Phương Pháp Liên Hệ, So Sánh Trong Quá Trình Phân Tích Tác Phẩm Văn Học - Ngữ Văn 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chụy Tít, 20 Tháng sáu 2021.

  1. Chụy Tít

    Bài viết:
    418
    PHƯƠNG PHÁP LIÊN HỆ, SO SÁNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

    I. Yêu cầu

    - Nắm chắc kiến thức về tác phẩm văn học trong chương trình: Giá trị về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật của từng tác phẩm văn học trong chương trình văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, văn học địa phương cả lớp 8 và lớp 9. - Ôn tập theo giai đoạn và chủ đề.

    Khi ôn luyện nên ôn tập theo giai đoạn văn học, chia theo chủ đề. Qua đó gặp tác phẩm văn học ở giai đoạn nào, viết về chủ đề gì, học sinh dễ dàng nhận diện, và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những tác phẩm đó.

    Ví dụ 1. Khi ôn tập phần Văn lớp 9 có thể chia thành 2 giai đoạn văn học: Văn học Trung đại và văn học Hiện đại.

    1. Văn học trung đại (X-XIX) - "Truyện Kiều" – Nguyễn Du - "Đồng chí" – Chính Hữu: 1948 - "Làng" – Kim Lân: 1948 - "Bếp lửa" – Bằng Việt: 1963, in trong tập "Hương cây – Bếp lửa" (1968) "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" – Nguyễn Khoa Điềm (1971) * Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954:

    - "Chuyện người con gái Nam Xương" – Nguyễn Du (Trích "Truyền kì mạn lục") 2. Văn học hiện đại (từ TK XX- nay)

    * Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)

    * Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) :

    - "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" – Phạm Tiến Duật: 1969, in trong tập "Vầng trắng quầng lửa"

    - "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng: 1966

    - "Những ngôi sao xa xôi" – Lê Minh Khuê: 1971

    "Đoàn thuyền đánh cá" – Huy Cận: 1958, in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng (1958)

    -" Lặng lẽ Sa Pa "– Nguyễn Thành Long: 1970

    * Sau năm 1975:

    -" Ánh trăng "- Nguyễn Duy: 1978

    -" Mùa xuân nho nhỏ "– Thanh Hải: Tháng 11 – 1980

    -" Viếng lăng Bác "– Viễn Phương: 1976

    -" Sang thu "– Hữu Thỉnh: 1977

    -" Nói với con "– Y Phương: 1980

    Ví dụ 2: Ôn tập theo các chủ đề

    + Vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua 2 tác phẩm" Truyện Kiều "và" Chuyện người con gái Nam Xương ", người lính trong các bài" Đồng chí "của Chính Hữu, bài" Bài thơ về tiểu đội xe không kính "của Phạm Tiến Duật, bài thơ" Ánh trăng "của Nguyễn Duy," Khi con tu hú "của Tố Hữu," Những ngôi sao xa xôi "– Lê Minh Khuê

    + Hình ảnh + Chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong các bài" Đoàn thuyền đánh cá "của Huy Cận," Mùa xuân nho nhỏ "của Thanh Hải," Quê hương "của Tế Hanh," Hai cây phong "của Aima-tốp, bài" Viếng lăng Bác "của Viễn Phương," Tức cảnh Pác Bó "," Ngắm trăng "," Đi đường "của Hồ Chí Minh..

    + Chủ đề tình cảm gia đình thể hiện qua các bài" Bếp lửa "của Bằng Việt," Nói với con "của Y Phương," Chiếc lược ngà "– Nguyễn Quang Sáng," Mây và sóng "– Tago," Con cò "- Chế Lan Viên..

    + Hình ảnh con người lao động xã hội chủ nghĩa:" Đoàn thuyền đánh cá "– Huy Cận," Lặng lẽ Sa Pa "– Nguyễn Thành Long

    + Hình ảnh người nông dân trước và sau Cách mạng:" Làng "– Kim Lân," Lão Hạc "– Nam Cao," Tắt đèn "– Ngô Tất Tố..

    - Ôn tập về tác giả, tác phẩm:

    + Trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học, ngoài nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của từng bài cần đặc biệt chú ý về tác giả, tác phẩm. Đối với tác giả cần tâm đến phong cách, đến sở trường của từng nhà văn.

    + Phần tác phẩm cần chú ý đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

    Ví dụ 1: Khi học tác phẩm" Truyện Kiều "phải nắm chắc thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du để từ đó hiểu được những tác động hướng ngòi bút của ông vào phản ánh hiện thực xã hội thông qua số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

    Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ" Đồng chí "của Chính Hữu phần giới thiệu về tác phẩm ngoài những thông tin: Bài thơ ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948), sau chiến dịch Việt Bắc Thu Đông, cần thấy được trong cuộc kháng chiến đó người lính phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn và thử thách: Thiếu thốn, bệnh tật. Lúc đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông được giao rất nhiều nhiệm vụ chăm sóc cho các thương binh, lo liệu cho các tử sĩ. Sau chiến dịch, ông bị bệnh sốt rét rừng rất nặng. Trong thời gian đó ông được một người đồng đội chăm sóc ân cần, chu đáo. Cảm động trước tấm lòng của người bạn ông viết bài thơ này như một lời cảm ơn chân thành đến người đồng đội của mình. Đang nằm trên

    Ví dụ 3: Đặt bài thơ" Mùa xuân nho nhỏ "vào hoàn cảnh Thanh Hải giường bệnh trước khi qua đời không bao lâu ta mới thấu hiểu tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên đất nước và khát vọng được sống và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.

    - Khai thác các chi tiết nghệ thuật đặc sắc:

    * Ngoài ra trong quá trình ôn luyện các tác phẩm văn học học sinh cần phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm, phân tích giá trị của các chi tiết nghệ thuật đó.

    +Ví dụ: Văn bản" Chuyện người con gái Nam Xương phát hiện và phân tích ý nghĩa chi tiết chiếc bóng. Văn bản "Làng" Phân tích chi tiết ông Hai đi khoe "Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn". Văn bản "Chiếc lược ngà" chi tiết chiếc lược ngà.

    II. Cách liên hệ, so sánh

    1. So sánh giống nhau

    • Giống nhau về đề tài, chủ đề
    • Giống nhau về hình ảnh, chi tiết
    • Giống nhau về tư tưởng

    2. So sánh khác nhau

    • Khác nhau trong quan điểm sáng tác (thường do đặc trưng giai đoạn văn học mang lại)

    • Khác nhau trong cách thể hiện, từ ngữ, hình ảnh sử dụng

    Lưu ý: Không nên cố gắng so sánh, liên hệ để tránh sự gượng ép và không
     
    Gill thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...