Quan Điểm Của Hồ Chí Minh Về Vai Trò Của Đoàn Kết Đại Dân Tộc 1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc Việt Nam, nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong tư tưởng HCM, đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam: "Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta còn đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn." Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải luô luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng. HCM đã khái quát về vai trò và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân: "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta", "Đoàn kết là một lực lượng vô định của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi". Người đi đến kết luận: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công". 2. Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam Đối với HCM đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. HCM tuyên bố "mục đích của Đảng lao động VN gồm 8 chữ: Đoàn kết toàn dân, phục vụ tổ quốc". Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, bởi nếu không có đoàn kết thì họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình.