toàn bộ dân chúng thì cả đất nước phải cùng nhau giàu có chứ. Sẽ đúng là như vậy nếu chúng ta không có 2 vấn đề: Các nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, lướt sóng v. V và sau đó lỗ phần lớn tiền tích lũy của họ từ lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác. Các quỹ đầu tư thua lỗ 1 cách ngớ ngẩn nhưng có "kế hoạch", bản chất để chuyển một phần rất lớn tiền (tức là giá trị lao động, công sức của nhà đầu tư) sang 1 nhóm lợi ích. Với 2 vấn đề này thì hệ quả cuối cùng là một phần rất rất lớn tiền của nhà đầu tư cá nhân và thông qua các quỹ đều bị "bòn rút" cực đẹp. Trước khi được các giáo sư ở Harvard thông não, tôi từng cho rằng: Các quỹ đầu tư sở hữu nhiều trăm triệu đô hay cả nhiều tỷ đô vẫn có thể đu đỉnh & cắt đáy ngớ ngẩn. Thật kỳ lạ, họ có cả đống chuyên gia giỏi nhất mọi lĩnh vực: Xu hướng, quy luật, quản trị tổng quan, PTKT, thậm chí là tin mật nhưng lại hành động ngu ngơ như một trader mới vào nghề. Họ không hề ngu, họ chỉ làm một việc ở thời điểm nó cần xảy ra, và của cải tiền bạc sẽ lại quy về một mối. Và cuối cùng, thành quả thì chỉ là nhất thời, tính vĩnh cửu là toàn xã hội sẽ lại dồn tiền về một mối đầy hợp lệ. Hãy nhìn Tesla kinh doanh đầy đột phá lời 4 tỷ đô / năm. Các nhà đầu tư bán khống Tesla trong năm nay đã lỗ ít nhất 50 tỷ đô. 50 tỷ đô kia đã đi đâu? 10 năm làm thật ăn thật không bằng 1 năm lừa công sức của người khác. Và số tiền bán khống này không chỉ các nhà đầu tư cá nhân, rất nhiều quỹ lớn đã tham gia và bị thanh lý. Nguồn CNN, thời điểm đó Tesla mới 5xx$ (Lỗ 35 tỷ), giá tạm cao nhất nó đã lên 65x$. Vậy đấy, dù trực tiếp hay gián tiếp phần lớn chúng ta sẽ hao tổn 1/3 đời người (thời gian lao động) cho người khác thông qua các hình thức: Cờ bạc, các hoạt động với mong ước giàu đột biến. Phải mua sản phẩm với giá trên trời (Xe, thực phẩm, thuốc, BĐS v. V) Thông qua các hoạt động đầu tư chính thống như CK, Vàng In tiền và lạm phát, xuất nhập khẩu lạm phát (Không đề cập trong bài này) Thật tuyệt vời chúng ta được cung cấp đủ thứ công cụ "làm giàu", nào là cờ bạc, nào là forex, nào là vàng và chứng khoán giờ đây còn thêm món Bitcoin, Cryptocurrency. Mọi sân chơi, cho mọi đối tượng ở mọi trình độ. Người đam mê thể thao có thể cá độ bóng đá, người ghét cờ bạc lại đi mua cổ phiếu, và cứ như vậy. Xin hiểu rằng với một cá nhân đơn lẻ, có thể rằng bạn có lợi hay 1 cộng đồng có thể có lợi ở 1 thời điểm nhất định. Nhưng kết quả tổng quan toàn xã hội đó đều là các phương pháp dồn tiền nhiều người về một người, chỉ khác nhau cách thức hoạt động, không hề khác bản chất. Vị giáo sư đáng kinh đã minh họa cho tôi bằng một câu chuyện thuần châu Á: Tôn Ngộ Không tưởng mình tài giỏi, đi tới tận cùng đất trời nhưng nhưng ra mãi chỉ quanh quẩn trong bàn tay của Phật Tổ. Và đó gọi là chạy đâu cho khỏi nắng. Nguồn: Hoài Phong