QUẦN XÃ SINH VẬT Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật của nhiều loài, có chung không gian sống ở một thời điểm nhất Định và có mối quan hệ tương tác với nhau. I. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã - Thành phần loài trong quần xã được thể hiện qua số lượng các loài, số lượng cá thể của mỗi loài; loài ưu thế, loài đặc trưng. + Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của từng loài cao. + Loài ưu thế là các loài có vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh. Ví dụ trong quần xã trên cạn, các loài cây có hạt là các loài ưu thế. + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó (cá cóc loài đặc trưng của rừng nhiệt đới Tam Đảo) hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng so với các loài khác (cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh). 2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã - Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. - Xu hướng phân bố cá thể trong quần xã: Có xu hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường và làm giảm mức độ canh tranh giữa các loài (do phân hóa ổ sinh thái của các loài) - Thường có 2 dạng phân bố: + Theo chiều thẳng đứng: Ví dụ sự phân tầng các loài cây trong rừng mưa nhiệt đới để thích nghi với điều kiện chiếu sáng → kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. + Theo chiều ngang: Các loài thường tập trung ở vùng có điều sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, thức ăn dồi dào.. ví dụ sự phân bố của sinh vật đi từ vùng đất ven biển đến vùng ngập nước ven bờ và vùng khơi xa là khác nhau. II. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ Bao gồm: + Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh (+, +) Hợp tác (+, +), Hội sinh (0, +). + Quan hệ đối kháng: Cạnh tranh (-, -) Tiêu diệt con mồi (+, -), Kí sinh-vật chủ (+, -) Ức chế cảm nhiễm (0, -). Hiện tượng không chế sinh học: Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. III. DIỄN THÊ SINH THÁI 1. Khái niệm: DTST là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau tương ứng với sự biến đổi của môi trường. 2. Các loại diễn thế A. Diễn thế nguyên sinh: Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật gồm 3 giai đoạn + Hình thành quần xã tiên phong + Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) hình thành các quần xã chuyển tiếp + Giai đoạn cuối (đỉnh cực) hình thành quần xã tương đối ổn định B. Diễn thế thứ sinh: Diễn ra ở môi trường đã từng tồn tại một quần xã sinh vật nhưng đã bị hủy diệt hoàn toàn Do thiên tai hoặc do con người nay được khôi phục. Diễn thế thứ sinh tuy cũng dẫn đến một dãy các quần xã nối tiếp (điều kiện sống thuận lợi) nhưng thực tế không đạt đến trạng thái đỉnh cực mà thường là một quần xã ổn định có độ đa dạng thấp hoặc một quần xã bị suy thoái (điều kiện bất lợi). C. Nguyên nhân của diễn thế - Nguyên nhân bên ngoài: Như thay đổi khí hậu, thiên tai.. tác động mạnh mẽ lên quần xã, đào thải loài này đồng thời tiếp nhận những loài sinh vật thích nghi hơn làm cho quần xã biến đổi. - Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm loài trong quần xã. Nhóm loài ưu thế hoạt động mạnh mẽ sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn thành loài ưu thế mới. Tuy nhiên hoạt động khai thác tài nguyên của con người là nguyên nhân bên trong quan trọng gây diễn thế làm quần xã sinh vật bị suy thoái.