Vào một mùa đông năm nọ tại ngoại ô ở Himatsuka của Nhật Bản phát hiện ta mười mấy người có tình trạng bệnh giống nhau: Tay run, chân cứng đờ không sao bước nổi, lúc khóc, lúc cười. Về sau có hai người bị chết, một người nhảy xuống sông tự tử. Theo giải phẫu thi thể cho thấy họ bị như vậy không phải viêm vi khuẩn não mà do hàm lượng kim loại mangan đã ngấm quá nhiều vào cơ thể. Để làm sáng tỏ nguyên nhân, nhân viên y tế đã tiến hành điều tra kĩ thì phát hiện nguồn nước sinh hoạt của những người này bắt nguồn từ một cái giếng bên cạnh một cửa hàng. Kiểm tra cho thấy hàm lượng mangan và kẽm trong nước này gấp mười mấy lần so với tiêu chuẩn. Được biết mấy năm trước cửa hàng đã chôn gần giếng hơn 300 cục pin hỏng. Vấn đề chính là ở những cục pin hỏng này. Pin hỏng chôn xuống đất sau khi vỏ ngoài đã bị mục nát, mangan bên trong sẽ lộ ra gặp oxitcacbon sẽ chuyển hóa thành cacbonat dễ tan trong nước; cacbonat theo nguồn nước ngầm đi vào trong giếng làm cho mọi người dùng nước sẽ bị trúng độc mangan. Còn nếu đốt pin hỏng với rác sẽ làm ô nhiễm không khi, khi vứt chúng xuống biển sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển. Nếu mangan tập trung nhiều vào các con cá này, con người ăn được cũng sẽ bị trúng độc mangan. Năm 1994, lần đầu tiên tại Trung Quốc có dây chuyền sản xuất được hơn 7000 vạn cục pin cao cấp (không thủy ngân, không cadimi, không chì) bảo vệ môi trường. Công ty trách nhiệm hữu hạn pin Nam Phú thành phố Nam Bình tỉnh Phúc Kiến đã đầu tư thành công lấp vào chỗ pin bảo vệ môi trường còn trống của Trung Quốc.