Phân tích ý nghĩa khát vọng công lý trong truyện cổ tích Tấm Cám. Có ý kiến cho rằng: "Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ lớn. Giá trị thẩm mĩ của văn học dân gian thể hiện ở nhiều phương diện. Đó là kiểu tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên và một quan niệm nghệ thuật, lấy sự đề cao cái chân, cái thiện, cái đẹp làm gốc rễ ." Thật vậy, truyện cổ dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác nhằm phản ánh những sự kiện, sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, trong cộng đồng xã hội. Đồng thời, truyện cổ dân gian cũng phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người xưa về một xã hội tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, có rất nhiều "mảnh vỡ của dấu tích văn hóa" còn lưu lại đến ngày nay. Nó liên quan đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán sinh hoạt của cộng đồng người Việt thời xa xưa mà ngày nay chỉ còn trong tâm thức. Một trong những truyện cổ tích tiêu biểu ấy là truyện "Tấm Cám" mà chúng ta sẽ cùng xem xét, nhận định ở các góc độ về khát vọng hạnh phúc, công bằng của người lao động ngày xưa. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu "công lí" là gì? Đó chính là những lẽ phải, công bằng ở đời, là khát khao chung của những người dân thấp cổ bé họng trong cuộc sống, bởi lẽ -cuộc sống của họ không có sự công bằng, không có cái gọi là công lí để bênh vực, bảo vệ 'họ. Vì vậy họ tìm đến khát vọng công lí, khát vọng về sử công bằng trong 'xã hội, xóm bỏ giai cấp và sống trong ước nguyện chiến thắng luôn thuộc về. Điều tốt đẹp, điều chính nghĩa; cái xấu, cái ác sẽ bị trừng phạt, bi tiêu diệt. Dù không thể thực hiện khát vọng đó trong cuộc sống hiện thực nhưng họ đã gửi gắm niềm hi vọng công lí sẽ được thực hiện trong chính những câu chuyện mà họ sáng tác ra, tiêu biểu là truyện "Tấm Cám". Nội dung câu chuyện phản ánh quan niệm của người xưa "Ở hiền gặp lành" và "Ác giả ác báo". Trong ca dao, người bình dân xưa nhắc nhở: "Ngày xưa quả báo thì chầy Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền". Câu chuyện "Tấm Cám" còn mang ý nghĩa giáo dục con người: Sống phải làm điều thiện, điều lành, chớ làm điều ác nhân thất đức. Nguyên nhân đưa người dân tìm đến ước vọng công lí trong truyện: Đó là do những bất công mà cô Tấm hiền ngoan phải chịu trong mối mâu thuẫn với mẹ con Cám. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi mẹ từ nhỏ nên Tấm phải sống chung cùng mẹ kế và có thêm em Cám ra đời. Tấm làm công việc chăm chỉ, cần cù còn Cám thì ngược lại. Nhưng dù thế nào, Cám cũng được mẹ nuông chiều và yêu thương hơn Tấm. Tấm thật thà, hiền lành còn Cám thì gian dối, điêu ngoa. Khi cùng chị đi bắt cá, mải chơi không có được con nào nên Cám lừa Tấm đi gội đầu và vội vàng trút giỏ cá của Tấm vào giỏ mình. Tấm chỉ còn biết khóc và may còn chú cá bống nên Tấm nghe theo lời dặn của Bụt đem về thả xuống giếng nuôi "Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người" Nhưng Cám cùng mẹ rình và tìm cách bắt bống ăn thịt. Tấm khóc và được Bụt chỉ bảo về tìm xương cá, đem chôn xuống chân giường. Bụt ở đây là Phật, là đấng linh thiêng luôn cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Trong đời sống văn hóa tâm linh của con người Việt Nam, Bụt là đấng tôn kính và luôn luôn kính thờ với một niềm tin khó thay thế được. Bụt hiện diện khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng cứu giúp người gặp hoạn nạn. Ngay từ ban đầu hình tượng cô Tấm đã được khắc họa là cô gái mồ côi tủi nhục, cực khổ, tự cam chịu không một lời than oán, không một mảy may dám đứng lên đấu tranh. Mâu thuẫn ngày một nảy sinh dần giữa mẹ con Cám đối với Tấm, ban đầu là trong mối quan hệ già đình dì ghẻ với con chồng nhưng sau đó là mối mâu thuẫn giai cấp trong xã hội: Lười biếng với siêng năng; cái giàu có sung túc vôi bất hành, khổ đau.. và hơn thế nữa đó chính là mâu thuẫn giữa cái ác với cái Thiện. Khi hoàng tử mở lễ hội, mọi người nô nức đi xem thì Tấm bị dì bắt nhặt mấy đấu thóc trộn gạo. Quá buồn tủi nên Tấm lại khóc và Bụt lại hiện lên. Sau khi nghe thấu sự tình, Bụt cho một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp Tấm. Không có quần áo mới, Tấm được Bụt giúp bằng cách đào xương cá chôn ở chân giường lên và Tấm có được bộ quần áo đẹp nhất đi dự hội.. Trải qua nhiều đau khổ, nhiều thử thách; chết đi sống lại; hóa kiếp bao lần, cuối cùng Tấm vẫn là hoàng hậu! Giống như trong lời thơ mượt mà của Nguyễn Khoa Điềm: Dẫu phải khi cay đắng, dập vùi Rằng cô tấm cũng về làm hoàng hậu Đó là khi Tấm đi dự hội, đánh rơi chiếc hài, ai là chủ nhân sẽ được chọn làm vợ hoàng tử. Đó là ngày Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám hãm hại, hóa thành con chim vàng anh. Đó là khi chim vàng anh bị mẹ con Cám giết chết, nắm lông lại hóa đôi cây xoan đào. Cây xoan đào bị chặt lại hóa thành khung cửi. Khung cửi bị đốt cháy, nắm tro lại hóa thành cây thị. Sau nhiều lần hóa kiếp, Tấm trở thành quả thị và từ quả thị bước ra cuộc đời. Từ những mâu thuẫn đó, nhân dân ta đã đi đến quan niệm mơ ước, khát vọng về hạnh phúc với triết lí "ở hiền gặp lành, tác giả ác báo, gieo. Gió gặt bão".. Và với quan niệm đổ nhân dân ta' đã thể hiện ước mơ, khát vọng về công lí xã hội: Cái thiện chiến thắng, cái ác phải trả giá; ước mơ về hạnh phúc gia đình (Tấm trở về sống sung sướng, yên vui bên nhà vua) ; ước mơ chính đáng về sự bù đắp xứng đáng cho những khổ đau bằng sự đổi đời (Tấm trở thành hoàng hậu) ; ước mơ tình nghĩa (Tấm và bà cụ bán nước, chim vàng. Anh, cây xoan đào và vua). Có thể nói, bởi những đau khổ cô Tấm phải chịu đựng mà không dám một lời oán thán hay dám đấu tranh cho quyền lợi của mình mà nhân dân' với sự yêu thương, niềm cảm thông sâu sắc đã nhân danh công lí đòi lại sự công bằng cho cô, dù rằng chính nhân dân cũng không được hưởng một chút hạnh phúc nào nhờ công lí nhưng ước mơ. Của họ lại được chính họ vun đắp trong hình tượng cô Tấm, cho cô Tấm niềm hạnh phúc của lẽ công bằng. Cô Tấm muốn có 'được hạnh phúc trọn vẹn, bền vững phải trải qua muộn vàn thử thách và đấu tranh khốc liệt hơn nữa 'và chính cô phải vượt qua nó để giành được chính hạnh phúc cho bản thân chứ không phải nhờ vào ai khác. Những xung đột khi Tấm đã trở thành hoàng hậu là khi vào ngày giỗ cha, Tấm về thăm nhà, bị mụ dì ghẻ lừa trèo lên hái cau cúng cha rồi chặt gốc cau, ngã xuống mà chết. Không cam chịu trước cái chết oan ức, cô hóa thành chim vàng anh, bay vào cung quấn quýt bên vua, chim bị Cám giết chết, từ tro chim mọc thành hai cây xoan đào che bóng mát cho vua, Căm lại chặt cây, làm thành khung cửi. Lại một lần nữa Cám đốt khung cửi, đổ tro xa nơi 'vua ở tại đó mọc lên cây thị, từ cây thị đó chỉ có một quả duy nhất, rụng vào bị bà lão hàng nước, trong quả thị ấy, cô Tấm hiền lành, chăm chỉ bước ra, ở cùng bà lão. Vua vì quá mong nhớ Tấm mà xuất cung vi hành. Một ngày nọ, vua đến quán nước của bà lão, nhận rà mang trầu Tấm thường têm ngày trước, gặp lại Tấm và đón cô về cung, trở về với ngôi vị hoàng hậu. Tấm hiền lành chăm chỉ lại trải quạ bao gian truân, bao lần chết đi sống tại vẫn không cam chịu chết trong oan ức, vẫn vững vàng đứng lên đấu tranh giành lại sự sống trong chính đời sống. Hiện thực này. Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. Người lương thiện không thể chết oan, họ phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác bị trừng phạt thích đáng. Hình ảnh Tấm trở về ngự trên ngôi cao, êm ấm bền nhà vua và cái chết bi thảm của mẹ con Cám thể hiện rõ hơn 'bao giờ hết tính công lí mạnh mẽ, quyết liệt trước bao tội ác, khổ đau, bất hạnh mà mẹ con Cám đã dội lên đầu Tấm, đã không từ bất cứ thủ đoạn nào để chèn ép, bức hại cô. Sau mỗi lần hóa kiếp, Tấm lại càng đẹp hơn, sắc sảo hơn. Kiếp luân hồi khép kín, từ con người lại trở về con người chứ không là trở về cát bụi. Quan niệm kiếp luân hồi của con người thể hiện qua nhiều lần biến hóa - phải chăng nhằm răn dạy con người về đạo đức để kiếp sau sung sướng hơn? Niềm tin vào số kiếp, vào sự luân hồi của kiếp người cũng là sự biểu hiện một góc văn hóa tâm linh của người Việt xưa. Dấu tích của ngàn xưa để lại là những công trình Phật giáo; những đền, chùa mọc lên khắp nơi thắp sáng ngọn đuốc tâm linh trong lòng người. Song có một chi tiết mà có nhiều cách lý giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Đó là hành động của Tấm trả thù mẹ con Cám. Tấm lừa Cám muốn trắng thì tắm nước sôi và Tấm dội nước sôi cho Cám chết. Chưa dừng ở đó, Tấm còn chặt Cám ra từng khúc, làm mắm gởi về cho mẹ Cám. Nhưng có lẽ hai chữ công lí được thể hiện rõ nhất chính là ở chi tiết này. Những thứ Tấm bị cướp đi là quyền được hưởng quyền lợi hạnh phúc ngay lúc chỉ mới là một đứa bé mồ côi, và khi đã bước lên ngôi cao mà người khác không thể có được -thì không chỉ bị cướp quyền hạnh phúc mà ngay quyền sống cũng bị tước đoạt. Điều đó có nghĩa là cái ác quá tàn bạo, nếu không mạnh mẽ, kiên cường đấu tranh thì ngay cả mạng sống cũng không có. Như vậy, kết thúc truyện cái ác phải được tiêu diệt triệt để bằng chính người bị hại chứ không phải bản thân nó vì cái ác sẽ không bao giờ nhận ra cái ác và tự trừng trị mình, nhất là với mẹ con Cám đã năm lần bảy lượt hại Tấm. Như vậy, truyện "Tấm Cám" là một trong những câu chuyện hấp dẫn nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng không gian rất sinh động. Các tình tiết đan xen, có mở có đóng làm cho câu chuyện lung linh, huyền ảo trong màn sương huyền thoại. Câu chuyện mở ra những chiếu dài của thời gian nghệ thuật và chiều rộng của không gian nghệ thuật. Thời gian thể hiện sự khép kín vòng tròn, điểm xuất phát cũng là điểm trở về của kiếp người. Truyện "Tấm Cám" phản ánh quan niệm của người xưa về lẽ công bằng trong xã hội. Đó là đề cao quan niệm "ở hiền gặp lành" và phê phán, lên án những kẻ độc ác. Người hiền lành sẽ có hạnh phúc và kẻ ác sẽ bị trừng phạt.. Lẽ công bằng trong cuộc đời sẽ được thực thi một cách rõ ràng.. Tóm lại, khép lại một câu chuyện cổ tích, có lẽ nếu câu chuyện ấy thiếu đi chút kỳ ảo, thần kì thì hẳn đó chỉ là một câu chuyện kể hiện thực. Nó sẽ chẳng thể hiện được trí tưởng tượng bay bổng của người dân và cũng chẳng thể giúp người dân bày tỏ được nỗi lòng mình. Chính vì vậy, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích, mà đặc biệt là Tấm Cám đã thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình: Gửi gắm khát vọng, ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, nhân đạo hơn.