Probiotics là gì? Những công dụng bất ngờ của Probiotics

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Koko6868, 20 Tháng bảy 2021.

  1. Koko6868

    Bài viết:
    61
    Probiotics là gì? Những công dụng bất ngờ của Probiotics

    Probiotics là thành phần rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu bạn vẫn chưa hiểu hết về probiotics thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem probiotics là gì và những công dụng bất ngờ của probiotics qua bài viết bên dưới nhé.

    [​IMG]

    Probiotics là gì?

    Probiotics được định nghĩa là các chủng vi khuẩn sống có lợi (lợi khuẩn), nếu bổ sung đủ liều lượng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn cùng với hại khuẩn sẽ tạo nên hệ vi sinh đường ruột. Ở trạng thái cân bằng, hệ vi sinh đường ruột sẽ bao gồm 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn.

    Probiotics chủ yếu hoạt động trong hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Nhờ đó sẽ giúp kiềm hãm hoạt động cũng như ảnh hưởng của vi khuẩn có hại đến đường ruột, đồng thời cũng giúp nuôi dưỡng lại môi trường lợi khuẩn an toàn cho đường ruột.

    Các loại Probiotics

    Probiotics có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là hai nhóm sau:

    Lợi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacterium: Là nhóm vi khuẩn xuất hiện nhiều nhất trong sữa chua, các chế phẩm từ sữa hoặc những loại thực phẩm lên men. Khi bổ sung nhóm lợi khuẩn này có thể khắc phục được các trường hợp như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, dị ứng với lactose.

    Nấm men Saccharomyces boulardii: Là loại nấm men probiotics duy nhất cũng như được tìm thấy trong nhiều chế phẩm sinh học. Loại nấm men này có thể giải quyết được những vấn đề như: Chống tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu chảy du lịch, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa mụn trứng cá, ngăn chặn sự tái phát của C-difficile gây ra bệnh đường ruột.

    Những công dụng bất ngờ của Probiotics



    [​IMG]

    Probiotics mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Khi hệ đường ruột khỏe mạnh số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn sẽ ở mức tỷ lệ chuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó lợi khuẩn như probiotics thực hiện các nhiệm vụ chính như:

    Đào thải các hại khuẩn ra khỏi đường ruột

    Thông qua cơ chế cạnh tranh chỗ bám và thức ăn với hại khuẩn, lợi khuẩn probiotics sẽ đào thải hại khuẩn ra khỏi hệ vi sinh đường ruột. Một số lợi khuẩn còn có khả năng tổng hợp những kháng sinh sinh học, acid có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, sinh sản hay thậm chí là tiêu diệt hại khuẩn.

    Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.

    Hình thành lớp màng sinh học giúp bảo vệ niêm mạc ruột và đại tràng

    Bản thân lợi khuẩn và những hợp chất chúng tiết ra sẽ hình thành nên lớp màng sinh học. Lớp màng này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc ruột và đại tràng, ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn và các độc tố do hại khuẩn tiết ra tấn công niêm mạc ruột, đại tràng.

    Từ đó sẽ bảo vệ ruột và đại tràng khỏi sự tấn công của hại khuẩn, giúp làm lành nhanh các tổn thương ở niêm mạc ruột, đại tràng.

    Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

    Lợi khuẩn giúp cơ thể tổng hợp các vitamin, đồng thời tiết ra các enzyme giúp tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Từ đó giúp bạn ăn nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất qua quá trình tiêu hóa.

    Thúc đẩy quá trình tổng hợp kháng thể

    Lợi khuẩn giúp thúc đẩy cơ thể tổng hợp kháng thể IgA ngay trên bề mặt niêm mạc ruột và đại tràng, giúp tăng cường khả năng đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.

    Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chứng minh probiotics giúp ích cho sức khỏe tổng thể như: Phòng ngừa cúm, phòng ngừa bệnh tự miễn, giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

    Tác dụng phụ khi sử dụng Probiotics sai cách



    [​IMG]

    Probiotics mang lại lợi ích không nhỏ cho sức khỏe nên được nhiều người tin dùng. Thế nhưng nhiều người không biết rằng, nếu lạm dụng hoặc sử dụng probiotics sai cách có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như:

    Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

    Một số trường hợp lần đầu bổ sung probiotics có thể gặp phải tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Nguyên nhân là vì sự thay đổi đột ngột hệ vi sinh đường ruột, khiến chúng hoạt động bất thường và sinh ra nhiều khí hơn.

    Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng probiotics với hoạt tính men cao còn có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Do đó, để tránh tình trạng này bạn nên bắt đầu bổ sung probiotics với liều lượng thấp. Dần dần hãy tăng liều lên để đảm bảo không sinh ra nhiều khí trong đường ruột, dẫn đến đầy hơi khó chịu.

    Tăng nguy cơ dị ứng

    Lạm dụng hoặc sử dụng probiotics sai cách có thể gây dị ứng; đặc biệt là với những ai mắc chứng không dung nạp gluten hoặc dị ứng với nấm men. Bên cạnh đó, một số chủng probiotics còn kích thích sự sản sinh histamin ở đường tiêu hóa kéo theo tính thẩm thấu mạch máu cũng tăng lên. Từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng như: Chảy nước mắt hay nước mũi, ngứa, khó thở. Các triệu chứng này còn nghiêm trọng hơn nếu cơ thể bạn không dung nạp histamin.

    Gây ra một số vấn đề về da

    Lợi khuẩn probiotics có thể gây phát ban, ngứa, sưng hoặc viêm da nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Bởi vì một số chủng vi khuẩn như Lactobacillus helveticus, Lactobacillus buchneri và chủng Streptococcus thermophilus có thể kích thích sự sản sinh histamin trong đường tiêu hóa. Từ đó làm giãn nở các mạch máu, dễ thẩm thấu và gây phản ứng trên da.

    Nếu rơi vào trường hợp này bạn nên dừng bổ sung chế phẩm men probiotics đang sử dụng. Sau khi đã khắc phục được các vấn đề về da thì bạn có thể tham khảo một số chế phẩm bổ sung probiotics khác sao cho phù hợp với cơ địa bản thân.


    [​IMG]

    Tăng nguy cơ nhiễm nấm từ chế phẩm

    Nếu bạn đang bệnh nặng hay hệ miễn dịch quá yếu kém thì nên tránh sử dụng men probiotics hoặc thận trọng khi sử dụng các chế phẩm này. Bởi vì, nhóm những đối tượng này có nguy cơ cao bị nhiễm nấm hay nhiễm khuẩn từ chế phẩm, khiến tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn.

    Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức

    SIBO - Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức là tình trạng rất thường gặp nếu bạn lạm dụng probiotics, đặc biệt là với lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra khi các vi khuẩn di chuyển từ ruột già đến ruột non phát triển vượt mức gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

    Biểu hiện điển hình của tình trạng này là hội chứng ruột kích thích (IBS) với các triệu chứng như: Đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Vì thế, tác dụng phụ SIBO thường phổ biến ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

    Một số thực phẩm giàu probiotics

    Probiotic không chỉ có trong thực phẩm chức năng mà còn đến từ các loại thực phẩm lên men. Trong đó phải kể đến các loại thực phẩm sau:

    Sữa chua: Được làm từ sữa lên men có chứa lợi khuẩn, chủ yếu là các vi khuẩn sản sinh acid lactic và bifidobacteria.

    Kefir: Là loại sữa chua uống lên men sữa bởi probiotic và cho thêm hạt sữa bò hoặc sữa dê. Kefir còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn tốt hơn cả sữa chua, vì có chứa một số chủng vi khuẩn, nấm men da dạng và tốt hơn nhiều.

    Sauerkraut: Là món bắp cải thái nhỏ được lên men bởi vi khuẩn acid lactic, là món ăn quen thuộc của người phương Tây và thường được ăn kèm với xúc xích hoặc ăn như một món ăn phụ.


    [​IMG]

    Tempeh đậu nành: Là sản phẩm đậu nành lên men, được chế biến từ các bìa vững có hương vị tương tự với hạt dẻ hoặc nấm.

    Kimchi: Món ăn này có chứa vi khuẩn axit lactic Lactobacillus có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa như các vi khuẩn yếm khí khác.

    Súp rong biển Miso: Được làm bằng cách lên men đậu nành với muối và nấm koji, có thành phần probiotic cũng như giàu vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.

    Kombucha: Là loại trà được lên men bởi các lợi khuẩn và nấm men (trà đen hoặc trà xanh).

    Dưa muối: Dưa chuột được lên men bằng vi khuẩn acid lactic tự nhiên trong một thời gian, khiến dưa có vị chua. Món ăn này chứa nhiều vi khuẩn probiotic lành mạnh, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

    Sữa bơ (Buttermilk) : Là chỉ chung các loại sữa uống lên men, gồm hai loại chính là sữa bơ truyền thống và chế biến. Trong đó, sữa bơ truyền thống đơn giản là chất lỏng còn sót lại từ việc làm bơ và chỉ có loại sữa bơ này có chứa men vi sinh.

    Natto – đậu nành lên men: Là một đậu nành lên men khác cũng tương tự như tempeh và miso, có chứa chủng vi khuẩn Bacillus subtilis.

    Một số loại phomat: Hầu hết các loại phomat đều được lên men nhưng không phải loại phomat nào cũng chứa probiotic. Do đó cần thận trọng khi lựa chọn các loại phomat.

    Qua bài viết có thể nhận thấy probiotics rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta cần bổ sung vừa đủ và đúng cách để probiotics phát huy tối đa công dụng, đồng thời tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Chúc các bạn có được hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...