Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng của hồ chí minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 24 Tháng bảy 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    * Định hướng:

    - Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, các bạn phát biểu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

    - Bài văn phát biểu cảm nghĩ cảm nghĩ cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình.

    - Phát biểu cảm nghĩ theo từng phần của bố cục, hoặc từng khía cạnh của hình tượng để bài viết chặt chẽ, lô gíc và mạch lạc.

    *Tìm ý:

    - -Cảm nghĩ về hoàn cảng sáng tác bài thơ

    - Cảm nghĩ về Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân

    - Cảm nghĩ về tâm hồn và phong thái của Bác

    - Cảm nhận về giá trị của bài thơ và cảm xúc về Bác

    *Lập dàn ý

    1. Mở bài:


    Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn.

    Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta.

    2. Thân bài:


    A. Cảm nghĩ về hoàn cảng sáng tác bài thơ:

    Người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn.

    B. Cảm nghĩ về thời gian, không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân:

    - Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn.

    - Cụm từ Nguyệt chính viên – trăng rất tròn cho ta cảm nhận được đây là vầng trăng đẹp nhất, viên mãn nhất, xinh tươi tỏa sáng khắp bao la đất trời. Vầng trăng ấy đã gợi lên trước mắt ta một không gian cao rộng, mênh mông, bát ngát, tràn ngập ánh trăng.

    - Sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một.

    =) Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự trị trên dòng thơ.

    C. Cảm nhận về sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng:

    - Đây không phải là một đêm trăng rằm bình thường, mà là một đêm lịch sử ghi dấu ấn chiến công của dân tộc ta. Sắc xuân của đất trời cũng chính là sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, mãnh liệt của đất nước.

    - Trong cái ánh sáng trong trẻo của đêm trăng rằm, một không gian ngập tràn ánh sáng rực rỡ: Từ dòng sông, mặt nước cho đến bầu trời bao la đều được tắm mình trong sức sống bất tận của mùa xuân.

    - Nghệ thuật: Điệp ngữ "xuân" được lặp lại ba lần càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy khắp mọi nơi. Ba từ "xuân" liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không gợi cảm giác trong trẻo, thanh bình, thú vị làm sao.

    =) cảm xúc xúc động và ngưỡng mộ trước vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh. Đó là tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm. Đêm rằm tháng giêng đẹp như một bức tranh làm sao không say đắm lòng người! Trong bao nỗi bộn bề việc nước, Hồ Chí Minh đã dành những phút giây để thả hồn mình cùng trăng. Trong thơ của Người, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ gắn bó, trăng luôn là người bạn tâm giao.

    =) Người nghệ sĩ phải thực sự rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng đêm rằm, xôn xao trước sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Hình ảnh con người ra về trong ánh sáng lung linh, rực rỡ của đêm trăng rằm, trăng ăm ắp cả khoang thuyền: Trăng ngân đầy thuyền đã cho thấy sự hòa quyện giữa con người hòa quyện với thiên nhiên làm nên vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn. Con người mở lòng đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, thiên lặng lẽ đi bên cạnh con người.

    =) Tiểu kết: Có thể nói, qua cái nhìn ăm ắp yêu thương của người nghệ sĩ, bức tranh đêm rằm tháng giêng hiện lên thật có hồn, gợi cảm. Đó là những rung động vô cùng tinh tế của một tâm hồn vĩ đại gợi trong ta bao cảm xúc trân trọng, tự hào.

    D. Cảm nghĩ về tinh thần của Bác:

    - Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc.

    - Yên ba thâm xứ ở đây là bàn bạc việc quân, việc kháng chiến. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời thì đây là công việc vô cùng hệ trọng của đất nước lúc bấy giờ. Cuộc họp bàn ấy được diễn ra ở nơi sâu thẳm, mịt mù khói sóng. Bác cùng bộ chỉ huy ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

    - Cảm nhận về hai tầng nghĩa của câu thơ cuối:

    + Hình ảnh vầng trăng được miêu tả sóng đôi với con thuyền. Hình ảnh trăng ngân đầy thuyền là một hình đẹp. Ánh trăng ắm ắp đầy cả khoang thuyền cho thấy đêm càng khuya, vầng trăng như càng tròn hơn, sáng hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền. Vầng trăng trong thơ của Bác xuất hiện thật đa dạng, từ những khi một mình, thảnh thơi cho đến lúc bận rộn bàn chuyện nước. Người đang cùng những người chiến sĩ khác bàn bạc về việc quân, để tiến đến bảo vệ Tổ Quốc.

    + Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng - người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau.

    + Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

    E. Cảm nhận về giá trị của bài thơ và cảm xúc về Bác:

    - Lời thơ đã toát lên vẻ đẹp phẩm chất chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là phong thái ung dung, đường hoàng, lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bác, của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, khó khăn gian khổ chồng chất, để có những rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp thiên nhiên, để có những phút giây hòa hợp với thiên nhiên thì phải có một bản lĩnh cách mạng phi thường, tinh thần lạc quan vồ bờ bến. Nếu không chủ động, bình tĩnh trước những tình huống cách mạng, làm sao có thể ung dung để thả hồn mình cùng trăng suối.

    - Chính cốt cách thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ kết hợp hài hòa đã làm nên vẻ đẹp con người HCM vĩ đại. Vẻ đẹp ấy không chỉ có ở bài thơ Rằm tháng Giêng mà còn được thể hiện ở rất nhiều bài thơ khác của Người.

    - Hồ Chủ Tịch được biết đến là một con người yêu thiên nhiên, luôn khao khát được hòa nhập với thiên nhiên và trong thơ của Người luôn xuất hiện hình ảnh vầng trăng. Trăng như là một người bạn tri ân, tri kỉ của Bác. Có lẽ vì vậy mà ta thấy hình ảnh trăng luôn xuất hiện với tần xuất dày đặc trong các bài thơ của Người. Và trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, khi đất nước thắng lợi thì hiển nhiên cũng không thể thiếu được vầng trăng.

    - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa. Không chỉ vậy, bài thơ còn cho ta cảm nhận một cách rõ nét vẻ đẹp phẩm chất chiến sĩ ở Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua nỗi niềm lo nước, lao dân luôn thường trực trong lòng Bác.

    - Kết bài:

    Bài thơ ngắn với chỉ 4 câu thơ, ta cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!

    * Bài làm của HS giỏi Văn – Bài viết hay nhất (Sưu tầm)

    Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn. Người để tại nhiều tác phẩm văn thơ bất hủ, trong đó có bài thơ Rằm tháng Giêng. Bài thơ thể hiệm cảnh đêm trăng rằm tháng giêng trên sông tươi đẹp, đầy sức sống và niềm tin của Bác vào sự thắng lợi của cách mạng.

    Bài thơ Rằm tháng giêng được Người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta.

    Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp đầy sức sống của đêm trăng rằm đầu năm mới:

    Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

    (Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

    Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ánh trăng sáng trắng ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh khắp không gian bát ngát khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Cụm từ Nguyệt chính viên – trăng rất tròn cho ta cảm nhận được đây là vầng trăng đẹp nhất, viên mãn nhất, xinh tươi tỏa sáng khắp bao la đất trời. Vầng trăng ấy đã gợi lên trước mắt ta một không gian cao rộng, mênh mông, bát ngát, tràn ngập ánh trăng.

    Nếu như hình ảnh trăng trong bài Cảnh khuya đẹp và tròn đầy, như thao thức cùng Người vì nỗi lo cho đất nước thì giờ đây, khi chiến thắng, trăng vẫn ở đó, hân hoan, chia vui cùng người. Không những vậy, trăng trong ngày rằm thì chắc chắn sẽ tròn hơn và đẹp hơn trong mắt một người đang vui, đang hạnh phúc đón xuân.

    Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật:

    Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

    (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

    Dòng sông, mặt nước nước, bầu trời như được khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, nước xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, khó phân tách được. Chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên từng chữ thơ. Câu thơ thứ hai là sự hòa quyện giữa dòng sông và bầu trời với một màu xanh của hòa bình, của chiến thắng hân hoan. Chao ôi! Không gian, thiên nhiên thật diệu kì, chứa đựng sức sống bất tận của mùa xuân.

    Điệp ngữ "xuân" được lặp lại ba lần càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy khắp mọi nơi. Ba từ "xuân" liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không gợi cảm giác trong trẻo, thanh bình, thú vị làm sao.

    Trong cái ánh sáng trong trẻo của đêm trăng rằm, một không gian ngập tràn ánh sáng rực rỡ: Từ dòng sông, mặt nước cho đến bầu trời bao la đều được tắm mình trong sức sống bất tận của mùa xuân.

    Ta cũng cảm nhận được thiên nhiên lúc này dường như cũng muốn chia vui cùng con người, và con người cũng đang hòa nhập vào thiên nhiên. Đây không phải là một đêm trăng rằm bình thường, mà là một đêm lịch sử ghi dấu ấn chiến công của dân tộc ta. Sắc xuân của đất trời cũng chính là sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, mãnh liệt của đất nước, là niềm vui, niềm tự hào của Bác, của dân tộc sau chiến thắng.

    Đọc câu thơ, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể, nhân vật trữ tình - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm. Trong bao nỗi bộn bề việc nước, Hồ Chí Minh đã dành những phút giây để thả hồn mình cùng trăng.

    Trong thơ của Người, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ gắn bó, trăng luôn là người bạn tâm giao. Để có được những hình ảnh đầy gợi cảm nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên người nghệ sĩ phải thực sự rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng đêm rằm, xôn xao trước sức sống mãnh liệt của mùa xuân.

    Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

    Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

    (Giữa dòng bàn bạc việc quân)

    "Yên ba thâm xứ" ở đây có nghĩa là bàn bạc việc quân, việc kháng chiến. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời thì "yên ba thâm xứ là công việc vô cùng hệ trọng của đất nước lúc bấy giờ. Cuộc họp bàn ấy hệ trọng, nên bí mật, phải bàn trên thuyền, xuôi dòng sông, nơi sâu thẳm, mịt mù khói sóng." Yên ba thâm xứ"gợi ra một không gian bí mật, thiêng liêng. Đây là không gian có ý nghĩa đặc biệt thể hiện lòng yêu nước, nỗi niềm lo nước lo dân của Người. Những nhân vật trong chiếc thuyền đấy là Bác và Bộ chỉ huy đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Tất cả các bậc chủ chốt ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền mà bộ chỉ huy vẫn còn miệt mài tính toán, bàn việc.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mời các bạn đọc bài viết: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (của Hồ Chí Minh) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya (của Hồ Chí minh) - văn mẫu, hay nhất

    Chúc các bạn học tốt. Thân ái!

    Pikachu!
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...