I. ĐỊNH NGHĨA VỀ BƠ -Bơ là một loại cây cận nhiệt đới có nguồn gốc từ Méxicovà Trung Mỹ, được phân loại thực vật có hoa, hai lá mầm, họ Lauraceae, cao khoảng 20 mét, lá chen kẽ, mỗi lá dài 12–25 cm, hoa không hiện rõ, màu xanh-vàng, mỗi hoa lớn độ 5–10 mm. -Trái của cây bơ hình như cái bầu nước, dài 7–20 cm, nặng 100g-1 kg. Vỏ mỏng, hơi cứng, màu xanh lục đậm, có khi gần như màu đen. Khi chín, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt, giống như chất bơ, có vị ngọt nhạt. Hột trái bơ hình tựa quả trứng, dài 5 – 6 cm, nằm trong trung tâm, màu nâu đậm, và rất cứng. II. CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Trong 100gr bơ thì có: Chất đạm: 1.9g (trong đó lysin 147mg) Tinh bột: 2.3g Chất béo: 9.4g (trong đó chất béo không no một nối đôi 5.51g và nhiều nối đôi 1.68g) Chất xơ: 0.5g Canxi: 60mg Sắt: 1.6mg Magie: 24mg Đồng: 311mg Kali: 351mg Vitamin E: 2.66mg Beta-caroten: 53mcg Vitamin C: 17mg Vitamin E: 2.66mg Folat: 35mcg III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA BƠ - Bơ cũng là nguồn tuyệt vời của magiê, kali, beta-carotene và a xít béo omega-3, là tác nhân tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim cũng như duy trì tóc, da và móng khỏe mạnh. - Bơ không béo mà còn giúp giảm cân - Bơ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu mức cholesterol xấucó hại. -Hỗ trợ chống ung thư - Bảo vệ cho da và mắt khỏi các tác nhân gây hại. - Hỗ trợ trong việc kiểm soát huyết áp - Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật - Tăng cường sức khỏe của thai nhi -Một chế độ ăn giàu bơ có thể lý tưởng để giảm hoặc ngăn ngừa, viêm khớp mạn tính. - Giúp giảm trầm cảm IV. CÁC ỨNG DỤNG TỪ BƠ - Làm thức ăn, nguyên liệu nấu nướng - Làm các loại mặt nạ dưỡng da - Dùng để chiết xuất dầu bơ * * * V. NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN BƠ? Người bị dị ứng với thành phần trong quả bơ: Những người có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn bơ. Do vậy, nếu lần đầu sử dụng loại trái cây này, bạn nên thận trong khi thấy một số dấu hiệu như buồn nôn, da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, chóng mặt.. sau khi ăn. Ngoài ra, những đối tượng bị dị ứng với một trong các thành của quả bơ được đề cập ở trên cũng tuyệt đối không được ăn bơ, dù là ăn tươi hay đã qua chế biến. Người đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh ở đường ruột: Bơ chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên không thích hợp cho bệnh nhân đau yếu, người đang gặp vấn đề ở đường ruột. Trường hợp này ăn nhiều bơ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy do cơ thể không dung nạp được hết chất dinh dưỡng. Nếu có thì cũng chỉ nên ăn từ 1/2 quả bơ mỗi ngày. Người có vấn đề về gan: Bơ chứa nhiều collagen. Chất này khi không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ trong gan khiến tế bào gan bị tổn thương. Vì vậy mà người đang mắc các bệnh về gan nên hạn chế sử dụng. Người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân Bơ chứa nhiều chất béo nên không tốt cho người bị béo phì. Ăn nhiều sẽ gây tăng cân mất kiểm soát. Nếu đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân, bạn cũng nên hạn chế thêm bơ vào trong thực đơn. Phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ nếu ăn quá nhiều bơ có thể bị giảm tiết sữa và khiến trẻ bị đau bụng. Tốt nhất chỉ nên ăn với một mức độ vừa phải. VI. CÁCH LỰA BƠ NGON Chọn những quả bơ chắc tay, bóp nhẹ thấy hơi mềm, vỏ ngoài căng bóng và hơi sần sùi. Bơ chín tự nhiên thường sẽ chín dần về phía đuôi chứ không chín đều như bơ được nhúng thuốc. Tránh mua những quả đã mềm nhũn vì khi chín quá, bơ rất dễ bị nẫu ruột bên trong. Cầm quả bơ lắc nhẹ nếu nghe rõ tiếng hạt lăn bên trong thì thịt quả sẽ mỏng, hột to không ngon. Nếu bạn muốn ăn loại bơ béo ngậy thì nên chọn những trái khi chín vỏ vẫn giữ được màu xanh sáng bóng xen lẫn vài điểm vàng. Những quả bơ thuôn dài, khi chín vỏ chuyển sang màu tím thường có nhiều xơ. Cuống quả bơ chín tự nhiên thường chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu sẫm, mềm. Chính vì vậy nếu bạn thấy quả bơ đã chín mà cuống vẫn còn xanh nguyên thì có nghĩa là bơ đã được ngâm hóa chất. Ngoài ra, quả bơ ngâm hóa chất khi ăn thường có vị đắng. Do bơ được bẻ khi còn non nên vị nhạt, không béo ngậy như những quả bơ già chín tự nhiên.