Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Nửa Sau Thế Kỷ XX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi NhatDuong, 10 Tháng tư 2019.

  1. NhatDuong

    Bài viết:
    2
    *Bối cảnh lịch sử:

    Sau 1945 hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành trên phạm vi thế giới.

    Quá trình phát triển thắng lới PT GPDT là sự kiện lịch sử nổi bật nhất của lịch sử TG hiện đại. Chỉ sau khoảng nửa TK, PT GPDT đã giải phóng được tuyệt đại bộ phận các dân tộc, các nước ở Á, Phi, Mỹ Latinh thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. Đưa hơn 130 quốc gia, dân tộc từ địa vị nô lệ trở thành chủ nhân của quốc gia, dân tộc, trở thành người đại diễn chân chính trong các tổ chức quốc tế, làm thay đổi hẳn nội dung, tính chất của các mối quan hệ toàn cầu (nguyên tắc: Tự do, công bằng, cùng có lợi giữa các quốc gia, dân tộc)

    PT GPDT chia làm 3 giai đoạn lớn:

    1945 – 1960: Cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ.

    1960 -1975: Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ và tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

    1975 – 1995: Kết thúc hình thức thực dân cuối cùng Apacthai

    1995 đến nay nổi bật là quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời triển khai đấu tranh kinh tế, giành độc lập. Chọn lựa con đường xây dựng KT – XH – VH. Thực chất không phải đợi đến năm 95, mà ngay sau khi giành được độc lập ở thời điểm khác nhau, các nước đã bắt tay ngay vào xây dựng đất nước.

    I/ Giai đoạn từ 1945 – 1960:

    a/Hoàn cảnh:

    Sau CTTG II, hệ thống XHCN ra đời trên phạm vi TG trở thành chỗ dựa, hậu phương trực tiếp của phong trào GPDT (LX và các nước XHCN không chỉ ủng hộ theo hướng vô sản mà còn ủng hộ phong trào GPDT theo hướng tư sản như ở Ấn Độ). Ở nhiều khu vực, Liên Xô và các nước XHCN trở thành hậu phương trực tiếp chi viện sức người, sức của cho PT GPDT.Trên bình diện quốc tế, các nước XHCN luôn là đồng minh đấu tranh đòi CNĐQ trao trả độc lập cho các dân tộc.Trong và sau CTTG II, PT GPDT đã trỗi dậy mạnh mẽ (đặc biệt là vùng có sự chiếm đóng của CNPX) diễn ra dưới hình thức đấu tranh vũ trang.Trong quá trình giành độc lập, họ đứng về phía đồng minh các lực lương DCHB chống PX.

    Sau CTTG II, hàng loạt tổ chức quốc tế với mục tiêu đấu tranh vì hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc của các dân tộc ra đời (LHQ). LHQ trở thành 1 diễn đàn, 1 mặt trận đấu tranh của các nước Á, Phi.LHQ ra đời vào năm 1945 từ 50 nước ban đầu thì đến năm 1975 tang lên thành 84 nước, đến nay đã có 192 quốc gia dân tộc trở thành một chỗ dựa để đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á – Phi và Mĩ Latinh.

    1955, nhân dân các nước Á – Phi đã tổ chức hội nghị Băng- Đung ở Indonesia. Hơn 29 nước tham gia vào các đoàn khách dự với mục tiêu đấu tranh chống CNĐQ, chung sống hòa bình theo 10 nguyên tắc. ( Đặt nền tảng tư tưởng độc lập dân tộc ở các nước Á – Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2)

    1961, các nước Á, Phi, Mỹ Latinh tổ chức thành lập tổ chức "Không liên kết".Buổi đầu 30 nước, đến nay 117 nước tham gia.Trong quá trình hoạt động, tổ chức "Không liên kết" luôn coi mục tiêu đấu tranh giành độc lập cho các dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức.

    Sau CTTG II, CNĐQ rơi vào tình trạng suy thoái, những cuộc khủng hoảng xảy ra, buộc phải tiến hành cải cách. Trong quá trình cải cách, 1 số nước tư bản thực hiện chính sách buông ra để nắm lại (trao trả độc lập chính trị, nhưng giữ quyền thống trị KT, buộc các nước này quay trở lại con đường lệ thuộc). Đặc biệt là Mỹ, thực hiện chính sách thực dân trá hình, do vậy xu hướng trao trả độc lập hình thức ngày càng phổ biến (dù chỉ được trao trả độc lập hình thức nhưng là bước đầu quan trọng để sử dụng vũ khí chính trị).

    a/ Khu vực Đông Nam Á

    Đối tượng của thời kỳ này là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của các nước đế quốc. Hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang. Vùng sôi động nhất của PT GPDT là khu vực Đ.N.A ( trung tâm của phong trào GPDT) vì:

    + Sau chiến tranh thế giới thứ II các nước đế quốc đầu xỏ nhất đã quay trở lại Đông Nam Á sau khi các nước ở ĐNÁ đã giành được độc lập.

    + Hình thức đấu tranh chủ yếu đấu tranh vũ trang giữa lực lượng yêu nước dân tộc đối đầu với chủ nghĩa đế quốc.

    Vì thế đấu tranh ở ĐNÁ là sôi động nhất, quyết liệt nhất.

    -17/8/1945,Indo giành độc lập Sucano đại diện Đảng Dân Tộc độc tuyên ngôn độc lập.

    - 2/9/1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tuyên ngôn độc lập được công bố

    - 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập

    - 8/1945, dưới sự lãnh đạo Mặt trận dân tộc Giải Phóng đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Miến Điện

    - 8/1945, quân giải phóng Malaysia đã giải phóng 2/3 lãnh thổ ở miền Bắc

    – Cuối tháng 8/1945, quân giải phóng Philippin giải phóng được ½ lãnh thổ, 1/3 dân số

    Tuy vậy các đế quốc vẫn không công nhận nền độc lập của các Đông Nam Á và các nước đế quốc tiến hành xâm lược trở lại ( 9 – 10/1945: Anh xâm lược lại Miến Điện, Malaysia; Hà Lan xâm lược trở lại Indo, Mỹ xâm lược Philippin, Pháp xâm lược lại Đông Dương)

    -Càng về sau với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào ở ĐNÁ, phong trào GPDT lan rộng khắp châu Á. Một số nước đế quốc tiến hành trao trả độc lập cho các quốc gia nhân thực chất là chủ nghĩa thực dân "giấu mặt, trá hình".

    - 3/1947, sau khi loại bỏ được lực lượng quân giải phóng Mỹ trao trả độc lập cho Philippin

    - 1948, Anh trao trả độc lập cho Malaysia và đặt trong khối liên hiệp Anh

    - 11/1945, Hà Lan công nhận độc lập Indo đặc trong khối liên hiệp Hà Lan

    - 1949, Anh công nhận nền độc lập của Ấn Độ, Paxitan và Myanmar

    - Trong phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ thì Đông Dương là nơi diễn ra quyết liệt nhất, điển hình nhất, có sức ảnh hướng lớn đối với khu vực và trên thế giới. Và thắng lợi to lớn nhất cho phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA là hiệp định Gionevo đã được ký kết, Pháp công nhận độc lập chủ quyền của 3 nước Đông Dương.

    [
    credits=20]
    [
    credits=20]b. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ La Tinh:

    - Ở các nước Mĩ La Tinh, dù đã mang danh nghĩa là độc lập khi mà từ đầu thế kỉ XVIII, các nước này đã giành được độc lập từ thực dân Tây Ban Nha nhưng thực chất là thuộc địa của thực dân kiểu mới dưới sự kiểm soát của Mĩ thông qua giai cấp tư sản mại bản và tầng lớp quân sự quan liêu. Mĩ La Tinh đã xây dựng chế độ độc tài, xây dựng quân đội tay sai và nhận viện trợ từ Mĩ. Sau 1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi dân sinh dân chủ, đòi quốc hữu hoá tài sản, chống chế độ độc tài diễn ra mạnh mẽ.

    - Từ năm 1945 – 1959: cao trào đấu tranh bùng nổ ở khắp các nước Mĩ Latinh, dưới hình thức các cuộc bãi công của công, các cuộc đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân, khỏi nghĩa vũ trang của nhân dân chống lại giới cầm quyền và cuộc đấu tranh nghị viện để thành lập các chính phủ tiến bộ. Trong thời gian này một số chính phủ dân chủ tiến bộ được thành lập ở Goatemala, Argentina, Venezuala...

    - Tuy nhiên, thực tế các nước Mĩ La Tinh vẫn chưa giành được độc lập vẫn là nước phụ thuộc của Mỹ (trừ Cuba). Từ năm 1954, ở Cuba bùng nổ phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài, đòi dân sinh dân chủ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức 267. Tập hợp các nhà tri thức, người yêu nước nổi dậy, sau đó bị truy sát và lưu đày. Năm 1959, giải phóng thủ đô Havana, thành lập nước CHND Cuba. Sau khi Cuba giành thắng lợi, ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước Mĩ La Tinh.

    - Đặc điểm:

    • Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào công nhân ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    • Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Mĩ La tinh thì giai cấp nông dân luôn luôn tỏ ra là một lực lượng chủ lực của cách mạng.

    • Phong trào đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa và trở thành hình thức đấu tranh chủ yếu ở khu vực này.

    • Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát triển ở hầu khắp các nước. Mặt trận đã tập hợp đông đảo các tầng lớp trong xã hội, vai trò của Đảng cộng sản ngày càng được tăng cường, khối đoàn kết công – nông ngày càng được củng cố trở thành động lực chính của phong trào.

    • Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-Ba năm 1959, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh ngoài nhiệm vụ là giành độc lập dân tộc thì còn có nhiệm vụ là ủng hộ và bảo vệ cách mạng Cu-Ba.

    • Sau khi khôi phục lại độc lập chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách về kinh tế - xã hội để cải thiện tình hình đất nước. Bước vào thập niên 90, một số nước Mĩ Latinh đã trở thành những nước Công nghiệp mới như: Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô. Bộ mặt của các nước Mĩ Latinh đã có những biến chuyển căn bản.

    c. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:

    - Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển sang tận lục địa châu Phi. Vốn là hệ thống thuộc địa lâu đời của chủ nghĩa thực dân, do nền kinh tế xã hội của châu lục bị phá nát, nạn buôn bán nô lệ hoành hành nên phong trào giải phóng dân tộc diễn ra yếu ớt.

    - Bắc Phi là nơi chịu ảnh hưởng của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, họ sử dụng đạo Hồi làm quốc giáo, dân số còn tương đối đông cho nên họ gọi châu Phi là lục địa ngủ kĩ, đến những năm 50 đã thức tỉnh. Năm 1954, nhân dân An-giê-ri đã nổi dậy đấu tranh vũ trang, thành lập quân giải phóng. Cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm, cuối năm 1962 Pháp kí hiệp định trao trả độc lập cho An-giê-ri. Năm 1957, Ai Cập giành được độc lập buộc Anh phải công nhận. Năm 1956, Pháp công nhận độc lập của Sudan, Ma-rốc, Tuy-ni-di. Năm 1957, Anh và Pháp công nhận độc lập ở các nước miền Trung châu Phi, năm 1957, công nhận độc lập của Ga-na, Ni-giê-ri-a. Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, 1/3 các nước châu Phi đã giành được độc lập ở các mức độ khác nhau.

    Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, 3/1960, Liên Xô với tư cách là thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã đấu tranh buộc Liên Hiệp Quốc chấp nhận đề xuất trao trả độc lập cho các nước châu Phi chưa được giải phóng. Năm 1960 còn được gọi là "năm châu Phi" với sự kiện đại hội đồng quyết định trao trả độc lập cho 17 nước chưa được giải phóng ở châu Phi.

    - Đặc điểm:

    • Các nước châu Phi đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua tổ chức thống nhất châu Phi. Từ khi ra đời cho đến nay, tổ chức này đã có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, phối hợp hành động thúc đẩy phong trào cách mạng ở châu Phi phát triển.

    • Lãnh đạo phong trào hầu hết là chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp vô sản còn chưa trưởng thành hoặc chưa có chính đảng độc lập hoặc chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.

    • Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị, hợp pháp.

    • Các nước châu Phi giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và sự phát triển kinh tế - xã hội rất không đồng đều sau khi giành được độc lập (Bắc Phi thì phát triển nhanh chóng nhưng châu Phi xích đạo chậm phát triển).

    • Ngày nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết như: đói rét, bệnh tật, , sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây, nợ nước ngoài, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nội chiến. Các nước châu Phi đang ra sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này.

    d.Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á:

    - Năm 1945, lực lượng cách mạng Trung Quốc lớn mạnh với 50 vạn chiến sĩ quân giải phóng , đến đầu năm 1947 đã có 1,3 triệu quân giải phóng, 1/3 lãnh thô nằm dưới sự kiểm soát của quân giải phóng. Đến năm 1946, quân Tưởng đã quay trở lại và tăng cường lực lượng, được Mĩ viện trợ cho 4,4 tỷ đô la và hơn 10 vạn quân Mĩ ở Trung Quốc. Năm 1947, nổ ra cuộc nội chiến Quốc Cộng. Thời gian đầu, quân giải phóng giữ ở thế phòng ngự tích cực, năm 1948 chuyển sang phản công với 3 chiến dịch, quân giải phóng Trung Quốc dần dần giải phóng hết đất nước, thắng lợi làm ra đời nhà nước CHND Trung Hoa (1/10/1949). Quân Tưởng chạy ra Đảo Đài Loan, lập nhà nước Trung Hoa dân quốc (10/10/1949). Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới, được ví như một quả tạ ném vào bàn cân giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng.

    - Năm 1945, Triều Tiên được giải phóng khỏi ách áp bức của phát xít Nhật. Năm 1945, Mĩ giúp Đảng dân tộc ở miền Nam Triều Tiên thành lập nhà nước Đại Hàn dân quốc. Tháng 9 năm 1949, Liên Xô giúp Đảng Cộng sản ở miền Bắc Triều Tiên thành lập nhà nước CHDCND Triều Tiên. Từ 1950 – 1953 diễn ra cuộc nội chiến Nam Bắc Triều Tiên, kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn (27/7/1953) tại Bàn Môn Điếm, từ đó đến nay, trên bán đảo Triều Tiên hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

    - Đặc điểm:

    + Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và các Đảng cộng sản đóng vai trò quan trọng trong PTGPDT ở các nước châu Á bên cạnh giai cấp tư sản và chỉnh Đảng của mình lãnh đạo PT.

    + Sau Chiến tranh, hầu hết các nước đều vùng dậy đấu tranh giành độc lập và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau, thời gian khác nhau.

    + Phương thức tiến hành đấu tranh: đa dạng: từ khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị...

    + Sau khi giành đôcn lập đều ra sức phát triển kinh tế và nhiều nước đã trở thành các nước công nghiệp phát triển hoặc có nền kinh tế đang phát triển.

    + Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động của thế giới.

    e. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Đông:

    - Trung Đông là nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới, chiếm đến 70% trong đó Anh và Pháp chiếm 60%.

    Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc của nhân dân Trung Đông phát triển mạnh. 1946, trước áp lực đấu tranh của nhân dân Xiri và Libang, Pháp buộc phải công nhận nền độc lập và rút quân khỏi 2 nước này.

    Trong những năm 1951 – 1953, ở Iran diễn ra phong trào đấu tranh của nhân dân đòi quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu hỏa nhằm thu lại nguồn dầu lửa nằm trong tay tư bản nước ngoài.

    Ở Irac, cuộc cách mạng bùng nổ ngày 14/7/1958 đã xóa bỏ chế độ quân chủ tồn tại lâu đời ở đây lật đổ chính quyền độc tài Nuri Xait và phá vỡ khôi quân sự xâm lược Batda do Anh, Mỹ lập ra ở Trung Đông.

    Nhằm can thiệp vào khu vực này, Mĩ đã đề xuất Liên hợp quốc ban hành nghị quyết 181 cho phép người Do Thái lập lại nhà nước Israel trên lãnh thổ Palestin.

    15/5/1948, nhà nước Do Thái được thành lập lấy tên là Israel. Dẫn đến sự chia rẽ ở lãnh thổ Palextin là nguyên nhân cho cuộc chiến tranh kéo dài suốt 45 năm và gây nên những bất ổn ở khu vực này đến ngày nay.
    2. Phong trào giải phóng dân tộc (1960 – 1975):

    a. Hoàn cảnh lịch sử:

    - Trong 15 năm phát triển trong chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghia thực dân cũ bị sụp đổ về cơ bản, trong các nước thuộc địa xuất hiện chủ nghĩa thực dân giấu mặt trá hình, nói theo Lê Duẩn, đó là chủ nghĩa thực dân kiểu mới, đối tượng mới, gây nguy hiểm cho phong trào giải phóng dân tộc.

    - Từ 1960 đến 1975, hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển và giành được nhiều thắng lợi trong kinh tế, xã hội, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc con đường vô sản cũng như tư sản.

    - Trong quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc đã giải phóng được 4 quốc gia. Sau khi giành được độc lập đã thành lập tổ chức không liên kết, thường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Thông qua các hoạt động này, tinh thần yêu nước của Á, Phi, Mĩ La Tinh được lan rộng và phát triển mạnh mẽ. Trong các nước thực dân, việc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa trở thành xu hớng của các nước tư bản phát triển.

    b. Đặc điểm:

    - Phong trào giải phóng dân tộc phát triển theo 2 con đường là tư sản và vô sản.

    - Hình thức phong phú bao gồm đấu tranh chính trị, ngoại giao để đòi chuyển giao nền độc lập, đấu tranh sử dụng bạo lực cách mạng, hình thức đấu tranh hoà bình liên kết với các lực lương yêu nước, hoạt động tranh cử giành đa số phiếu của dân chúng, thành lập chính phủ tiến bộ, tiến tới xoá bỏ chế độ độc tài và sự lệ thuộc của chủ nghĩa thực dân nước ngoài (phổ biến ở Mĩ La Tinh), bắt tay xây dựng đất nước, triển khai các chính sách về kinh tế, xã hội, quốc tế hoá các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo trật tự ngang giá.

    *Ở châu Á:

    - Trong giai đoạn này, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương đặc biệt là nhân dân Việt Nam, trở thành điểm nóng, đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ với ba nước Đông Dương. Chiến thắng năm 1975, Lào 1976, Campuchia 1975 trở thành biểu tượng cho ý thức độc lập dân tộc cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Á, Phi, Mĩ La Tinh, có sức cổ vũ lớn cho các phong trào.

    * Ở Trung Đông:

    - Phong trào đấu tranh của nhân dân Palestin, tù những năm 60 đã xảy ra 6 cuộc xung đột giữa Israel và Ả Rập làm cho phần lớn người Palestin sống ở nước ngoài được sự giúp đỡ của Ả Rập đã thanh lập mặt trận giải phóng Palestin(PLO), giành đất đai, đến năm 1984 mới tạm thời ổn định. Tổ chức Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết thành lập nhà nước Palestin. Tháng 12 năm 1989, nhà nước Palestin được thành lập, đến ngay xung đột giữa Israel và Palestin vẫn chưa dừng lại. Xung đột giữa Israel và Ả Rập còn đặt vùng trung cận đông rơi vào điểm nóng suốt những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX.

    Ở Trung Cận Đông ngoài xung đột giữa hai nước này còn bùng nổ của cách mạng I-rắc vào những năm 70 của thế kỉ XX. Năm 1958, nhân dân I-rắc dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo lật đổ vương triều I-rắc, lập ra nhà nước Cộng hoà I-rắc, nhà nước I-rắc tuyên bố quốc hữu hóa toàn bộ công nghiệp. Ở nước ngoài, do có Mĩ và phương Tây can thiệp nên đến tháng 9 năm 1980, cuộc chiến tranh giữa Iran và I-rắc bùng nổ, làm suy yếu hai nước.

    - Từ những năm 1960, nhân dân Iran đã tiến hành đấu tranh chống Mĩ, năm 1963, mặt trận dân tộc Iran được thành lập. Tháng 11 năm 1979, cách mạng Iran bùng nổ, lật đổ chính chế độ chuyên chế Palevi, họ đã trục xuất 40 nghìn cố vấn quân sự Mĩ, Iran rút khỏi khối quân sự CENTO, do vậy mâu thuẫn Iran và Mĩ kéo dài cho đến nay.

    * Ở Châu Phi:

    - Diễn ra mạnh mẽ (1960 – 1969). Theo nghị quyết của Liên hợp quốc phong trào tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Ở An-giê-ri tháng 3 năm 1962, Pháp buộc phải kí hiệp định Ê-vi-răng thừa nhận quyền độc lập của An-giê-ri, bắt tay xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

    - Những năm 60 của thế kỉ XX trước thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi, nhân dân Ăng-gô-la đã bùng dậy, thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Ăng-gô-la, và quân giải phóng Ăng-gô-la. Trải qua 15 năm đấu tranh và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, năm 1975, nhân dân Ăng-gô-la đã giành được độc lập và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, ban hành đạo luật quốc hữu hoá, cải cách ruộng đất, thực hiện quyền bình đẳng giữa các tộc người và bình đẳng giới. Vì thế, Mĩ đã can thiệp, thành lập tổ chức phản động. Từ 1975 đến 1980, bước vào cuộc nội chiến gay gắt, mặt trận giải phóng dân tộc Ăng-gô-la bị tan rã, định hướng xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ.

    - Tại Ê-ti-ô-pi-a, năm 1975, phát xít Đức chiếm đóng, Mĩ nhanh chóng can thiệp bằng hình thức chủ nghĩa thực dân, hình thành phái đoàn quân sự MAAG và chế độ thân Mĩ. Do vậy ở phong trào chống Mĩ và chế độ độc tài bùng nổ vào năm 1960. Tháng 2 năm 1964 các lực lượng yêu nước ở Ê-ti-ô-pi-a đã tiến hành đảo chính chế độ độc tài, thực hiện quốc hữu hoá công nghiệp, trục xuất các chuyên gia của Mĩ, tuyên bố theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đến 1960, Ê-ti-ô-pi-a gặp muôn vàn khó khăn như hạn hán làm 7 triệu người chết đói, đến đầu năm 1990 tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội.

    - Tình hình kinh tế - xã hội: ngay sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã bắt tay vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, đạt được một số thành tựu nhưng đa số nhân dân châu Phi vẫn đối nghèo, lạc hậu, tàn dư của chế độ cũ, xung đột sắc tộc, dịch bệnh,.... Năm 1997, trên thế giới có 40 nước trên thế giới đói nghèo thì châu Phi có 29 nước. Năm 2002, liên minh châu Phi OAU ra đời với hy vọng cải thiện phân fnaof đời sống cho nhân dân châu Phi nhưng nhìn chung vẫn còn là vấn đề lâu dài.

    * Ở châu Mĩ La Tinh:

    - Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau nhưng tập trung chống chế độ độc tài, giành những quyền độc lập về kinh tế, chính trị, xã hội, hình thức phong phú gồm đấu tranh vũ trang như Venexuela, Chi lê. Noi gương Cuba, Nicaragoa chống chế độ độc tài Xô-mô-xa. Năm 1961, nhân dân Nicaragoa tổ chức lực lượng vũ trang, thực hiện chiến tranh du kích. Năm 1975, Nicaragoa động đất, kinh tế giảm sút, thúc đẩy mâu thuẫn của nhân dân với chế độ độc tài. Năm 1974 đã lật đổ được chế độ độc tài. Tháng 5 năm 1979, mặt trận dân tộc giải phóng tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chính phủ độc tài bỏ chạy sang Mĩ. Chính quyền cách mạng tuyên bố quốc hữu hoá, buộc Mĩ trao trả vịnh Xa-đi-nô. Cuối thập kỷ 80 từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa.

    - Năm 1960, ở Chi Lê được sự giúp đỡ của Mĩ đã áp dụng nhiều chính sách phản động, Mĩ đầu tư và nắm hầu hết dầu mỏ và làm chủ đồn điền lớn. Do vậy ở chi Lê từ những năm 60 đã có phong trào chống Mĩ. Tháng 12 năm 1969 ở Chi Lê các đảng tiến bộ đã liên kết với nhau, thành lập tổ chức liên minh đoàn kết nhân dân để tranh cử tổng thống ở Chi Lê, liên minh đã giành được đa số phiếu. Tháng 11 năm 1970, chính phủ tiến bộ của liên minh được thành lập do A-phen-đê làm tổng thống, chính phủ đã triệt để chính sách dân tộc, tiến hành quốc hữu hoá và bồi thường tất cả dầu mỏ của Mĩ trên đất Chi Lê. Nhà nước độc quyền ngoại thương, xuất khẩu đồng và dầu, giá tăng gấp đôi cho Mĩ. Tiến hành cải cách dân chủ bình đẳng nam nữ và tộc người, tăng lương 66% cho công nhân, chế độ chữa bệnh không lấy tiền, tịch thu ruộng đất chia cho nông dân, tiến hành quan hệ cấp đại sứ như Cuba. Cải cách của Chi Lê 1971 – 1973, có sức cổ vũ mạnh mẽ đấu tranh chống Mĩ của Mĩ La Tinh. Tuy nhiên năm 1973, Mĩ đã cho lực lượng phản động Pi-nô-chê đảo chính tháng 11 năm 1973. Cách mạng Chi Lê tạm thời thất bại. Từ năm 1973 đến năm 1980, nhân dân Chi Lê tiếp tục đấu tranh chống chế độ độc tài. Năm 1990, các lực lượng dân chủ tiến bộ đã loại bỏ lực lượng phan động ra khỏi chính phủ tiến bộ.

    3. Phong trào giải phóng dân tộc 1975 – 1995:

    a/ Hoàn cảnh lịch sử

    - Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ như vũ bão, làm cho lực lượng sản xuất thế giới có những biến đổi mạnh mẽ, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, xã hội, vă hóa của các nước, đây là một xu thế lớn của thế giới đương đại.

    - Thế giới chuyển mình từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, hội nhập và liên kết khu vực, quốc tế. Toàn cầu hóa là quá trình phát triển vượt qua biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu đang ngày một ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc trên Thế Giới. Xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng và tăng cường, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng trở thành một xu thế khách quan. Bối cảnh mới đó đã buộc các quốc gia phải định hướng lại tư duy về vấn đề phát triển, trong đó phát triển kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu. Các nước đều có xu hướng đẩy nhanh quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

    - Sự khủng hoảng, tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một mất mát lớn đối với phòng trào giải phóng dân tộc. Trật tự thế giới hai cực tan rã dần hình thành một hệ thống thế giới mới.

    Trong giai đoạn này phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục tiếp diễn mà mạnh mẽ nhất là ở khu vực Châu Phi và Mỹ Latinh

    b/ Châu Phi

    Giai đoạn này ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc cho tất các quốc gia châu Phi. Ở Nam Phi thì tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, ách thống trị cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ.

    - Tại Mô-dăm-bích giành được độc lập vào năm 1975, chấm dứt sự thống trị của Bồ Đào Nha, đến năm 1990 thì từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội.

    - Sau nhiều năm bền bỉ đấu tranh thì tới đầu những năm 80, Nam Rodedia giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử 2/1980, chính quyền da đen được thành lập. Đến ngày 18/4 /1980, Nam Rodedia tuyên bố trở thành nước Cộng Hòa Dimbabue. 3/1991, Namibia ( Tây Nam Phi) tuyên bố độc lập và thành lập Cộng hòa Namibia.

    - Ở Nam Phi từ năm 1961, Anh công nhận sự độc lập của cộng hoà liên bang Nam Phi thì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn được duy trì, khoảng 70 đạo luật vẫn được áp dụng ở cộng hoà Nam Phi. Tuyệt đại bộ phận da đen không được hưởng các quyền dân sinh dân chủ ở Nam Phi. Từ đó làm bùng lên phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, động viên sinh viên, tri thức, người da đen thậm chí bạo động. Liên hợp quốc đã ra nghị quyết lên án chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và xoá bỏ chế độ này vào năm 1990, phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi trở nên sôi nổi. Năm 1994, tổng thống da đen Nen-xơ-man-đê-la lên nắm quyền đã chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

    - Tình hình kinh tế - xã hội: ngay sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã bắt tay vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, đạt được một số thành tựu nhưng đa số nhân dân châu Phi vẫn đối nghèo, lạc hậu, tàn dư của chế độ cũ, xung đột sắc tộc, dịch bệnh,.... Năm 1997, trên thế giới có 40 nước trên thế giới đói nghèo thì châu Phi có 29 nước. Năm 2002, liên minh châu Phi OAU ra đời với hy vọng cải thiện phân fnaof đời sống cho nhân dân châu Phi nhưng nhìn chung vẫn còn là vấn đề lâu dài.

    c/ Châu Mĩ Latinh

    Trước tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Mĩ đã tiến hành hàng loạt các hoạt động chống lại phong trào cách mạng ở Mĩ La Tinh, bắt đầu từ cuộc can thiệp vũ trang, đàn áp cách mạng ở Grenadda (1983), Panama (1990) ; gây sức ép về kinh tế chính trị để Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô thất bại trong cuộc tổng tuyển cứ 1991, bao vây cô lập nhằm lật đổ chế độ XHCN ở Cuba.

    Cho đến những năm 80 của thế kỉ XX, ở Mĩ La Tinh về cơ bản đã giành được độc lập ở các mức độ khác nhau, bắt tay vào xây dựng kinh tế đất nước. Sự phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đến năm 1995. Trong 20 năm cuối thế kỉ XX, các quốc gia còn lại trên thế giới lần lượt giành được độc lập. Từ 1975 đến 1990, 12 các đảo và quần đảo ở Ca-ri-bê được độc lập, ở vùng đại Tây Dương và 6 đảo ở NamThái Bình Dương. Năm 1984, Brunei đượ ctrao trả độc lập. Năm 1994 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ. Như vậy đến giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nhân dân Á Phi Mĩ La Tinh đã giành được độc lập ở các mức độ khác nhau.

    - Tình hình phát triển kinh tế xã hội:

    + Sau khi giành được độc lập, các nước Mĩ La Tinh đã tiến hành xây dựng đát nước. Một số nước đã giành được nhiều thành tựu quan trọng và trở thành những nước công nghiệp mới (NICs) : Brasil, Mehico, Argentina. Tại Cuba, sau khi giành được độc lập, chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng nền công nghiệp dân tộc dựa vào sự phát triển của nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là về y tế, Cuba là nước có nền y tế hiện đại, chữa được nhiều loại bệnh nguy hiểm.

    + Ngoài một số nước có nền công nghiệp phát triển, Mĩ La Tinh còn gặp nhiều khó khăn như lạm phát, nợ nước ngoài, tham nhũng.

    D/ Châu Á

    Ở khu vực châu Á trong giai đoạn này đã giành được nhiều thắng lợi tuy nhiên vẫn còn tồn động một số vấn đề tại vùng Trung Cận Đông và Campuchia

    Tại Campuchia từ 1975 – 1993, Campuchia đấu tranh chống tập đoàn Khrmer đỏ thi hành chính sách diệt chủng. 7/1/1979, chế độ diệt chủng bị lật đổ. Nước cộng hòa nhân dân Campuchia thành lập, sau đó CPC trải qua một cuộc nội chiến kéo dài đến 10/1991 hiệp định hòa bình về CPC được ký kết tại Paris. 9/1993, Vương Quốc Campuchia được thành lập.

    Cũng trong giai đoạn này vào 1/1984 thì Brunei tuyên bố là 1 quốc gia độc lập. Đến tháng 5/2002 thì Dông Timor cũng tuyên bố độc lập tách khỏi Indonexia

    Khu vực trung Cận Đông tình hình bất ổn vẫn tiếp diễn chủ yếu là tranh chấp giữa Irasel và Palextin tại khu vực bờ Đông dải Gaza.

    Đánh giá: Sau nửa thế kỉ, phong trào giải phóng dân tộc, đã đưa 2/3 dân số thế giới thoát ra khỏi chủ nghĩa thực dân, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ, tiếp tục đấu tranh với chủ nghĩa thực dân mới, góp phần làm rạn vỡ trận tự 2 cực Ianta, tác động mạnh đến quan hệ quốc tế. Sự ra đời của hơn 130 quốc gia mới ở Á, Phi, Mĩ La Tinh sau khi giành được độc lập đã bắt tay xâu dựng kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, làm thay đổ căn bản bộ mặt thế giới và mối quan hệ của các quốc gia trên thế giới. Từ mạnh được yếu thua, hiện nay khi tiến hành quan hệ song phương hay đa phương đều dựa trên nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, 2 bên cùng có lợi, bình đẳng, trở thành nguyên tắc trong mọi mối quan hệ quốc tế.

    3. Những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc:

    - Sau CTTG II, phong trào giải phóng dân tộc đã quy tụ được đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động vào PT GPDT, tạo nên sức mạnh chưa từng có của PTGPDT.

    - Tinh thần đoàn kết trong nội bộ từng phong trào, quốc gia dân tộc cũng như đoàn kết khu vực và quốc tế ngày càng phát triển.

    - Giành quyền độc lập chính trị gắn liền với độc lập về kinh tế văn hóa xã hội, từ giữa thập kỷ 90 độc lập trên các lĩnh vực gắn liền với hội nhập.

    - Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người (hầu hết sau khi giành được độc lập đều tiến hành cải cách dân chủ, giải phóng sức lao động con người.

    - Độc lập dân tộc gắn liền với sự phát triển để củng cố vững chắc độc lập vì đó là điều căn bản của cuộc đấu tranh giành độc lập.[/credits][/credits]
     
    Tố Văn thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng tư 2019
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...