Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) là Public Health Emergency of International Concern, thông báo về một sự kiện nguy hiểm, đột ngột có thể gây ra rủi ro to lớn cho sức khỏe cộng đồng, có thể truyền nhiễm từ người sang người trên toàn thế giới, cần có sự hợp tác và phối hợp của các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu tự trị cùng chung tay ngăn cản và tìm ra biện pháp phòng chống. Bên cạnh đó, tuyên bố này yêu cầu các quốc gia, các vùng lãnh thổ hạn chế đến mức tối đa việc đi lại và giao thương, nhất là vùng phát sinh dịch bệnh. Ngoài ra, PHEIC còn yêu cầu các nước trên toàn cầu sẽ đưa ra những biện pháp tốt nhất, nhanh nhất để ngăn ngừa sự lây lan, bùng phát tại quốc gia của bạn. Mặt khác, WHO sẽ cử các nhà nghiên cứu, các ủy viên của Liên Hợp Quốc thuộc WHO đến nơi bùng phát dịch để điều tra, xem xét để đưa ra giải pháp và bắt tay vào việc chế tạo ra vắc xin phòng chống dịch. Hơn thế nữa, WHO cũng kêu gọi tất cả người dân trên toàn thế giới hãy biết tự bảo vệ bản thân, kêu gọi các nơi quyên gó, ủng hộ, hỗ trợ trangg thiết bị y tế và nguồn kinh phí để giúp mọi người trong trung tâm ổ dịch và nhanh nhất có thể tìm ra thuốc điều trị. Từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập từ năm 1945 đến nay, đã 6 lần ban bố Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu trong vòng 20 năm trở lại đây. Lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2009, đó là chủng vius A/H1N1, đây là loại virus giống cúm mùa, có các dấu hiệu tương tự như: Sốt trên 38 độ, đau họng, ho.. Chủng virus này được tìm ra lần đầu tiên tại Mexico. Sau đó, nó nhanh chóng bùng phát ra trên toàn thế giới. Đến gần tháng 6 năm 2009, dịch cúm phát triển nhanh chóng và theo số liệu ghi nhận lại thì có hơn hai trăm triệu người bị bệnh này và gần sáu trăm người đã tử vong. Tại Việt Nam, một bệnh nhân là du học sinh từ Mỹ trở về đã phát bệnh vào ngày 31 tháng 5 năm 2009. Số ca ghi nhận tại Việt Nam vào thời điểm dịch đã tìm được thuốc điều trị là hơn chín ngàn người nhiễm và mười sáu ca tử vong, trong đó có một sản phụ. Lần thứ hai, PHEIC được ban bố là vào tháng 5 năm 2014 do căn bệnh bại liệt hoang dại gây nên tại Negira, nhưng nhanh chóng tìm ra thuốc điều trị. Cùng năm đó, đại dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi và lây lan nhanh, khiến cho WHO lại một lần nữa ban bố Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Ebola là một căn bệnh về xuất huyết do virus, có các triệu chứng như sốt, đau họng, đau cơ và đau đầu, nhưng thường phát hiện chậm do phát bệnh khi đã bị nhiễm từ một đến hai tuần, lây qua chất dịch cơ thể như máu. Hiện nay, đã có vacxin rVSV-ZEBOV phòng chống virus này do WHO phối hợp với hãng dược Merck của Canada và Tổ chức bác sĩ không biên giới (MSF) và chính phủ các nước Canada, Na Uy, Guinea tìm ra và phát triển phòng ngừa bệnh vào năm 2017. Ở Việt Nam, tính từ thời điểm bùng phát và dập tắt dịch chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Lần thứ tư, WHO tuyên bố PHEIC là do virus Zika vào ngày 1 tháng 2 năm 2016. Đây là một virus RNA (arbovirus) của chi Flavivirus thuộc họ Flaviviridae, do muỗi truyền nhiễm. Nó lây từ người nà qua người khác bằng bốn con đường: Máu, mẹ sang con, tình dục, chất dịch. Dấu hiệu của virus này khó nhận biết do nó có khá nhiều biểu hiện giống những căn bệnh phổ thông, nhưng một vài đặc điểm điển hình như: Phát ban đỏ, đau đầu, đau lưng. Việt Nam vào ngày 5 tháng 4 cùng năm đó, Bộ y tế quốc gia đã ghi nhận hai ca dương tính với chủng virus mới này. Hiện nay, vẫn chưa có vaccxin phòng chống loại virus này nhưng năm 2017, vắc-xin bất hoạt tinh khiết (ZPIV) đã được thử nghiệm lâm sàng và kết quả gần nhưu mong muốn, hiện vẫn chưa có thông tin thêm. Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu được tuyên bố lần thứ năm là đại dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo năm 2019. Lại một lần nữa, virus Ebola quay trở lại và lợi hại hơn xưa, khó giải quyết hơn. Tính từ lúc WHO ban bố về dịch Ebola vào năm 2014 đến 2016 thì căn bệnh đã cướp đi mạng sống của hơn mười một ngàn người tại Tây Phi. Vaccxin rVSV-ZEBOV chỉ ngăn ngừa được 80% bệnh. Lần thứ sáu, gần đây nhất là dịch corona được WHO tuyên bố Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu ngày 31 tháng 1 năm 2020. Đây là chủng virus mới, virus corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng hay SARS- CoV-2, được gọi là Covid-19 (tên gọi do WHO thông qua). Bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm là một người dân Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tính đến ngày 15 tháng 2 năm 2020, số người nhiễm bệnh trên thế giới đã vượt qua con số 67.000 người, trong đó có hơn 1500 ca tử vong. Tại Việt Nam, đến hôm nay ghi nhận có 16 ca dương tính, trong đó 7 người đã được xuất viện. Việc điều chế ra vaccxin chống dịch này còn là một bài toán khó cho giới Y học trên toàn cầu do nó đã có chủng đột biến mới sau hơn một tháng bùng phát dịch. Đây là 2 hình ảnh trước và sau đột biến.