Phù Tang là gì? Tại sao Nhật Bản được gọi là xứ Phù Tang?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Land of Oblivion, 28 Tháng tư 2022.

  1. Land of Oblivion

    Bài viết:
    359
    Nhật Bản là một quốc gia vô cùng thú vị với những phong tục đặc biệt, ẩm thực hấp dẫn, văn hóa đặc sắc và có nhiều địa điểm lôi cuốn khách du lịch cũng như là cả người dân bản địa.

    Ngoại trừ cái tên Nhật Bản, chúng ta cũng không còn xa lạ với những tên gọi đặc biệt để nói đến Nhật Bản như "Xứ sở mặt trời mọc", "Xứ phù tang", "Xứ sở hoa Anh đào". Nhưng các bạn đã thật sự biết tại sao Nhật Bản lại có những biệt danh như vậy không? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu xem là tại sao nhé!

    1, Tại sao lại gọi là xứ phù tang?

    [​IMG]

    Ngoài tên gọi "đất nước mặt trời mọc" thì Nhật Bản còn được thế giới biết đến với cái tên xứ Phù Tang.

    Phù tang là một loại cây phổ biến ở Nhật Bản. Cây phù tang tức một loại cây dâu rỗng lòng. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

    Trong văn học cổ, Phù Tang cũng được dùng chỉ nơi mặt trời mọc. Ngoài ra, trong sách Thập Châu Ký cũng giảng, cây Phù Tang là một cây mọc cao đến mấy ngàn trượng, tán xòe ra to và có hai thân chung một cội, cùng nương tựa nhau. Cội đó là nơi mặt trời mọc.

    Vì tên của nước Nhật Bản có nghĩa là gốc ở Mặt Trời nên thời xưa người ta đồng nhất nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây. Tên gọi nước Phù Tang cũng từ đó mà ra đời. Chính vì vậy Nhật Bản còn được gọi là xứ sở Phù Tang.

    [​IMG]

    Có một điều thú vị là các quốc gia khác đã quen gọi Nhật Bản là đất nước Phù Tang nhưng tên gọi này lại không phổ biến với chính người Nhật. Tiến sĩ Phạm Thu Giang của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từng vấp phải những nghi ngờ từ người Nhật khi phiên dịch "Phù Tang" thành Fuso. Cô đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ với 50 người Việt và 50 người Nhật, với mong muốn làm sáng tỏ điều này. Kết quả cho thấy, hầu hết người Việt khi được hỏi đều khẳng định "Phù Tang" là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản. Trong khi những người Nhật tham gia khảo sát lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn các đáp án trắc nghiệm, mà một trong số đó là đất nước của họ.

    2, Tại sao lại gọi là xứ sở mặt trời mọc?

    [​IMG]

    Chúng ta đều biết rằng trong Tiếng Anh thì tên của Nhật Bản là Japan (hoặc Japon). Đối với Tiếng Nhật, người Nhật sẽ gọi tên quốc gia của họ là Nippon (hoặc Nihon). Cả hai cách viết Nippon hoặc Nihon đều có nghĩa là "nơi xuất phát của mặt trời" hoặc còn được hiểu là "nơi mặt trời mọc".

    Vào khoảng thời đầu của nhà Đường (Trung Quốc – năm 670), các học giả Nhật Bản học tập tại Trung Quốc đã sử dụng tiếng Trung Quốc để đặt tên cho đất nước của họ. Họ sử dụng cụm "nơi mặt trời mọc, nơi xuất phát của mặt trời" bởi nếu so sánh tương quan giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì Nhật Bản ở phía đông của Trung Quốc và là nơi đón ánh nắng đầu tiên của mặt trời sớm hơn Trung Quốc. Bước vào giai đoạn thế kỷ thứ VIII, theo sử sách ghi lại thì chính Võ Tắc Thiên cũng đã ra lệnh đổi tên Nhật Bản thành tên gọi này thay cho tên gọi ban đầu là "Wa" (có nghĩa là "người lùn").

    Nhật Bản cũng là quốc gia nằm ở cực Đông của Châu Á, do đó Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc.

    Xung quanh Nhật Bản đều được biển bao bọc, do đó ở đâu cũng có thể nhìn thấy mặt trời mọc.

    [​IMG]

    Quốc kỳ của Nhật Bản là một hình tròn màu đỏ, nền trắng, tượng trưng cho hình ảnh mặt trời mọc.

    3, Tại sao lại gọi là xứ sở hoa anh đào?

    [​IMG]

    Một tên gọi khác của Nhật Bản khi nhắc tới người ta sẽ hình dung ra đất nước của cảnh vật thiên nhiên đẹp như trong tranh đó là "xứ sở hoa Anh Đào".

    Hoa Anh đào được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ.

    Với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Vốn là loại hoa "thoắt nở thoắt tàn", hoa anh đào tượng trưng cho "con đường chết" của các võ sĩ đạo Nhật Bản – samurai sống và chết như hoa anh đào.

    Dù không được chính thức công nhận là quốc hoa, hoa anh đào vẫn giữ một vị trí đặc biệt với người Nhật Bản. Hình ảnh hoa anh đào xuất hiện trong những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực, các họa tiết trang trí, hay đồng xu 100 yen và tờ tiền giấy 1.000 yen. Cũng vì những lý do này, Nhật Bản còn được gọi là xứ sở hoa anh đào.

    Loài hoa mỏng manh này xuất hiện ở khắp nơi tại Nhật Bản. Hoa thường nở vào mùa xuân khoảng tháng 3, 4, sớm muộn tùy nơi. Tại miền nam Nhật Bản ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1, trong khi ở vùng Hokkaido phía bắc, hoa có thể nở vào tháng 5.

    Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ nam lên bắc trong nhiều tháng, dù hoa anh đào thường chỉ tồn tại khoảng 1-2 tuần khi nở.

    [​IMG]

    Ở Nhật Bản, bạn không khó để nhìn ngắm hoa anh đào. Tuy vậy, để có cơ hội được nhìn thấy vẻ đẹp tuyệt vời nhất của hoa anh đào, bạn hãy đến đây vào khoảng tháng 9. Chắc chắn, bạn sẽ choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy, trang nhã của loài hoa này đấy!

    Nội dung: @Lê Kiều Mi
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...