PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS (Chương 5) Ngành logistics là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng ASEAN ưu tiên hỗ trợ phát triển 02/2018: Quyết định số 200/QĐ-TTg, VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 - Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. - Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải quý I/2018 + Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20 – 22 tỷ USD/năm, chiếm 20, 9% GDP của cả Nước. + Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ logistics trong những năm qua đạt từ 16 – 20%/năm. + Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển ngành logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. - 07/2018: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. *Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics: Đến năm 2025 - Thuật ngữ logistics: Thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh "Logistikas" được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác - Công việc "hậu cần" này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. - The facts: + logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. + Trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũkhí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. + Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. + Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1944 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. + Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến + Hoạt động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. + Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). * Lý do tồn tại của logistics Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. "Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Định nghĩa mang tính học thuật - Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP) Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt Động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin." Định nghĩa mang tính học thuật - Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP) 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL 1PL: Logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình. 2PL: Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics. 3PL: Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ. 4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một "chuỗi" 5PL: E-logistics, Logistics trên nền thương mại điện tử + 1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp) Là những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. + 2PL (Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai) Đây là một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics (chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics). 2PL là việc quản lý các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán.. + 3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng) Là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận như: Thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục XK, cung cấp chứng từ giao nhận-vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định.. + 4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL) Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics. 4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong Suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền. + 5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm) 5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện Chìa khóa thành công của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin. 5.1. Khái niệm, đặc điểm dịch vụ logistics Khái niệm: Theo quy định tại Điều 233 LTM 2005: "Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao". 1. Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, Tháng 10/2002) : Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng 2. Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện Việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêucầu của khách hàng 3. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng * Logistics được hiểu là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ HH cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên HH cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng "Là quá trình tối ưu hóa về giá trị, thời gian vận chuyển và lưu trữ nguồn tài nguyên từ điểm ban đầu là người cung ứng, Quan nhà sản xuất, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế" Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền; hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp và thương mại ở mỗi quốc gia. Trong thực tiễn thương mại, một thương nhân được coi là cung ứng dịch vụ logistic khi thương nhân đó thực hiện một số các hoạt động khác nhau nhằm hỗ trợ các bên trong hoạt động MBHH hoặc các dịch vụ hậu cần liên quan đến HH. Tuy nhiên, theo Điều 233 LTM 2005 thì thương nhân chỉ cần thực hiện một trong các hành vi được nêu trong điều này thì đã được xem là thực hiện dịch vụ logistics. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS - Thứ nhất, nội dung của dịch vụ logistics bao gồm nhiều công việc khác nhau liên quan đến sự dịch chuyển của HH - Thứ hai, chủ thể cung ứng dịch vụ logistics là những thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể trong chuỗi dịch vụ logistics. + Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều hoạt động trong chuỗi hoạt động logistics là những hoạt động thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện: Vận tải hàng không, vận tải đường biển, vận tải đường sắt.. + Trong thực tế, không có thương nhân đăng ký dịch vụ logistics nói chung mà thương nhân sẽ phải đăng ký cụ thể Những lĩnh vực logistics mà mình mong muốn thực hiện. - Thứ ba, dịch vụ logistics góp phần tối ưu hóa giá trị của HH và góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng HH. + Dịch vụ logistics là một lĩnh vực đặc thù, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thể can thiệp vào chất lượng của HH là đối tượng của dịch vụ + Đây là lĩnh vực có độ rủi ro cao do HH trong quá trình vận chuyện có thể được quản lý bởi bên thứ ba và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. + Pháp luật của các quốc gia và thông lệ của pháp luật quốc tế đều thường có những quy định nhằm mục đích miễn hoặc giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ logistics liên quan đến vận tải. - Thứ tư, Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt độngvà logistics hệ thống - Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics sinh tồn xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: Cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung; - Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. - Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng; - Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng.. + Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh. 5.2. Chuỗi dịch vụ logistics Xét về phạm vi, dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành: 1. Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là 741-CPC 741) 2. Dịch vụ kho bãi (CPC 742) 3. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748) 4. Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749) 5. Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**) 6. Dịch vụ đóng gói (CPC 876) 7. Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC) 8. Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ 9. Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các Quan chức Cao cấp về vận tải trong ASEAN) 10. Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112) 11. Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213) 5.3. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ logistics Điều 4 NĐ 163/2017/NĐ-CP - Lưu ý thứ nhất, NĐ 163/2017/NĐ-CP không quy định cụ thể bất cứ điều kiện nào để được phép kinh doanh đối với bất cứ dịch vụ logistics nào mà quy định dẫn chiếu đến pháp luật tương ứng của lĩnh vực đó - Lưu ý thứ hai, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 NĐ, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử - Lưu ý thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics cũng phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ hơn các nhà đầu tư trong nước nếu muốn kinh doanh dịch vụ logistics. Dành cho nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới - Lưu ý thứ tư, không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành dịch vụ logistics đã được mở cửa 100% như: Kinh doanh dịch vụ kho bãi; kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải - Lưu ý thứ tư, không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành dịch vụ logistics đã được mở cửa 100% như: Kinh doanh dịch vụ kho bãi; kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải +Quy định các điều kiện áp dụng đối với các ngành dịch vụ logistics khác theo lộ trình mở cửa thị trường tuân thủ theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO - Lưu ý thứ năm, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics được phép đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp và đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp như quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP - Lưu ý thứ sáu, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp các dịch vụ logistic chưa có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP. Một số văn bản pháp luật có liên quan Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Quản lý ngoại thương 2017 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tưnước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụlogistics nào khi gia nhập WTO? Theo phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ của WTO thì không có khái niệm dịch vụ logistics. Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm trong các phân ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, thuộc ngành dịch vụ vận tải. Gia nhập WTO, liên quan dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau: Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ; Dịch vụ thông quan; Dịch vụ kho bãi; Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải). Theo cam kết, VN thực hiện tự do hóa dịch vụ logistics trong WTO và hội nhập ASEAN về logistics theo lộ trình 4 bước bao gồm: + Việc cung cấp các dịch vụ logistics cụ thể còn bị ràng buộc theo phương thức cung cấp 5.4. Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Khoản 1 Điều 5 NĐ 163/2017/NĐ-CP "Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này". Khoản 1 Điều 238 LTM 2005 trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa ". ĐIỀU 5 NĐ 163/2017 nguyên tắc áp dụng sẽ là những quy định tương ứng của pháp luật có liên quan trước tiên, trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau: A) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. B) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó. Lưu ý 1 Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất. Lưu ý 2 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động đểgây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra. 5.5. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa Điều 239 LTM 2005 - Mục đích: Có quyền cầm giữ một số lượng hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. - Thời hạn định đoạt: Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa hoặc chứng từ liên quan đến hàng hóa, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; + Trong trường hợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. - Nghĩa vụ thông báo: Trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó. +Trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó. Điều 240 LTM 2005 – Những nghĩa vụ khác 1. Bảo quản, giữ gìn hàng hóa; 2. Không được sử dụng hàng hóa nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý; 3. Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa quy định tại Điều 239 của Luật này không còn; 4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hóa bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cầm giữ. Điều 239 LTM 2005 – Trách nhiệm về chi phí phát sinh Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu. Điều 239 LTM 2005 - Xử lý tiền thu được: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan + Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc chứng từ đã được định đoạt. *Thực trạng thị trường logistics Việt Nam Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng trên 1.300 DN logistics đang hoạt động, bao gồm cả DN có vốn nước ngoài. Các DN cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những DN nhỏ và vừa (DNNVV). Một số DN lớn như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht.. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16 – 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các DN logistics mới chỉ cung cấp một số dịch vụ trong chuỗi logistics. Các dịch vụ logistics chủ yếu mà các DN kinh doanh logistics Việt Nam cung ứng cho khách hàng là dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa, bốc xếp, dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho.. còn các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ logistisc mặc dù cũng có một số DN cung ứng nhưng số lượng không nhiều và chưa thực sự được quan tâm phát triển. Trong 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới, hiện đã có tới 25 tập đoàn thâm nhập thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh 75% thị phần, chủ yếu là các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao. Ngược lại, với khoảng 1/4 nhỏ hẹp và khó khăn còn lại, các DN nội tự" trồi sụt "," giành giật"từng cơ hội. Thị phần nhỏ hẹp, giá trị gia tăng thấp, khiến chi phí cho dịch vụ logistics ở Việt Nam được đánh giá đang ở mức độ quá cao. Không chỉ vậy, năng lực của các DN Logistics Việt Nam còn hạn chế bởi chất lượng cán bộ không đáp ứng được nhu cầu. Trong số các DN nội địa, có tới 93 – 95% người lao động không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn..