Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và tìm phương hướng cứu nước mới Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương gia đình và của dân tộc. Tư duy chính trị nhạy bén: Người sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân chịu cảnh khốn khổ cùng cực, nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối, Người đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. 2. Thời kỳ 1911- 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản Người đã đến nhiều nơi trên thế giới, thấy được cuộc sống khổ cực, bị áp bức của những người nhân dân lao động. Người nhận thấy ở đâu nhân dân lao động cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột. => người này sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức đấu tranh cho nguyện vọng, quyền lợi chung. Năm 1911, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. 3. Thời kỳ1920 -1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam Phương hướng của cách mạng giải phóng dân tộc trong các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam được Hồ Chí Minh cụ thể hóa một bước trên cơ sở phân tích sâu sắc bản chất thủ đoạn của Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp những nội dung đó được thể hiện rõ trong nhiều bài báo của người đăng trên báo của Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Liên Xô, của Quốc tế Cộng sản và trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết bằng tiếng Pháp của người được xuất bản ở Paris năm 1925. Nội dung cơ bản của các tác phẩm: Bản chất của chủ nghĩa thực dân là "ăn cướp" và "giết người". Đây là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc của giai cấp vô sản của nhân dân lao động trên toàn thế giới. Con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. Nhiệm vụ của Cách mạng: Đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc chống phong kiến để giành ruộng đất trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nhiệm vụ dân tộc. Lực lượng cách mạng: Toàn thể dân tộc trong liên minh công nông. Phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng trong đó nhấn mạnh bạo lực chính trị của quần chúng. Tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao và tiến lên giành chính quyền khi có thời cơ. Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, là khối thống nhất về chính trị và tổ chức. Vị trí của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vì vậy phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cách mạng thế giới nhưng không được trông chờ, ỷ lại mà phải luôn giữ thế chủ động trong đấu tranh cách mạng. => những quan điểm tư tưởng về cách mạng trên của Hồ Chí Minh được truyền bá vào Việt Nam tới các tầng lớp nhân dân tạo ra một xung lực mới, một chất men kích thích, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc đi theo một xu hướng mới của thời đại. 4. Thời kỳ 1930- 1941: Vượt qua thử thách giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo Trên cơ sở xác định chính xác con đường đi của cách mạng Việt Nam, Người đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện "tả" khuynh và biệt phái trong Đảng. Trước khi về nước, trong thời gian còn hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn theo dõi tình hình ở trong nước, kịp thời có những chỉ đạo để cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên. ngày 28 tháng 1 năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. => Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy tư tưởng của người là đúng đắn, đặc biệt là trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 và thực tiễn cách mạng tháng Tám năm 1945. 5. Thời kỳ 1941-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. từ năm 1946 1954: Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đề ra đường lối "kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh." từ năm 1954 1969: Hồ Chí Minh xác định và lãnh đạo thực hiện đường lối cùng một lúc thi hành hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam => giành được hòa bình độc lập thống nhất nước nhà. => Đây là thời kỳ người bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm cơ bản của Cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Triết học, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đạo đức, đối ngoại..