1. Đặc điểm của dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh bao gồm tất cả những thiết bị được sử dụng trong các thí nghiệm phân tích chính xác hàm lượng chất và thực hiện định tính, định lượng của thành phần trong dung dịch cần kiểm tra, phục vụ hoạt động nghiên cứu, thực hành trong phòng thí nghiệm. Các dụng cụ này thường xuyên tiếp xúc với các ảnh hưởng hóa - lý nên để đảm bảo kết quả đo chính xác, chúng thường được làm từ vật dụng có tính chống chịu tốt, tuổi thọ cao, độ bền tối ưu, an toàn với người sử dụng. Vật liệu chủ yếu để sản xuất dụng cụ thường là thủy tinh borosilicate, thạch anh hoặc oxit sillic nấu chảy do tính bền vững và hệ số giãn nở của các loại thủy tinh này thấp. Các loại dụng cụ được làm từ chất liệu thủy tinh trung tính nên chịu được hầu hết các hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (Ngoại trừ HF là axit có độ ăn mòn mạnh nhất tại nhiệt độ thấp). Ngoài ra, chúng cũng phải chịu được nhiệt độ cao và shock nhiệt. 2. Một số loại dụng cụ thủy tinh trong PTN hiện nay: Ôsng nghiệm: Vật chứa có chức năng đựng hóa chất và thực hiện thử nghiệm giữa các loại hóa chất với nhau. Ống nghiệm thường được đậy bằng bông chuyên dụng không thấm nước, silicon, nắp nhôm hoặc inox. Pipet: Pipet dùng để đo lường và hút dung dịch với độ chính xác cao. Có hai loại pipet thủ công và tự động: + Pipet thủ công sử dụng lực từ quả bóp hút an toàn 3 van hoặc quả boa cao su. + Pipet tự động dùng lực từ van hút tự động. Cốc đong: Thiết bị chứa hóa chất, dung dịch, đã qua phản ứng hóa học. Các loại bình thủy tinh: Một số loại bình thủy tinh phổ biến hiện nay gồm có: Bình tam giác, bình định mức, bình cầu.. với hình dạng khác nhau dùng để chứa dung dịch hóa học hay môi trường nuôi cấy vi sinh, sử dụng trong phản ứng hóa học thông thường hoặc phản ứng xúc tác nhiệt tùy theo cấu tạo từng loại bình. Dung tích trung bình của các loại bình chứa là từ 50ml đến 10 lít tùy mục đích sử dụng. Buret: Dụng cụ với chất liệu thủy tinh, khóa nhựa PTFE dễ điều chỉnh hơn khóa thủy tinh, độ bền cao, thang chia vạch dễ đọc được sử dụng để chuẩn độ dung dịch. chai chứa thủy tinh: Là dụng cụ được dùng để lưu trữ, vận chuyển, bảo quản an toàn các mẫu dạng bột. Dụng cụ phù hợp để lưu trữ các hóa chất có thể ăn mòn nhựa plastic. Đũa thủy tinh: Dùng để khuấy dung dịch, với khả năng chống ăn mòn, kháng axit và kiềm hiệu quả, tái sử dụng và chống chịu nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C trong suốt thời gian thực hiện phản ứng hóa học. .. 3. Phương pháp xử lý Vết cắt từ dụng cụ thủy tinh Dụng cụ thủy tinh là một trong những mối nguy cơ tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm. Do thành phần của thủy tinh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dễ dàng làm cho dụng cụ thủy tinh vỡ ra, các mảnh vỡ sẽ gây sát thương cho nhân viên phòng thí nghiệm. Nếu sự cố này xảy ra cần: B1: Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90 rửa và băng lại đối với vết đứt nhỏ, thông thường. Cần sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất đối với vết đứt sâu và nghiêm trọng. B2: Dọn dẹp sạch các mảnh vỡ, mỗi mảnh vỡ dù là nhỏ nhất cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn trong phòng thí nghiệm.