Năm 2021, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn Chủ đề: "Ecosystem Restoration"... " Phục hồi hệ sinh thái". Hưởng ứng ngày môi trường thế giới hôm nay, ngày 5/6/2021, chúng ta cùng tìm hiểu: Sự suy thoái của hệ sinh thái trên đất liền và biển; khái niệm về phục hồi hệ sinh thái; phục hồi hệ sinh thái có ý nghĩa gì và các hệ sinh thái có thể được phục hồi. Sự suy thoái của hệ sinh thái trên đất liền và biển Theo Ủy ban Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, hệ sinh thái trên trái đất - nền tảng của sự sống, đang bị suy thoái trầm trọng. Việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép, phá hủy rừng, làm ô nhiễm biển đã khiến các bệnh truyền nhiễm có nhiều khả năng lây sang người. Nếu con người không thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, trong tương lai các đại dịch thường xuyên bùng phát là điều hiển nhiên, chúng sẽ đánh đổ nền kinh tế mà con người xây dựng lên, tác động nặng nề đến đời sống con người hơn so với đại dịch COVID-19. Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) chính con người là thủ phạm khiến con người trải qua thời kỳ đại tuyệt chủng lần thứ 6. Tuyệt chủng chính là quy luật tất yếu của tự nhiên nhưng tốc độ tuyệt chủng của các loài động vật, thực vật hiện nay cao hơn so với mức trung bình từ 100 - 1.000%. IUCN thống kê, từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu héc-ta rừng bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Ngoài ra, hơn 1 triệu loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, 75% diện tích mặt đất và 66% diện tích đại dương bị thay đổi đáng kể. Sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3, 2 tỷ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất đi các loài và dịch vụ hệ sinh thái. Hiện tại, khoảng 20% bề mặt thảm thực vật trên hành tinh cho thấy xu hướng giảm năng suất liên quan đến xói mòn, cạn kiệt và ô nhiễm ở tất cả các nơi trên thế giới. Đến năm 2050, suy thoái và biến đổi khí hậu có thể làm giảm 10% năng suất cây trồng trên toàn cầu và tới 50% ở một số khu vực. Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỷ USD giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỷ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: "Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm và suy thoái đa dạng sinh học với tốc độ rất nhanh". Theo số liệu thống kê của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy diện tích các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đang bị thu hẹp dần. Diện tích rừng tự nhiên đã giảm từ 12 triệu hécta (năm 1945) còn 2, 8 triệu hécta (năm 2017) và có 80% trong số này ở mức duy trì kém. Đối với hệ sinh thái biển và ven biển, lượng san hô cứng ở vùng biển nước ta cũng đang giảm dần. Số liệu thống kê cho thấy có tới 63, 5% rạn san hô đang trong tình trạng đáng báo động (với độ che phủ dưới 25%). Bên cạnh đó, các cá thể hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nhiều loài còn đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sinh sống và nguồn cung cấp thức ăn. Nguyên nhân của sự suy thoái Theo UNEP, có 5 nguyên nhân chính của sự suy thoái do chính con người gây nên: - Thay đổi nhu cầu sử dụng đất - Khai thác quá mức động vật, thực vật hoang dã - Biến đổi khí hậu - Ô nhiễm môi trường - Sinh vật ngoại lai xâm hại. Từ lâu, các đại dịch bùng nên như "cơn giận dữ, của thiên nhiên trước cách hành xử của con người để đòi lại sự cân bằng. Các đại dịch Ebola sốt xuất huyết do virus Marburg hay mới đây là dịch COVID-19. Phục hồi hệ sinh thái là gì? Không phải" Cân bằng hệ sinh thái "mà con người cần" Phục hồi hệ sinh thái "để môi trường tự nhiên và xã hội trở lại đúng quỹ đạo. Phục hồi sinh thái là một hoạt động có chủ đích của con người nhằm khởi xướng hoặc thúc đẩy sự khôi phục của hệ sinh thái. Phục hồi hệ sinh thái là phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái theo thời gian hoặc bị tàn phá nghiêm trọng bởi bàn tay con người, bảo vệ tồn hệ sinh thái đang có và lấy lại những gì hệ sinh thái đã mất. Ý nghĩa của phục hồi hệ sinh thái? " Phục hồi sinh thái có thể và nên là một thành phần cơ bản của các chương trình phát triển bền vững và bảo tồn trên toàn thế giới nhờ vào khả năng vốn có của nó để cung cấp cho mọi người cơ hội để không chỉ sửa chữa những thiệt hại sinh thái, mà còn cải thiện tình trạng của con người. " Phục hồi hệ sinh thái mang lại hệ sinh thái đa dạng hơn, giúp con người thoát khỏi tình cảnh dịch bệnh triền miên; mưa lũ, động đất, song thần xảy ra bất thường.. Trước tình trạng hệ sinh thái bị suy thoái sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng mang tầm quốc gia, quốc tế. Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung với nhau và phát triển trong cùng một môi trường nhất định, các quần thể sinh vật sống chung trong môi trường đó sẽ có quan hệ tương tác với nhau và cả với môi trường mà chúng sống trong đó. Hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Các hệ sinh thái còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã. Trước mối đe dọa của sự suy thoái hệ sinh thái đến đời sống và kinh tế các quốc gia trên thế giới, ngày 1/3/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra tuyên bố giai đoạn 2021-2030 là" Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái "nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học. Đây cũng là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất. Việt Nam ta chung tay Vì hệ sinh thái lành mạnh, Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh, bảo đảm diện tích rừng nguyên sinh được bảo vệ ở mức 0, 57 triệu hécta; thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; khoanh nuôi, tái sinh rừng trong các chương trình trồng rừng; thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của đề án phục hồi rừng ngập mặn ven biển.. Ngày Môi trường thế giới cũng được xem là" ngày hội "của những người làm công tác môi trường và được chọn là thời điểm bắt đầu Tháng hành động vì môi trường. Trong thời gian này, các địa phương trên cả nước đã tổ chức nhiều chiến dịch ra quân rầm rộ như làm sạch ao, suối, sông, hồ, biển, trồng cây phủ xanh đồi trọc; qua đó lan tỏa sâu rộng các hành động thiết thực, góp phần cải thiện môi trường và bảo vệ hành tinh xanh. Bắt đầu từ việc nhỏ Phục hồi hệ sinh thái không phải trách nghiệm của nhà nước hay cơ quan tổ chức nào mà là trách nghiệm của chính chúng ta – những người đang sống trong hệ sinh thái và dựa vào hệ sinh thái để sống và phát triển. Đến với tháng 6 – tháng" hành động vì môi trường ", chúng ta cần ý thức về trách nghiệm của bản thân bởi" Trái Đất cần chúng ta đang héo mòn ". Các biển hiệu" Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta "được dựng lên khắp mọi lẻo đường để đánh động đến con người. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như hạn chế sử dụng túi nilong, ống hút nhựa, cốc nhựa bằng các vật liệu thân thiên với môi trường như tre, trúc, thuỷ tinh, gốm sứ để sử dụng lâu dài. Mỗi cá nhân hãy tuyên truyền bạn bè, gia đình thay thế các phương tiện đã cũ, xả nhiều khí thải ra môi trường, khuyến khích chôn lá cây dưới lòng đất để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất và giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường. Ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng để giảm thiểu khí thải CO2 ra môi trường giúp hạn chế hiệu ứng nhà kính gây biến đổi môi trường. Cơ quan chức năng và người dân tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân; xây dựng nền kinh tế tuần hoàn chất thải, chống rác thải nhựa trên cạn và đại dương. Việc treo băng rôn, pano, áp phích khuyến khích làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan làm việc và các địa điểm phù hợp. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh:" Tôi tin tưởng rằng với sự thay đổi nhận thức, ý thức, hành vi của con người, ứng xử với thiên nhiên bằng sự nhân văn và trách nhiệm thực sự, chúng ta có thể hạn chế được tình trạng suy thoái của thiên nhiên. " Các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương cần thúc đẩy áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch để giảm nhẹ tác động từ sự phát triển kinh tế-xã hội tới các hệ sinh thái; quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên; áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng. " All humans must die "hay" Speak up for nature." Đó là sự lựa chọn của bạn cho tương lai của chúng ta sau này. Bạn muốn tốt cho hôm nay hay mất tất cả cho mai sau, bạn muốn con cháu chính bạn sống trong tương lai thế nào? Tất cả chúng ta đều phải chết vì chính chúng ta đang tàn sát lẫn nhau, vì lòng tham, vì ngu muội, vì chúng ta chỉ biết sống cho chính chúng ta. Đừng để ngày mai. Đừng để sau này. Đừng chần chừ. Chúng ta không còn thời gian để bạn lựa chọn. Trái Đất đang héo mòn. Lên tiếng vì thiên nhiên. Tiếng của tôi. Tiếng của bạn. Tiếng của chúng ta.