Phong tục giỗ người thân ở việt nam

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi luionlee, 5 Tháng năm 2020.

  1. luionlee

    Bài viết:
    31
    Hôm nay giỗ bà tôi, nên tiện thể thì reivew 1 bài về chủ đề tục lệ làm giỗ của người Việt. Đăng trong diễn đàn tầm này chắc ít người đọc, nhưng khi các bạn lớn lên, có lẽ sẽ quay lại đọc và cho 1 like nhé!

    [​IMG]

    Ảnh: Thắp nhang thường thắp số lẻ​

    Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch, tức là lịch dưới đó. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với tổ tiên. Có điều kiện thì tổ chức làm giỗ linh đình;. Nhà nghèo thì chỉ cần bát cơm quả trứng, nén nhang, cũng đã có lòng thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

    Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, tức là ngày này là không mời, mà mọi người tự đến.

    Thông thường thì chúng ta sẽ cúng giỗ 6 đời, các bạn trong diễn đàn chắc đều trẻ, còn ông bà, cha mẹ, nhưng sau này lớn lên nếu các bạn là trụ cột của gia đình, thì học trước cũng không thừa. Khi người thân mất thì sẽ có giỗ đầu: Sau 1 năm (làm to, mời đông đủ họ hàng, bạn bè), giỗ hết: Sau 2 năm (mời họ hàng), và giỗ thường: Các năm tiếp theo (chỉ mời ruột thịt). Trước ngày giỗ thì gia chủ sẽ khấn cúng mới người quá cố về hưởng giỗ, hôm sau thì làm giỗ. Sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cách khấn từng đối tượng:

    1. Giỗ anh, chị, em:

    Nếu anh trai đã chết thì phải khấn là Bào Huynh, trường hợp anh cùng bố khác mẹ gọi là: Thân Huynh, trường hợp anh cùng mẹ khác bố gọi là Thệ Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở "tuổi vị thành niên" thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh. Tương tự nếu người quá cố là em trai thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, nếu là chị gái đổi thành chữ Tỷ và em gái thì sửa là chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.

    2. Giỗ bố, mẹ:

    Nếu cha đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Khảo

    Nếu mẹ đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Tỷ

    3. Giỗ ông bà

    Nếu ông nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Khảo

    Nếu bà nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Tỷ

    4. Giỗ cụ

    Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Khảo

    Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Tỷ

    5. Giỗ kị

    Nếu kị ông đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Khảo

    Nếu kị bà đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Tỷ

    6. Giỗ thủy tổ (thường cúng cho cả dòng họ)

    Nếu là đàn ông đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Khảo

    Nếu là đàn bà đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Tỷ

    [​IMG]

    Ảnh thờ Phạm Tu - Thủy tổ họ Phạm Việt Nam

    * Trường hợp đặc biệt: Nếu con trai không may chết trước cha mẹ khi đã đến tuổi thành niên mà chưa có gia đình thì gọi là Yểu Tử, tương tự con gái là Yểu Nữ. Tất cả những trường hợp chết chưa đến tuổi thành niên không có cúng giỗ riêng mà đều khấn chung là Thương Vong Tòng Tự.

    Hy vọng các bạn sẽ lĩnh hội được bài review này khi đã già ^^. Còn mình mặc dù tìm hiểu vậy, trân trọng văn hóa là vậy, nhưng thiết nghĩ có thể dùng văn hóa hiện đại để cúng:

    "Con xin kính mời cụ Nguyễn Văn A về hưởng giỗ"

    Ngoài ra thì còn có giỗ tổ nghề, giỗ ông tổ theo truyền thuyết mình sẽ bạn ở bài khác.

    Chúc các bạn và gia đình hạnh phúc, dòng họ đoàn kết.
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...