QR là gì? Khả năng lưu trữ của QR

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Sỏi Đá Lòng Đại Dương, 12 Tháng hai 2020.

  1. Mã QR là gì?

    Mã QR hay còn gọi mã hai chiều là một mã ma trận hay mã vạch hai chiều, mã phản hồi nhanh được phát triển bởi công ty Denso Wave - Nhật Bản vào năm 1994. Chữ QR xuất phát từ Quick Response trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.

    Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di động có gắn camera ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động. Ngày nay loại mã này được sử dụng phổ biến trên mọi nơi đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.

    Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu. Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JISX 0510, được công bố vào tháng 1 năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng 6 năm 2000.

    [​IMG]

    Khả năng lưu trữ dữ liệu mã QR


    Số đơn thuần tối đa 7.089 ký tự

    Số và chữ cái tối đa 4.296 ký tự

    Số nhị phân (8 bit) Tối đa 2.953 byte


    Kanji/kana T ối đa 1.817 ký tự


    Khả năng sửa chữa lỗi


    Mức L 7% số từ mã (codeword) có thể được phục hồi.

    Mức M 15% số từ mã có thể được phục hồi.

    Mức Q 25% số từ mã có thể được phục hồi.

    Mức H 30% số từ mã có thể được phục hồi.

    Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ. Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng trong mọi lĩnh vực.

    [​IMG]

    Mã vạch truyền thống

    [​IMG]

    Mã vạch QR Code

    QR Code được phát triển để có thể đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống. Với những dòng điện thoại smartphone, có thể tìm trên kho ứng dụng iTunes hay Android Market từ khóa "QR scanner" để tải ứng dụng quét QR Code. Có thể tham khảo tải các ứng dụng sau:

    NeoReader, ScanLife, Barcode, i-nigma, TapMedia QR Reader for iPhone cho iPhone.

    ShopSavvy, Barcode scanner, ScanLife, Qr Droid cho Android.

    ScanLife, BeeTagg, QR Code Scanner Pro cho BlackBerry.


    Những ứng dụng của QR Code


    Kiểm kê hàng hóa, thông tin sản phẩm.

    Thông tin cá nhân: Trên card visit.

    Lưu trữ URL: Điện thoại chỉ việc đọc QR Code để lấy URL, sau đó tự động mở trình duyệt.

    Sử dụng tại các bến xe bus, xe lửa, tàu điện ngầm: Người sử dụng khi quét mã QR Code của bến xe sẽ biết thông tin về các chuyến xe.

    Sử dụng tại các Viện bảo tàng: Người sử dụng chỉ cần quét mã QR Code đặt cạnh vật trưng bày là biết được thông tin chi tiết và cập nhật về đồ vật đó.

    Sử dụng để mua hàng ở bất kỳ đâu: Người sử dụng khi đi tàu điện ngầm, xe bus.. nếu thấy thích mặt hàng đang quảng cáo trên đó có thể đặt mua ngay lập tức thông qua QR Code và Mobile Internet.

    Sử dụng tại siêu thị: Để biết được thông tin, hướng dẫn nấu ăn cũng như hàm lượng dinh dưỡng của những thức ăn cần mua.

    Sử dụng tại các buổi hội thảo, thuyết trình, tổ chức sự kiện: Người tham gia có thể sử dụng QR Code thay cho Business Card của mình.

    Sử dụng với các tờ báo, tạp chí giấy: Người đọc có thể quét mã QR Code được in trong tờ báo, tạp chí giấy để truy cập phiên bản online/mobile của tờ báo, tạp chí này.

    Sử dụng tại các chương trình nhạc hội, live show, bar, club: Để xác định xem tiết mục, ca sỹ, ban nhạc, bài nhạc đang chơi, tác giả bài nhạc.

    Sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, coffee shop: Để biết được công thức và cách chế biến món ăn, thức uống, thông tin khách sạn.

    Sử dụng với đồ vật cá nhân như xe, áo thun: Cung cấp thông tin chi tiết về món hàng, xuất xứ, giá cả.

    Sử dụng trong truyền thông quảng cáo: Dần thay thế các quảng cáo dưới hình thức in ấn và phát tờ bướm. QR Code sẽ đính kèm thông tin thương hiệu trên các ấn phẩm, bảng hiệu cửa hàng, các bảng quảng cáo, billboard.

    Sử dụng mã QR để tạo sự khác biệt trong chữ ký email thường dùng; trên những món quà, để tạo đặc biệt và bất ngờ cho người nhận, và làm cho người nhận thấy tò mò về nội dung của QR Code đính kèm.
     
    LieuDuong, TânSinh27Mi An thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...