Tác giả: Thiêntuyetluxubu Ngày 02/06/2020 Link thảo luận góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Của Thientuyetluxubu 1. "Nói được làm được." Nếu không làm được thì nên im lặng, hãy yên lặng nhìn người khác làm, bớt nói, bớt sân si đó mới là hiện thực. Hiện thực luôn là tấm gương phản chiếu nó tồn tại song song giữa mặt tốt và mặt xấu, nó luôn tàn nhẫn, nó giết dần giết mòn ý chí, nó phá hoại tư tưởng của con người. 2. "Khó khăn chất đầy không có chỗ chứa." Muốn thành công, bạn cần học cách vượt qua khó khăn, chông gai. Hãy luôn kiên trì và bớt than thở. Không ai rảnh mà để ý đến kẻ suốt ngày oán than, trách hờn ai cũng như bạn ngoài đường đầy, chất thành núi. Những kẻ suốt ngày chỉ biết than thân, trách số phận, oán trời cao, làm thì chẳng bao giờ thấy làm suốt ngày chỉ biết nhìn trời và than thở nhìn việc gì cũng khó, cũng nản rồi bỏ cuộc, thử hỏi sao lại không tiếp tục thở dài, ngáp ngắn ngáp dài trầm tư suy nghĩ khó quá lại bỏ cuộc. Bạn đã thực sự từng có cố gắng quyết tâm làm hay không? Có quyết tâm làm đến cùng hay không? Hãy làm đi rồi tính sao chẳng muộn mà. 3. "Bớt lo sợ." Cái đáng sợ thì không sợ, cái không đáng lại suy nghĩ, lại mơ tưởng viễn vông một công việc chính đáng lại sợ bị lừa, lại sợ nó là đa cấp, nó không có chế độ tốt, mức lương thấp. Tại sao khi ra đường, dù chỉ còn một giây đèn vàng cũng cố phóng xe vượt lên trước người khác, sợ chậm tranh thủ đi cho kịp và nghĩ chắc tai nạn nó tha, nó không tìm đến với mình đâu nhỉ, tranh thủ quá nhỉ? Trong công việc, cơ hội đến thì lại sợ siệt, sợ thất bại, bạn có biết rằng cơ hội thành công chỉ đến trong chớp mắt, vụt tắt ngay nếu để nó trôi qua tầm tay. Muốn có công việc tốt mà không dám nộp hồ sơ xin việc. Muốn có kinh nghiệm thì lại sợ công việc không phù hợp đi làm lo trước lo sau, lo bò trắng răng lo đủ thứ chuyện trên đời. Rồi cuối cùng lại chẳng có gì phải lo lo chỉ là dư thừa mà thôi vậy lo chi cho phí thời gian vậy. Tóm lại tất cả đều xuất phát từ nỗi sợ mà nỗi sợ bắt nguồn từ những suy nghĩ vu vơ, không đáng có. 4. "Mơ ước nhiều nhưng không muốn làm." Ai cũng có mơ ước riêng của bản thân muốn có nhiều thứ người khác có nhưng lại sợ tốn sức, tốn công, tốn thời gian. Thấy người ta làm được cái này, được cái kia thì ngưỡng mộ rồi mong có ngày mình cũng được như vậy, muốn được công việc như người này, cuộc sống như người kia. Chậc lưỡi. Thôi làm vậy mệt lắm, nhìn người ta lại bắt đầu suy ngẫm. Ừ! Bởi nó có bằng này, bằng nọ mình không có sao so sánh được cố làm cũng không bằng họ được, thôi bỏ đi. Rồi lại bắt đầu sợ mệt, sợ mất sức, mất thời gian nên bỏ cuộc cho nó lành. Hãy ngưng ngay cái lối suy nghĩ về những chuyện chắc chắn mình không làm được đi bạn không làm, làm sao bạn biết có thành công hay không nhưng không làm tôi chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thành công. 5. "Sĩ diện ăn được không?" Câu trả lời chắc chắn là không. Ở nhà như sướng như tiên không cần làm gì, không cần suy nghĩ vẫn có ăn, có mặc đầy đủ, bạn đâu biết, cha mẹ bạn đã đổ bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu nước mắt để có được bữa cơm cho cả gia đình. Lớn lên ra đường làm việc, không ra ngô chẳng ra khoai bị góp ý, bị phê bình thì tỏ thái độ mặt nặng mày nhẹ, nước mắt lưng tròng, ấm ức thấy mệt mỏi, cảm thấy tự ti, chắc bản thân mình không phù hợp với công việc này với ngành kia, suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu: "Tôi muốn nghỉ việc ngay và luôn." Kết thúc chuỗi ngày tù đày, lèm bèm của sếp, của quản lí bạn từ bỏ những thứ đã từng cố gắng, đã từng tự hào về nó. Muốn phát triển, muốn thành công thì phải chịu học hỏi, tiếp thu xem đó là bài học làm cơ sở để phát triển bản thân. Tất cả trách cứ, phê phán đều là bài học hãy để nó giúp bạn tiến lên phía trước chứ không phải là cái cớ để bạn thụt lùi, để bạn tự ti, để bạn mặc cảm chịu thua trước số phận. Bạn thành công hay thất bại, người khác cũng thấy bình thường bạn sẽ thấy thái độ dửng dưng như không của người nghe, người nhìn bởi vì đơn giản có liên quan gì đến họ, bạn chết hay sống cũng chẳng ảnh hưởng gì trái đất vẫn quay con người vẫn hoạt động bình thường có chậm lại đâu nên họ chẳng thèm để ý đó là lẻ tất yếu. Chỉ khi bạn ý thức được cuộ sống là của chính bạn, chỉ có gia đình mới là điểm tựa là niềm tin cho bản thân có thể trở nên mạnh mẽ, có tinh thần cầu tiến cộng thái độ lạc quan thì mới có tiền đề phát triển đ ều tôi muốn nói ở đây với các bạn là hãy mạnh mẽ lên, cố gắng lên tôi tin bạn, bạn phải đặt niềm tin cho chính bản thân mình hãy luôn nhớ câu thần chú tôi làm được thì bạn làm được. 6: "Học cách nói những gì cần nói." "Học nói phải mất hai năm nhưng học im lặng bạn phải mất cả đời." Có câu "uốn lưỡi bày lần trước khi nói" hãy học cách vừa uốn lưỡi, vừa suy nghĩ vừa lựa lời trước khi nói ra điều gì, suy nghĩ tất cả những gì bạn muốn nói nhưng đừng nói tất cả những gì bạn suy nghĩ. Hãy nghĩ xem những điều mình định nói có ý nghĩa hay không có ích lợi gì cho bản thân hay người nghe không? Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất bạn nên ngậm mồm lại và im lặng đi nhé. Người thông minh luôn là người ít nói, trong đám đông, kẻ nói nhiều được cho là hoạt bát, hiểu biết nhiều nhưng chưa chắc hơn ai đâu? Thường thì kẻ im lặng mới đáng sợ. Bạn thử nghĩ xem? Trong một nhóm bạn ai cũng tranh nhau nói, nhưng anh ta thì không, bạn thấy người ta nói bạn có ngứa miệng tranh thủ nói, tranh thủ kể, nào là cuộc sống, công việc đủ thứ chuyện trên đời, trong khi cả đám cùng nhau tranh luận chỉ có một người không nói. Bạn thấy sao? Bạn sẽ cảm thấy anh ta không hòa hợp với đám đông, anh ta học cao hiểu rộng nhưng chẳng biết gì, anh ta chẳng biết xã giao hay cố gắng hòa nhập vào cộng đồng. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy bạn tin tôi đi câu trả lời sau đây sẽ làm bạn ngạc nhiên. Tôi nói anh ta rất thông minh ngược lại với suy nghĩ của nhiều người anh ta thể hiện thái độ chẳng thèm để ý đến câu chuyện của tất cả mọi người nhưng thực chất là anh ta đang lắng nghe, đang tiếp thu kiến thức, anh ta thậm chí có hàng ngàn đáp án nhưng chả thèm nói mà thôi vì nếu một khi nói ra sẽ khiến cho mọi người cứng họng khâm phục nên thôi không đấu với những kẻ ngốc ấy mà. Còn bạn thì sao? Bạn sẽ chẳng biết gì về anh ta dù chỉ một chút: "Người câm thì bạn có thể moi thông tin bằng cách gì?" Câu trả lời là không. Nhưng nếu trong một cuộc giao dịch hay một hội thảo nào đó bạn sẽ thấy anh ta khác xa những gì bạn tưởng tượng, anh ta nói chuyện đâu ra đó, có logic, có thứ tự rõ ràng. Anh ta có tố chất của một người có chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng lãnh đạo. Trái ngược với bạn, chỉ biết nói suông khi đứng giữa sân khấu, giữa hội nghị thì lại run sợ bạn thiếu tự tin khi bộc lộ khả năng bản lĩnh của mình. Thật vậy, đôi khi im lặng là cách tốt nhất để giữ bí mật của bản thân, nói ít lộ ít, nói nhiều lộ nhiều. 7. "Đã làm thì phải làm cho tới." Muốn làm cái gì thì hãy đặt quyết tâm vào nó đến khi nào chắc chắn làm hãy nói. Còn phân vân, lưỡng lự hãy hỏi người thân nhất của bạn, họ sẽ cho bạn ý kiến làm hay không là ở bạn đừng giống như đứa trẻ làm sai rồi lại đổ lỗi cho kẻ khác, có sai thì sửa. Đừng có nói như kiểu thông báo cho tất cả mọi người tôi sẽ làm lời nói khẳng định trong lúc vui, hào hứng nhưng rồi khi bắt đầu lại nản, bỏ cuộc. Sẽ chẳng ai thích một người suốt ngày chỉ biết nói năng cho hùng hồn, lấy oai mà chẳng bao giờ, thấy bắt tay vào làm. Đừng bao giờ để mọi người xung quanh thấy mặt đặt tên "có nói mà chẳng có làm", "Hay bỏ con giữa chợ." Kết quả, một vài lần người ta sẽ chẳng thể đặt niềm tin vào con người bạn, vào nhân cách của bạn "Học đi đôi với hành." Nói suông cho có, thì có ích lợi gì, con người chẳng ai đến với nhau mà không có mục đích cả bạn cho tôi cái gì? Tôi nhận được gì từ bạn? "Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho." "..." Hãy cho tôi thấy thành quả của bạn đừng nói nhiều, chẳng ai rảnh đâu nghe một kẻ lười, một kẻ chỉ biết nói cho hay như kể chuyện một câu chuyện cổ tích. Hãy làm để chứng tỏ bản thân đừng để lời nói ra như gió thoảng mây bay. Thành quả là thứ đánh giá con người, hãy làm cho đến khi người ta tự khẳng định giá trị của bạn, bằng tất cả cống hiến, sự nổ lực quyết tâm mà bạn đã bỏ công gây dựng nên. "HẾT"