Quần xã sinh vật là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 3 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    1, Quần xã sinh vật là gì?

    Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là Quần xã sinh vật.

    Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, có cấu trúc ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

    Ví dụ về quần xã: Rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng..


    [​IMG]

    Số lượng các loài trong quần xã

    - Đa dạng và phong phú về số lượng loài trong quần xã.

    - Độ nhiều: Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

    - Độ thường gặp: Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.


    Thành phần loài trong quần xã

    - Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

    - Loài đặc trưng: Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.


    Quan hệ giữa các loài trong quần xã

    Trong quá trình chung sống giữa các loài trong quần xã tồn tại 2 mối quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

    - Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

    - Quan hệ đối kháng: Cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.

    Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở 1 mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do các mối quan hệ với các loài khác trong quần xã.


    [​IMG]

    2, Các đặc điểm cơ bản của quần xã

    - Tập hợp nhiều quần thể khác loài

    - Không gian sống gọi là sinh cảnh.

    - Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.

    - Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.

    - Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học


    - Các đặc trưng cơ bản gồm:

    + Thành phần loài

    Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng

    Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.

    Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.

    Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.


    [​IMG]

    + Phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

    Phân bố theo chiều thẳng đứng: Sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.

    Phân bố theo chiều ngang. Ví dụ: Phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.


    3, Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

    - Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.

    - Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.

    Ví dụ: Chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh, nhiều loài động vật như ếch, nhái, cú.. hoạt động vào ban ngày ít, đêm nhiều, cây rụng lá vào mùa đông.

    4, Các yếu tố quyết định quần xã sinh vật


    Hai yếu tố quan trọng quyết định động vật và thực vật sống trong quần xã sinh vật nào là nhiệt độ và lượng mưa. Tùy thuộc vào phạm vi nhiệt độ và lượng mưa hàng năm tồn tại trong quần xã sinh vật, số lượng loài có thể sống ở đó sẽ phụ thuộc.

    [​IMG]

    5, Các loại quần xã sinh vật tồn tại trên thế giới

    - Quần xã sinh vật ở rừng

    - Đồng cỏ

    - Quần xã sinh vật của lãnh nguyên

    - Sa mạc

    - Quần xã sinh vật nước ngọt

    - Quần xã sinh vật biển


    (Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
    Hải Nguyệt Linh Thư thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...