Trong cuộc sống hiện nay, người tiêu dùng thường gặp khó khăn trong việc đánh giá, phân biệt sản phẩm. Vì vậy mỗi một doanh nghiệp hay sản phẩm cần tạo cho mình một thương hiệu vững chắc, nổi bật để khách hàng chú ý, một đội ngũ chất lượng cho việc này. Chính vì vậy, sự ra đời của ngành Quan Hệ Công Chúng. Quan hệ công chúng là gì? Chúng ta thường nghe cụm từ PR đúng không ạ? Vậy chúng ta có biết nó xuất phát từ đâu không? Quan hệ công chúng (Tiếng Anh: Public Relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Mục đích của quan hệ công chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác, và cuối cùng thuyết phục họ duy trì quan điểm tích cực hoặc thuận lợi cho tổ chức, lãnh đạo, sản phẩm hoặc dịch vụ. (Theo Wikipedia) Nhiều người hay lầm tưởng nghành này không tốt đẹp lắm. Đó là họ chưa hiểu chính xác ngành này sẽ học gì? Nghe đến đây, chắc bạn nghĩ nó sẽ giống với quảng cáo thôi. Có gì hay ho? Không nó khác đấy Học những gì? Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông thì nghành quan hệ công chúng là lựa chọn không tồi cho các bạn trẻ đang băn khoăn tìm nghành. Học ngành quan hệ công chúng, người học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành vững vàng trong lĩnh vực PR như: Vị trí của Quan hệ công chúng trong tổ chức, doanh nghiệp; hình thái của hoạt động PR; phương thức và bản chất PR trong nội bộ với cộng đồng; hiểu biết sâu về nhiệm vụ và hoạt động của PR cụ thể trong từng lĩnh vực.. Nghành này ra trường sẽ làm gì? Một nghành HOT như vậy, chắc hẳn các bạn sẽ lo không có việc làm vi tỉ lệ canh tranh cao đúng không? Hoàn toàn ngược lại. Ngành này rất đa dạng, các bạn có thể lựa chọn lĩnh vực mình mong muốn Nếu bạn giỏi giao tiếp có thể chọn: Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ.. tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ.. Có giọng nói hay, khả năng truyền đạt tốt: Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông.. Khả năng thuyết phục giỏi, phân tích, tư duy tốt: Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông. Thích làm giáo viên, giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho người khác: Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng. Có nhiều lĩnh vực cho chúng ta lựa chọn, nếu bạn giỏi ngoại ngữ có thể làm cho các công ty nước ngoài. Một số đại học bạn có thể tham khảo: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đại học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. HCM) Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM Đại học FPT Chúc các bạn có một lựa chọn tốt cho tương lai của mình