Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 28 Tháng tám 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng.

    Bài làm

    Cuộc chiến tranh của dân tộc đi qua đã để lại trong ký ức về một thời không thể nào quên, cùng với khí thế sôi sục của đất nước khi phải đối mặt với hoàn cảnh mưa bom bão đạn là tinh thần hiên ngang, khí phách của con người Việt Nam. Văn học kháng chiến với sức mạnh thiêng liêng của nó đã khắc tạo một cách sống động bức tượng đài người chiến sĩ. Họ đã đi vào thơ ca như một huyền thoại của thế kỷ 20. Góp phần trong đề tài văn học này phải kể đến sự xuất hiện của nhà thơ Quang Dũng với kiệt tác "Tây Tiến" đã đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với công chúng và thể hiện được tài năng sáng chơi. Tác phẩm không chỉ khắc họa hình ảnh người chiến sĩ tây tiến mà còn cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn mà thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc.

    Quang Dũng vốn tên thật là Bùi Đình Diệm quê ở Đan Phượng, Xứ Đoài. Mùa xuân năm 1947, binh đoàn Tây Tiến được thành lập ông đã gia nhập quân đội và giữ chức chỉ huy. Quang Dũng được biết đến là nghệ sĩ đa tài viết văn, soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh. Cũng bởi vậy trong các tác phẩm của ông luôn phảng phất chất thi, chất họa. Hồn thơ của Quang Dũng phóng khoang, lãng mạn, hồn hậu, tài hoa. Trong các tác phẩm thơ của ông, Tây Tiến được xem là kiệt tác của nền thơ kháng chiến. Cả bài thơ là nỗi nhớ dài của tác giả về một thời, một vùng Tây Tiến; trong nỗi nhớ ấy ta thấy thiên nhiên Tây Bắc hiện nên hết sức hoang sơ, bí ẩn và cũng thơ mộng, trữ tinh.

    Trước hết, vẻ đẹp thiên nhiên hiện ra hùng vĩ, khắc nghiệt, hoang sơ, bí ẩn:

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

    Không mọc tóc, sốt rét rừng đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính Tây Tiến trở về đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng còn nhiều hơn vì đánh trợn bởi rừng thiêng nước độc thuốc men không có. Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện tượng ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến cách nói rất chủ động không mọc tóc chứ không phải là tóc không thể mọc phí sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính Tây Tiến; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của người lính Tây Tiến hiện ra qua ngòi bút của Quang Dũng lại hiện lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng "quân xanh màu lá dữ oai hùm".

    Tiếp theo, bức tranh thiên nhiên còn được miêu tả bởi địa hình hiểm trở hùng vĩ. Tác giả nhắc đến nhiều địa danh xa lạ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu để đưa người đọc đi vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo tiếng bước chân hành quân của người lính Tây Tiến. Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương lối mù mịt:

    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"

    Trên đỉnh Sài Khao sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, rã rời. Con người trở nên hết sức nhỏ bé giữa biển sương dày dặc, mênh mông ấy. Ấn tượng tiếp theo được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng:

    "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

    Những câu thơ chủ yếu thanh trắc tạo nên những nét gân guốc, mạnh mẽ chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên. Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ bảy chữ như bẻ gãy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai miền dốc núi:

    "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống"

    Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến gợi ra những dãy núi xếp cao hỉnh nan quạt chạy dài ra khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống. Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu thăm thẳm heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu quanh co hiểm trở gập ghềnh khó đi vừa lên cao đã vội đổ dốc cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ đo độ cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu cảm giác như hút tầm mắt người không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút bởi sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cảm tượng cho người đọc và người lính đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất.

    Binh đoàn còn phải đối mặt với rừng thiêng, thú dữ:

    "Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

    Chiều chiều, tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng. Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy cao cực độ trong âm thanh gầm thét kia. Đêm đêm, sự hiện diện của cọp rừng thấp thoáng đâu đây đe dọa tính mạng con người. Hai chữ "Mường Hịch" như một dấu nặng to rơi xuống dòng thơ không chỉ còn là một địa danh cụ thể (nơi đặt sở chỉ huy của đoàn quân Tây Tiến) mà trở nên đầy vắng vẻ gơi ra dấu chân lởn vởn của thú dữ. Cảnh núi rừng miền tây hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút Quang Dũng hiện lên với cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ.

    Dốc dựng đứng lên khi chinh phục được người lính tưởng chừng như đang bồng bềnh đứng giữa biển khơi chỉ như cách trời tầm ngưỡng súng:

    "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

    Giữa mịt mù sương núi người lính vẫn thấy con đường thật đẹp và nên thơ:

    "Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

    Vẫn là sương ấy thôi nhưng cách nói "hoa về" khiến sương không còn lạnh giá nữa mà gọi sự quần tụ, sum vầy thật ấm áp và tình tứ.

    Dù phải trải qua bao khó khăn, gian nan; trèo đèo, lội suối, băng rừng, vượt thác; rừng thiêng, nước độc người lính Tây Tiến vẫn giữ cho mình cái nhìn bay bổng, nên thơ:

    "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

    Trong câu thơ này Quang Dũng đã rất khéo léo trong việc sử dụng thanh biểu. Nếu câu trước tác giả sử dụng toàn những thanh trắc gọi sự khúc khuỷu, quanh co, gập ghềnh, hiểm nguy thì câu thơ này lại toàn là thanh bằng. Cách dùng thanh điệu như vậy đã tạo nhịp thơ thư thái, thoải mái khiến người đọc cảm thấy dịu lại như chưa hề có cuộc hiểm nguy đầy gian nan vất vả trước đó. Giữa màn sương khói mờ mịt ta thấy xuất hiện hình ảnh lốm đốm những mái nhà. Và trong tưởng tượng của những người lính Tây Tiến hay những chàng trai Hà thành lãng mạn kia thì chủ nhân của những nếp nhà ấy cũng là những sơn nữ xinh đẹp.

    Để cho người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc Quang Dũng đã rất khéo léo trong việc phối hợp thanh điệu. Lúc thì toàn là thanh trắc và những từ láy như "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút"; "ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" gợi ra thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn mà cũng đầy hiểm nguy. Lúc lại các câu thơ toàn thanh bằng như "heo hút cồn mây súng ngửi", "trời nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" gợi cảm giác nhẹ nhàng thiên nhiên đầy thơ mộng, trữ tình. Nhịp ngắt 4/3 của thể thơ bảy chữ phối hợp với các từ ngữ trong bài đã giúp cả bài thơ trở nên giàu nhạc điệu. Trong tác phẩm nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh "không mọc tóc", "quân xanh màu lá", "quân mỏi" để làm giảm đi hậu quả khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng, rừng thiêng nước độc. Tác giả quả độc đáo trong nghệ thuật dùng từ "đêm đêm", "chiều chiều" gợi thời gian luân phiên, thường ngày phải đối mặt với hiểm nguy của đoàn quân với các cụm từ "hoa về", "nhà ai" cũng phần nào tạo không khí sum vầy, ấm áp nên thơ tạm xua tan đi gian lao, khắc nghiệt trên con đường hành quân.

    Tây Tiến quả là một thi phẩm xuất sắc, kết tinh tâm hồn tài hoa và khả năng sáng tạo của ngòi bút Quang Dũng trên nhiều phương diện hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu. Song cũng là tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp với những ký ức lịch sử đậm sâu. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy miền đất thừa ấy không chỉ tạc vào lòng người đọc mà còn là nơi lưu lại dấu chân những người anh hùng dân tộc dũng cảm, can trường.
     
    chiqudoll, Hanho2525Aquafina thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...