Quan điểm HCM về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuyduong242, 28 Tháng sáu 2021.

  1. thuyduong242 Clara

    Bài viết:
    46
    Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hộisự vận dụng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

    *Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội:

    1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội


    • Vận dụng một cách sáng tạo lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng chiến lược của Cách mạng nước ta: Giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng là cơ sở, tiền đề cho mục tiêu tiếp theo - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
    • Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh khẳng định là con đường cách mạng vô sản vì vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ đầu đã mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
    • Độc lập dân tộc gì vậy không những là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
    • Tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đúng đắn và sáng tạo vì không chỉ đáp ứng được yêu cầu khách quan cụ thể cách mạng Việt Nam và còn phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.

    2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc

    • Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để.
    • Theo Hồ Chí Minh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội được xây dựng cơ sở cho phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Chủ nghĩa xã hội sẽ có khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa sẽ là một tấm gương cho các quốc gia trên thế giới nhất là các quốc gia mới giành được độc lập dân tộc đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng sẽ góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ được nền hòa bình trên thế giới, độc lập dân tộc sẽ được giữ vững.

    3. Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội

    • Phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản xuất tiến trình cách mạng
    • Phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng và khối liên minh công nông,
    • Phải đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới.

    *Sự vận dụng của Đảng

    Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay.

    • Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng và Hồ Chí Minh đã xác định.

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đến đại hội XI, cương lĩnh này được bổ sung và phát triển. Trong cương lĩnh, Đảng đã đã rút ra những bài học đầu tiên là phải "nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội- ngọn cờ Quang Vinh và chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau". Cương lĩnh cũng xác định những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, những mối quan hệ cơ bản và nhân dân ta phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

    • Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa.

    Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy sức mạnh bản chất ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa; Là bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; là dân chủ phải được thực hiện đầy đủ nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.

    Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội kế toán những biểu hiện dân chủ cơ quan dân chủ hình thức và xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ.


    • Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị.

    Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Việt Nam có tính chất vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ khác nhau, phương thức hoạt động khác nhau nhưng gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một thể thống nhất, phát huy sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và bảo đảm dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực.

    • Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

    Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thu được nhiều thành tựu vĩ đại trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian rất ngắn so với lịch sử của Đảng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã xuất hiện và trở nên nghiêm trọng.

    Phải tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để đảng xứng đáng là đảng cầm quyền.
     
    Penguin.18.09 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...