Pháp luật về dịch vụ trung gian thương mại, ôn tập luật thương mại 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Giải Chướng, 5 Tháng ba 2023.

  1. Giải Chướng gió bay về trời

    Bài viết:
    9
    CHƯƠNG 3.

    PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI :(Chương 3 Luật Thương mại 2)


    I. Khái luận về HĐCƯDV - khoản 9 Điều 3 LTM 2005: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

    ĐẶC ĐIỂM

    - Thứ nhất, CƯDV là hoạt động luôn có sự tham gia của con người thông qua việc sử dụng các kỹ năng và chuyên môn để thực hiện những công việc nht định. Trong MBHH, tự thân HH đã có giá trị, trong hoạt động CƯDV việc thực hiện những công việc nhất định của bên CƯDV tạo nên giá trị cốt yếu của dịch vụ.

    - Thứ hai, CƯDV là hoạt động được thực hiện theo yêu cầu của người khác nhằm mục đích hưởng thù lao.

    Phân biệt quan hệ CƯDV với quan hệ lao động, bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ là hai chủ thể độc lập, mối quan hệ được thể hiện qua hợp đồng CƯDV

    - Thứ ba, kết quả của hoạt động CƯDV trong nhiều trường hợp không được vật thể hóa. Mặc dù kết quả của một số loại DV có thể được thể hiện dưới một hình thái vật chất nhưng chất lượng của dịch vụ đã được cung ứng không hoàn toàn biểu hiện ở hình thái vật chất đó.


    HỢP ĐỒNG CƯDV

    - HĐ CƯDV là sự thỏa thuận giữa bên CƯDV và bên sử dụng dịch vụ, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong việc cung ứng và sử dụng một dịch vụ cụ thể là đối tượng của HĐ

    DỊCH VỤ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI

    Khái niệm – k11 Đ3

    LTM 2005 Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại

    ĐẶC ĐIỂM

    - Thứ nhất, về chủ thể, chủ thể thực hiện hoạt động trung gian thương mại phải là thương nhân theo quy định của PL VN

    - Thứ hai, trung gian thương mại là hoạt động thương mại, là một loại dịch vụ thương mại.

    - Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại của thương nhân có liên quan đến hai bên khác nhau là bên thuê dịch vụ và bên thứ thứ ba, là hoạt động thương mại có sự tham gia của 3 bên.

    - Thứ tư, quan hệ giữa người làm trung gian thương mại và người thuê dịch vụ này là quan hệ ủy quyền đặc biệt.

    So sánh với khoản 1 Điều 138 và Điều 141 BLDS 2015

    - Thứ năm, bên làm trung gian thương mại là một bên độc lập với các bên khác tham gia giao dịch, độc lập về tư cách pháp lý và tài chính và tài sản.

    - Thứ sáu, quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên làm trung gian thương mại phải được xác lập trên cơ sở HĐ.

    VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI?

    3.1. Môi giới thương mại

    3.1. 1. Khái niệm và đặc điểm của môi giới thương mại


    Theo Điều 150 thì "Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới".

    Đặc điểm

    - Thứ nhất, đây là hoạt động thương mại, một loại dịch vụ thương mại, một hình thức trung gian thương mại. Bên môi giới thực hiện hoạt động môi giới nhằm mục đích lợi nhuận bằng việc nhận thù lao của bên thuê dịch vụ.

    + Vì thế, kết quả hoạt động kinh doanh của bên môi giới sẽ phụ thuộc vào khả năng và hiệu quả của hoạt động môi giới

    + Trong hoạt động môi giới, bên môi giới nhân danh chính mình, với tư cách là người môi giới tham gia vào giao dịch, trong các giao dịch với các bên, đây là hình thức trung gian thương mại khác biệt hoàn toàn với đại diện cho thương nhân bởi vì trong dịch vụ đại diện cho thương nhân thì bên đại diện nhân danh bên thuê mình, bên giao đại diện, chứ không phải nhân danh chính mình.

    - Thứ hai, chủ thể trong môi giới thương mại gồm có bên môi giới và bên được môi giới. Theo quy định của LTM 2005 thì bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân, phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề môi giới thương mại.

    + Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ môi giới trong các lĩnh vực nhất định thì còn phải đáp ứng được các điều kiện khác do pháp luật quy định, VD: Môi giới BĐS, môi giới chứng khoán, môi giới tàu biển..

    + Bên được môi giới, LTM 2005 không có quy định bắt buộc họ phải là thương nhân. Khác với hình thức đại diện cho thương nhân, đã phân tích như trên thì cả bên giao đại diện và bên giao đại diện phải là thương nhân.

    - Thứ ba, nội dung và phạm vi của công việc môi giới khá rộng, bao gốm tất cả các công việc làm trung gian cho các bên mua bán trong quan hệ BMHH hay cung ứng và sử dụng dịch vụ với mục đích cho các bên này giao kết được hợp đồng với nhau.

    - Thứ tư, quan hệ môi giới thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng môi giới. Theo quy định tại Điều 150 LTM 2005 thì quan hệ môi giới, các quyền và nghĩa vụ giữa bên môi giới và bên được môi giới, phải thể hiện trên hợp đồng môi giới.

    *Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng môi giới thương mại

    Khái niệm: Hợp đồng môi giới là sự thỏa thuận giữa bên môi giới và bên được môi giới, theo đó bên môi giới làm trung gian trong việc đàm phán, giao kết HĐ cho bên được môi giới và các tổ chức, cá nhân khác trong việc MBHH, cung ứng DV

    Đặc điểm

    - Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng gồm bên môi giới và bên được môi giới. Bên môi giới phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh làm

    - Thứ hai, về hình thức của hợp đồng, LTM 2005 không có quy định bắt buộc về hình thức của HĐ môi giới phải bằng văn bản như LTM 1997. Do đó có thể hiểu rằng theo quy định hiện hành, hợp đồng môi giới có thể xác lập bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể.

    - Thứ ba, nội dung của HĐ môi giới là sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới. LTM 2005 không còn quy định về các nội dung chủ yếu của HĐ môi giới như LTM 1997 nữa và trao lại quyền tự thỏa thuận và tự định đoạt cho các bên về tất cả các nội dung trong hợp đồng.

    3.1. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại

    ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI


    Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

    Điều 166 LTM 2005

    Quan hệ đại lý thương mại phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đại lý.

    3.2. 1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động đại lý thương mại

    Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc mua – bán HH cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao..

    KHÁI NIỆM

    Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc mua – bán HH cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

    ĐẶC ĐIỂM

    - Thứ nhất, về chủ thể của HĐ, chủ thể của HĐ đại lý gồm hai bên là bên đại lý và bên giao đại lý, theo đó, cả hai đều phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

    - Thứ hai, về hình thức của HĐ, HĐ đại lý phải lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương.

    Như vậy, cũng giống như quan hệ ủy thác MBHH và đại diện cho thương nhân, với tính chất phức tạp và liên quan đến lợi ích lâu dài của các bên, LTM 2005 quy định hình thức của HĐ đại lý phải bằng văn bản

    - Thứ ba, về đối tượng của HĐ, HH và DV là đối tượng của quan hệ đại lý mà bên đại lý được ủy quyền cung ứng cho khách hàng phải là những HH, DV hợp pháp, không bị cấm lưu thông, bị cấm giao dịch và phải tuân theo những quy định cụ thể của các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.

    - Thứ tư, về nội dung của HĐ, LTM 2005 cũng không có những quy định cụ thể về nội dung của HĐ đại lý như LTM 1997 trước đây nữa.

    Nhìn chung, nội dung của HĐ đại lý có thể bao gồm các thỏa thuận cụ thể về các vấn đề sau: Hình thức đại lý, HH hay DV mà bên đại lý mua, bán hoặc cung ứng, thù lao của bên đại lý, thời hạn hợp đồng, thời hạn thanh toán, giao nhận

    3.2. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại

    3.2. 3. Các hình thức đại lý thương mại - Điều 169 LTM 2005

    Đại lý bao tiêu


    - Là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

    - Hình thức đại lý này có nhiều nét tương đồng với ủy thác mua bán hàng hóa.

    - Bên đại lý phải thức hiện bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa nhất định hay mua một khối lượng HH nhất định cho bên giao đại lý.

    Đại lý độc quyền

    - Là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

    - Như vậy, chữ "độc quyền" cho thấy sự hạn chế về thị trường địa lý và về cả HH đại lý hoặc dịch vụ làm đại lý của bên đại lý.

    - LTM 2005 không có quy định cụ thể về phạm trù "một khu vực địa lý nhất định", do vậy các bên trong quan hệ HĐ đại lý có thể tự xác định không gian đại lý..

    Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

    - Là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

    - Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

    Như vậy, LTM 2005 quy định rõ ràng về tư cách giao dịch với bên giao đại lý của tổng đại lý và các đại lý trực thuộc nhưng còn thiếu sự rõ ràng về cụm từ "sự quản lý" của tổng đại lý đối với các đại lý trực thuộc.

    - Về nguyên tắc, tổng đại lý và các đại lý đều là những thương nhân độc lập nhưng theo LTM 2005 thì các đại lý trực thuộc sẽ phải chịu sự quản lý của tổng đại lý.

    Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận với nhau.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...