Quần xã là gì? Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống trong khoảng thời gian và không gian xác định. Các quần thể trong quần xã có quan hệ dinh dưỡng với nhau, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất Vì vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Quần xã có những đặc trưng nào? - Đặc trưng về thành phần loài: Thành phần loài của quần xã được thể hiện thông qua số lượng các loài trong quần xã, số các thể mỗi loài; loài ưu thế loài đặc trưng + Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài: Thể hiện mức độ đa dạng của quần xã, thay đổi, biến động, không cố định + Loài ưu thế: Loài có số lượng cá thể chiếm số lượng lướn trong quần thể, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Loài ưu thế đôi khi hoạt động quá mạnh, có thể làm thay đổi các điều kiện, mối quan hệ của các loài trong quần xã, thậm chí còn có thể "tự đào huyệt chôn mình" +Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó, hoặc có số lượng trong quần xã nhiều hơn các loài khác, có vai trò quan trọng hơn các loài khác. - Đặc trưng về phân bố cá thể trong quần xã: Phân bố của loài trong quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nguồn sống Xu hướng của phân bố cá thể là để giảm bớt sự cạnh tranh của mỗi loài trong quần xã Có 2 dạng phân bố chủ yếu: + Phân bố theo chiều ngang: Sự phân bố trải dài theo chiều ngang của quần xã, như sự phân bố của các loài sinh vật trải từ ven bờ ra ngoài khơi, sinh vật từ chân núi đến sườn núi.. + Phân bố theo chiều đứng: Sự phân bố này thường gặp ở thực vật, các loài cây có nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau, nên có sự phân bố khác nhau, kéo theo sự phân bố của các loài động vật, hay sự phân bố của các loài sinh vật theo tầng nước.. Quần xã có các môi quan hệ nào? - Quan hệ sinh thái; + Quan hệ hỗ trợ: Các loài trong mối quan hệ có lợi hoặc ít nhất là không bị hại, gồm có các quan hệ: Cộng sinnh (2 loài đều có quan hệ nhất thiết, chặt chẽ, đều có lợi) ; hợp tác (2 loài có lợi, nhưng không nhất thiết phải có nhau) : Hội sinh (1 loài có lợi, 1 loài không có hại mà cũng không có lơi). Cộng sinh giữa nấm và thân gỗ Hợp tác giữa sáo mỏ đỏ và linh dương Hội sinh giữa phong lan và thân gỗ + Quan hệ đối kháng: Các mối quan hệ đều có ít nhất 1 loài bị hại, là động lực của tiến hóa, gồm có: Cạnh tranh (2 loài đều có hại) ; ức chế cảm nhiễm (1 loài trong quá trình thực hiện chu trình sống, vô tình gây loại cho loài khác) ; vật ăn thịt- con mồi; kí sinh (nửa kí sinh) - vật chủ Tảo nở hoa gây hại cho sv khác - Quan hệ khống chế: Số các thể ở loài này kìm hãm sự phát triển số cá thể ở loài khác, duy trì trạng thái cân bằng cho quần xã, tương ứng với điều kiện môi trường.