Quân tử chi giao đạm nhược thủy nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 26 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Quân tử chi giao đạm nhược thủy nghĩa là gì?

    [​IMG]

    Người ta hay nói, tình bạn của người quân tử như nước. Ở đây không phải chỉ quân tử kết giao nhạt nhòa, mà là vì người quân tử, không a dua nịnh hót, không đua đòi bon chen. Tình bạn của họ, như bèo nước tương kiến, nhưng lại tương quan mật thiết. Tình bạn thật sự, phải thuần khiết như nước, không trộn lẫn tạo niệm, lợi dụng lẫn nhau. Chẳng như "tiểu nhân chi giao cam nhược lễ" ý chỉ tình bạn của kẻ tiểu nhân ngọt bùi như rượu, nồng nàn dễ say đắm, dễ phạm lỗi lầm, vạn kiếp bất phục.

    Người ngoài nhìn vào tình bạn của kẻ quân tử, thường mở miệng cười khinh. Kẻ kết giao mà không chén rượu chén chè, há lại còn vui thú? Thế nhưng bạn bè thật sự, phải là loại dù bình thường ít tỏ ra thân thiết, nhưng khi cần giúp đỡ lại có ngay bên cạnh, vươn tay hỗ trợ mà không một lời oán than, chứ không phải những kẻ bình thường tỏ vẻ thân thiết, đến lúc cần lại chạy bay biến.

    Nhiều người nghe đến từ "nhạt", hay "như nước", sẽ nghĩ tình cảm này là nhạt nhẽo, chán lèo phèo. Tuy nhiên không phải thế. Người quân tử là kẻ dùng lễ để đối đãi, trên kính dưới nhường, nho nhã lễ độ. Người này đối với bạn bè thì tôn trọng lẫn nhau, không vì quá thân thiết mà vượt quyền hạn, chạm vào sự cá nhân riêng tư. Đối với quân tử, dù trong lòng có đối phương, khi gặp mặt vẫn giữ lễ giữ nghĩa, không vồn vã to tiếng, xun xoe tâng bốc.

    Bản chất của nước không phải nhạt nhẽo, mà là thanh khiết. Chúng luôn trước sau như một, không trong ngoài bất nhất. Nước trong thấu đến lòng, người quân tử cũng nhất nhất như thế.

    Từ xưa đến nay, không ích người kết giao vì lợi ích, giàu sang thì xun xoe, lấy lòng, nhưng lúc hoạn nạn sẽ vứt bỏ nhau, thậm chí đôi khi chỉ vì lợi ích nhỏ mà sẵn sàng đâm sau lưng bạn bè. Người quân tử thì ngược lại, chính lúc hoạn nạn lại sẵn sàng vươn tay giúp đỡ.


    Điển cố của quân ử chi giao đạm nhược thủy?



    [​IMG]

    Tiết Nhân Quý là danh tướng thời Đường, từ nhỏ đã chuyên tâm luyện văn luyện võ nhưng gia cảnh lại vô cùng bần hàn khó khăn. Thời điểm chưa được công thành danh toại, vợ chồng Tiết Nhân Quý sống trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

    Tiết Nhân Quý kết nghĩa anh em với Vương Mậu Sinh. Vợ chồng Vương Mậu Sinh không chê gia cảnh Tiết Nhân Quý, mà còn thường xuyên tiếp tế cho họ, dù bản thân cũng không phải giàu có gì.

    Về sau, Tiết Nhân Quý đi theo Đường Thái Tông chinh chiến nhiều năm, lập được chiến công hiển hách, nhờ đó mà được phong làm Bình Liêu Vương.

    Ngày Tiết Nhân Quý nhậm chức, văn võ bá quan trong triều đến chúc mừng ông, nhưng Tiết Nhân Quý đều khước từ không nhận quà của mọi người. Duy chỉ có hai vò "rượu ngon" mà Vương Mậu Sinh gửi đến là Tiết Nhân Quý nhận lấy.

    Vừa mở vò rượu ra thì quan chấp sự Khải Phong giật mình sợ hãi, bởi ông phát hiện ra vò rượu bên trong lại toàn là nước lã.

    Tiết Nhân Quý nghe chuyện, chẳng những không tức giận mà còn lệnh cho quan chấp sự mang bát ra, trước mặt mọi người uống ba bát nước trong mà Vương Mậu Sinh đưa tới.

    Văn võ bá quan thấy vậy, lấy làm khó hiểu, Tiết Nhân Quý liền nói:

    "Lúc trước, khi ta khốn khó, tất cả đều nương nhờ vào sự giúp đỡ của vợ chồng Vương huynh. Nếu không có sự giúp đỡ của họ sẽ không có vinh hoa phú quý của ta ngày hôm nay. Hiện giờ hậu lễ của các vị, ta không nhận, lại cố tình nhận lấy nước trong do Vương huynh đưa tới, bởi vì ta biết Vương huynh bần hàn. Tặng ta nước trong cũng là tâm ý tốt của Vương huynh, đây gọi là người quân tử kết giao đạm nhạt như nước."

    Từ đó về sau, mối quan hệ giữa Tiết Nhân Quý và Vương Mậu Sinh càng thêm gắn bó thắm thiết hơn. Giai thoại "Quân tử chi giao đạm nhược thủy" cũng vì thế mà được lưu truyền.


    Tướng người quân tử.

    Hiển nhiên không thể chỉ vì vẻ bề ngoài mà đánh giá một con người, nhưng có một số việc, tướng mạo lại có thể phản ứng rõ. Thế nên số cách "nhận biết" người quân tử dưới đây, bạn có thể tham khảo.

    Đầu tiên, người quân tử khác kẻ tiêu nhân ở dáng dứng. Làm người ngay thẳng tựa tùng trúc, dáng người thẳng tấp, lưng thẳng ngay ngắn. Ngược lại kẻ tiểu nhân lại lươn lẹo luồn cúi.

    Thứ hai chính là tướng ngồi. Người xưa dạy rằng, dáng người quân tử, đứng ngồi đều có tu dưỡng, lưng thẳng không cong, khí chất phong độ rõ ràng. Khi ngồi nói chuyện, đầu luôn giữ thẳng, ngay mắt ngay ngắn, không như kẻ tiểu nhân láo liên không ngừng, suy tính lắm đường.


    Khí chất của người quân tử

    Đức hạnh của người quân tử xưa thường được biểu trưng bằng một số loài cây cối hoa cỏ phổ biến trong đó có Tùng được ca ngợi nhiều nhất. Tùng là cây cảnh được xếp vào hàng tam kiệt cùng với Trúc, Mai.

    Khí chất của người quân tử, còn là biết nhường nhịn giữ vững hòa khí, thế nhưng lại mất đi ý kiến cá nhân, gió chiều nào theo chiều ấy. Ngoài ra, nhường nhịn cũng là một khí chất của người quân tử. Cổ nhân giảng: Người học rộng biết nhiều mà lại có thể khiêm nhượng, nhường nhịn người khác, đối với việc thiện thì không bê trễ, người như vậy được xưng là người quân tử. Người quân tử không yêu cầu người khác mà ở bất cứ lúc nào, việc nào đều tự yêu cầu bản thân mình, không làm việc có lỗi.


    [​IMG]

    Bên trên là giải nghĩa về câu "Quân tử chi giao đạm nhược thủy" cùng một số câu hỏi liên quan, mong sẽ giúp ích được mọi người.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...