Quan niệm thơ của Chế Lan Viên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 16 Tháng mười một 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    483
    [​IMG]

    QUAN NIỆM THƠ CHẾ LAN VIÊN VÀ MỘT SỐ CÁCH VẬN DỤNG

    1. "Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói

    Chỉ nói thôi mới nói hết cuộc đời"

    (Chế Lan Viên)

    Dùng khi bạn muốn nhấn mạnh việc các nhà thơ phải cất lên hết tiếng nói của cuộc đời thì thơ anh mới có sức ôm trọn thực tại.. Tham khảo: Tôi nhớ Chế Lan Viên một thuở nào tha thiết mà rằng: "Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết cuộc đời" Có chăng, mỗi nhà thơ trước khi đặt bút lên từng trang sách, họ lại phải bập bẹ tập nói, nói tiếng nói của cuộc đời. Trên ý nghĩ ấy, tôi nghĩ ngay đến Tố Hữu với vần thơ mang đậm tiếng nói của nhân dân trong lao động và kháng chiến. Việt Bắc ra đời, thêm một lần minh chứng cho nhiệt tâm và nhiệt thành của Tổ hữu với đời sống nhân dân..

    2. "Thi sĩ không phải là người, nó là người Mơ, người Say, người Điên"

    Dùng khi bạn muốn diễn tả trạng thái khác thường của tác giả nào đó.. Tham khảo: Thơ ca là thế giới của những điều mơ hồ và bí ẩn, có chăng vì thế mà những tâm hồn tìm đến thì cũng mang đầy nét quyến rũ, mãnh liệt đến lạ thường. Chế Lan Viên từng viết: "Thi sĩ không phải là người, nó là người Mơ, người Say, người Điên". Và tôi cũng thấy một tâm hồn thị sĩ đang "Mơ", đang "say", đang "Điên" cùng cuộc sống trăm màu ngoài kia. Nguyễn Tuân đã trải hồn trên từng trang viết về sông Đà. Một tâm hồn khi reo vui như đứa trẻ vừa bắt gặp khoảnh khắc diệu kì mà trước đây chưa từng thấy, khi khó chiều như tính cách "trái nết" của dòng sông Đà vậy..

    3. "Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

    Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài trời và hạ trực thăng rơi"

    (Chế Lan Viên)

    Dùng khi bạn muốn diễn tả vai trò hoặc tầm vóc nhà thơ trong kháng chiến Tham khảo: Chế Lan Viên từng tự hào mà viết rằng: "Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài trời và hạ trực thăng rơi" Thật vậy! Các nhà thơ chân chính luôn bị cuốn vào tâm bão thời đại như một lẽ tự nguyện tất yếu.

    Ta nhớ đến những nhà thơ mang màu áo lính thuở nào vai khoác súng, tay cầm bút mà "ghi lấy cuộc đời mình". Những tâm hồn đồng điệu, những trái tim yêu thương, những lí tưởng cao cả, những vần thơ một thời "lửa cháy" cùng gặp nhau nơi mặt trận không tiếng súng này. Máu các anh đã đổ trên đất mẹ ngàn năm, mồ hôi anh rơi vãi trên từng câu chữ. Quang Dũng và những người đồng đội của mình có chăng vì thế mà lớn lao đến vô cùng..

    4. "Hãy để cho tôi được giã từ

    Vẫy chào cõi thực để vào hư

    Trong hơi thở trót dâng trời đất

    Vẫn say tình đến ngất ngây"

    (Chế Lan Viên)

    Dùng khi bạn muốn nói lòng ham sống của tác giả Tham khảo: Bằng lòng ham mê cuộc sống, quyến luyến trần gian, Chế Lan Viên từng có giây phút tha thiết: "Hãy để cho tôi được giã từ Vẫy chào cõi thực để vào hư Trong hơi thở trót dâng trời đất Vẫn say tình đến ngất ngây". Có chăng, đây cũng là mẫu số chung cho bao thế hệ nhà thơ, người sống để làm thơ, yêu thơ và người làm thơ để duy trì sự sống. Những cơn sóng rì rào ngoài đại dương kia trong thơ Xuân Quỳnh cứ từng lúc đập vào hồn tôi, làm tôi trăn trở nhiều hơn về giá trị của sự sống nhà thơ. Người con gái bé nhỏ sinh ra bên bờ sông Nhuệ này một lòng yêu thơ, làm thơ như sự dỗ dành những tổn thương trong cuộc sống. Rời xa những vần thơ, cơn sóng lòng sẽ trở nên bơ vơ, lẻ bóng trước những cồn cào của cuộc sống ngoài kia..

    5. "Chuyến tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

    Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội

    Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

    Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng"

    Nhà thơ nói với người khác và cũng là tự nhủ với chính lòng mình. Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã kết thúc thắng lợi, đất nước bước vào công cuộc tái thiết, xây dựng cuộc sống mới đang rất cần sự đóng góp của mỗi người. Cuộc sống lớn đó là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật. Song nghệ thuật không thể nảy sinh khi người nghệ sĩ không mở rộng lòng mình đón nhận tất cả những vang vọng của cuộc đời. Từ sự chiêm nghiệm về cuộc đời thơ của chính mình, Chế Lan Viên đã đưa ra những lời khuyên đầy tâm huyết: Hãy đi ra khỏi cái tôi chật hẹp của mình mà hòa nhập với mọi người, hãy vượt ra khỏi chân trời của cái tôi nhỏ bé để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy, có thể tìm kiếm được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm hồn của chính mình trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân.

    Khát vọng được trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung trừu tượng nữa mà hiện ra qua những hình ảnh, những con người cụ thể, gần gũi, xiết bao thương mến. Nhân dân, đó là "anh con, người anh du kích" với "chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn, chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, đêm cuối cùng anh gửi lại cho con"; là "em con thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ"; là bà mế già "lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài"..

    6. "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!"

    Nói đến tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ Chế Lan Viên lấp lánh rực rỡ những màu sắc, bồi hồi, xôn xao những xúc động. Chế Lan Viên đã diễn tả thật hóm hỉnh, độc đáo và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những kẻ đang yêu. Nhưng tình yêu ở đây không dừng lại trong giới hạn tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước. Nói về tình yêu nhưng lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải làm bừng sáng cả đoạn thơ. Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hóa thành máu thịt tâm hồn ta. Câu thơ mang đậm chất triết lí nhưng triết lí đó được khơi nguồn từ tình cảm, từ cảm xúc chân thành nên không khô khan, vẫn tự nhiên và dung dị. Đó là những câu thơ hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...