Phương thức nào thỏa thuận trong hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Giải Chướng, 5 Tháng ba 2023.

  1. Giải Chướng gió bay về trời

    Bài viết:
    9
    Đề bài: Trong hợp đồng dân sự, các bên được quyền thỏa thuận những phương thức giải quyết tranh chấp nào? Phương thức nào thỏa thuận trong hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu?



    Trong hợp đồng dân sự, các bên được quyền thỏa thuận những phương thức giải quyết tranh chấp nào?

    - Trong hợp đồng dân sự, các bên có quyền thỏa thuận những phương thức giải quyết tranh chấp sau:

    + Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: Hợp đồng là sự thỏa thuận. Do vậy, thương lượng là phương thức ưu tiên áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

    + Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Là quá trình trao đổi, thỏa thuận và mang lại sự thỏa thuận thống nhất. Nhưng hòa giải khác với thương lượng là có sự can thiệp của bên thứ ba, là người trung gian đứng ra giải quyết xung đột, mâu thuẫn và đưa ra sự thống nhất.

    + Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

    + Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án: Pháp luật ưu tiên các bên tự thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án.

    * Phương thức nào thỏa thuận trong hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu?

    - Phương thức giải quyết hợp đồng thông qua thương lượng, Hợp đồng là sự thỏa thuận, do vậy các thỏa thuận mà vi phạm các quy định của pháp luật như vi phạm các điều kiện về hợp đồng quy định tại Điều 117 và vi phạm các Điều từ 123 đến Điều 130 Bộ luật Dân sự hiện hành thì bị vô hiệu.

    - Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài: Khi tranh chấp đã xảy ra và các bên muốn đưa ra giải quyết thông qua phương thức trọng tài thương mại thì lúc này các có thể lập thỏa thuận. Không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì mới có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

    Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài vẫn có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp:

    + Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của

    Trọng tài, đó là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc các trường hợp: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

    + Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tức là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

    + Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu..

    + Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự, tức là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    + Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại.

    + Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài, là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 123 của Bộ luật dân sự.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...