Quang Hợp Ở Thực Vật - Sinh Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 10 Tháng sáu 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

    1. Quang hợp là gì?

    Quang hợp ở cây xanh là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo

    Ra cacbohiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.

    2. Vai trò của quang hợp

    * Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.

    * Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

    * Điều hòa không khí: Giải phóng O2 và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính).

    II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

    [​IMG]

    1. Các đặc điểm của lá thích nghi với chức năng quang hợp

    * Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

    * Lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp

    * Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô lá.

    * Trong tế bào lá có nhiều những hạt màu lục (nhìn thấy qua kính hiển vi quang học) gọi là lục lạp.

    2. Lục lạp là bào quan quang hợp

    [​IMG]

    3. Hệ sắc tố quang hợp

    + Diệp lục a, có chức năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH

    + Diệp lục b, có chứca năng truyền năng lượng ánh sáng.

    - Carôtenôit (sắc tố đỏ, da cam, vàng) : Carôten và xantôphin, có chức năng truyền năng lượng ánh sáng tới diệp lục a.

    III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP

    1. Ánh sáng

    * Khi nồng độ CO2 tăng, tăng cường độ ánh sáng sẽ làm tăng cường độ quang hợp.

    *Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp không tác động đơn lẻ mà trong mối tương tác với các nhân tố khác của môi trường.

    *Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau (cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng).

    *Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia sáng đỏ và tia sáng xanh tím.

    *Tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin

    *Tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

    2. Nồng độ CO2

    - Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được: 0.008-0.01%.

    - Lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm cho đến trị số bảo hòa CO2, vượt qua trị số đó cường độ quang hợp giảm.

    3. Nước

    * Cây thiếu nước đến 40-60% quang hợp giảm mạnh hoặc ngừng trệ.

    * Khi thiếu nước cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

    4. Nhiệt độ

    - Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

    - Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đều làm ngừng quang hợp.

    5. Các nguyên tố khoáng

    * Tham gia cấu thành enzim và diệp lục.

    * Điều tiết độ mở của khí khổng.

    * Liên quan đến quang phân li nước.

    IV. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO

    - Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng.

    - Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.

    - Sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng.

    - Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô..
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...