Để giới thiệu về tập thơ "Từ ấy" của Tố Hữu, Đặng Thai Mai đã viết "Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ". Cùng tên với tập thơ, bài thơ "Từ ấy" của ông đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên cách mạng, từ đó cũng để lại cho thế hệ thanh niên Viêt Nam bài học lý tưởng sống. Bài thơ "Từ ấy" được sáng tác vào tháng 7 năm 1938 để thể hiện niềm vui sướng ngất ngây khi Tố Hữu chính thức trở thành 1 người Đảng viên chiến đấu dưới ngọn cờ chân lý. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên. Vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên cách mạng được thể hiện qua 3 khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp ánh sáng của lý tưởng (khổ 1), lẽ sống lớn (khổ 2) và tình cảm lớn (khổ 3). Khổ thơ mở đầu cất lên như lời hát say mê, vần thơ tràn ngập ánh sáng: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim." Trạng từ thời gian "Từ ấy' xuất hiện 3 lần khi vừa là nhan đề tập thơ, nhan đề bài thơ và cũng là từ đầu tiên của khổ thơ đầu tiên. Điều này đã nhấn mạnh và làm nổi bật mốc thời gian quan trọng đến không thể nào quên trong cuộc đời Tố Hữu: Khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, trở thành người Đảng viên đấu tranh dưới ngọn cờ chân lý. Không những thế, trạng từ thời gian ' từ ấy ' còn giữ 1 ý nghĩa đăc biệt khi mà tạo ra bước ngoặt lớn trong đời người và dời thơ Tố Hữu. Trước ' từ ấy ' Tố Hữu mang tâm trạng chung của tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản đương thời: Buồn bã, chán nản, vô định, bế tắc. Tâm trạng này khiến ta liên tưởng đến 2 tác phẩm của tác giả: " Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi ". (Dậy lên thanh niên) Hay " Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời ". (Nhớ đồng) Và kể" từ ấy "Tố Hữu được giác ngộ chân lý cách mạng, tìm ra được con đường đi đúng đắn của cuộc đời mình nên phấn chấn, mê say, vững tin và tràn đầy nhiệt huyết. Để rồi tác giả viết trong tác phẩm" Nhớ đồng "của mình: Rồi hôm nào tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời Cùng với trạng từ thời gian, 2 câu đầu còn chứa hình ảnh ẩn dụ kết hợp động từ mạnh. Hình ảnh" nắng hạ "– ánh nắng chói chang nhất, rực rỡ nhất – ánh sáng của lý tưởng của lý tưởng cách mạng của lý tưởng Đảng kết hợp cùng động từ" bừng 'cho thấy giây phút giác ngộ lý tưởng của Tố Hữu, sự bừng thức bên trong con người nhà thơ. Kết hợp cả 2 lại ta nhận ra rằng tư tưởng đúng đắn của Đảng, lý tưởng của Cách mạng đã trở thành nguồn sáng kỳ diệu, làm bừng sáng lên thế giới tinh thần tác giả thay đổi hoàn toàn nhận thức và tình cảm của ông: Từ bi quan, hoài nghi, yếm thế sang phấn chấn, tin tưởng vui tươi. Đặt trong cùng trường liên tưởng với ánh sáng của "nắng hạ" và động từ manh "bừng" còn có hình ảnh "mặt trời chân lý" kết hợp cùng động từ "chói". Nếu măt trời mang đến ánh sáng, sự ấm áp và nguồn sống cho muôn loài thì chân lý là những điều đúng đắn, được số dông thừa nhận. Và "mặt trời chân lý" là ẩn dụ tuyệt đẹp cho lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lê nin cần thiết và ấm áp như mặt trời, đúng đắn và bất hủ nhưu chân lý trên đời. Động từ "chói" cho ta thấy ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ xuyên thành đường thẳng tắp chiếu xuống. Sự kết hợp này đã cho ta thấy ánh sáng của Đảng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã tỏa ra những tư tưởng đúng đắn mang tính nhân văn, đem lại cuộc sống tốt lành cho nhân dân. Cũng chính ánh sáng của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lê nin đã xua tan màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, đem đến 1 ý thức đánh thức thế hệ mới vớ lẽ sống lớn và tình cảm cao đẹp, giúp nhà thơ sáng mắt, sáng lòng. Ngoài ra ở khổ 1 nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật so sánh ở hai dòng thơ cuối. Tác giả so sánh "hồn tôi" với "vườn hoa là đậm hương và rộn tiengs chim". Tố Hữu sung sướng đón nhận lý tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Chính sự lý tưởng đòi làm con người đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với giọng thơ say sưa, rao rực và ngot lịm lòng người đã diễn tả được niềm hạnh phúc vô bờ khi nhà thơ tìm được chân lý của cuộc đời mình, tìm được con đường đi của tiếng thơ mình. Lý tưởng cách mạng đã làm tươi mới một hồn thơ. Tác giả đã cho thấy cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật mà trái lại đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho thơ ca nghệ thuật. Từ những cảm xúc sôi nổi ở khổ thơ thứ nhất, câu chữ cứ tràn ra ở khổ thơ thứ 2 với sự thay đổi trong lý trí, nhân thức của người thanh niên: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Cấu trúc đoạn thơ ở khổ 2 có phần đặc biết khi mà các từ ngữ được chia thành 2 nhóm. Nếu "hồn tôi, lòng tôi, tình, tôi" là đại điện cho cái tôi cá nhân, riêng lẻ thì "mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ" là đại diện của cái ta chung, cộng đồng. Để rồi các từ hội tụ lại ở dòng thơ cuối với từ "khối đời". Và "khối đời' chính là hình ảnh ẩn dụ cho khố đại đoàn kết toàn dân lớn lao, mạnh mẽ, vững bền. Đoạn thơ đã thể hiện sự vận động đầy tự nguyện và chủ động từ cái tôi cá nhân, riêng lẻ đến cái ta chung cộng đồng. Khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, người thanh niên coi mình thuộc về dân tộc, thuộc về nhân dân. Cái tôi không còn tách rời mà hòa trong cái ta chung của cả dân tộc. Có thể coi người thanh niên trong bài thơ đã nhận thức đúng đắn, thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc. Các từ ngữ còn lại ' buộc, trang trải, gần gũi nhau" mang ý nghĩa kết nối và đó cũng là cách thức mà nhà thơ đã chọn. Đặt trong câu thơ này, nếu từ "buộc" đã cho thấy tinh thần tự nguyện của người thanh niên đã chủ động gắn bó cuộc đời mình với mọi người xung quanh thì "trang trải" cho ta thấy sự sẻ chia, sự mở rộng tâm hồn để đồng cảm sâu sắc với từng cảnh ngộ riêng trên mọi miền trên tổ quốc (trăm nơi). Và gần gũi nhau thể hiện sự xích lai gần nhau về mọi mặt, tình cảm xuất phát từ cả 2 phía. Ngoài ra, khổ thơ còn sử dụng nghệ thuât điệp. Điệp từ "để" và "với ' đã nhấn mạnh mục đích sống và thái độ sống của tác giả, nó còn tạo nhịp thơ nhanh, dồn dập, đầy thôi thúc, thể hiện thái độ hăm hở, tràn đầy tình cách mạng của nhà thơ khi bước chân mình vào giữa nhân quần rộng lớn. Mong ước xây dựng 1" khối đời "vững chắc, làm nên từ sức mạnh quần chúng cách mạng, từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được làm 1 thành viên ruột thịt trong đai gia đình những người nghèo khổ, bất hạnh. Đó cũng chính là nội dung của khổ thơ thứ 3: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ.. Tác giả đã khẳng định rõ ràng nhận thức về vị thế của mình trong gia đình lớn, khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của mình qua cấu trúc" tôi đã là ". Cấu trúc đó còn tao ra giọng điệu khẳng định chắc nịnh khiến câu thơ hệt như 1 lời thề thiêng liêng làm cho bài thơ như 1 bản quyết tâm thư mạnh mẽ. Hình ảnh gợi tả" kiếp phôi pha "là 1 kiếp sống nghèo khổ dãi dầu, có cực, sa sút, bị chà đạp bóc lột, hành hạ mà không thể tự mình đứng lên. Trong sáng tác của Tố Hữu, đó chính là một ông lão đi ở -" Lão đầy tớ ": " Lão trương hai bàn tay Nhìn tôi và trắng trợn: "Tôi không hay đùa bỡn, Làm việc quá trâu cày Đến già, còn bửa củi Gánh nước, cuốc vườn cau Đất bụi lấm đầy đầu Mà chủ còn hất hủi! Như cái kiếp ăn mày Ngồi ăn trang góc xó Buồn thiu như con chó Áo rách chẳng ai may." " Đó cũng là cô gái giang hồ trong" Tiếng hát sông hương ": " Trăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát Mà em chưa chồng Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô! Trời ôi, em biết khi mô Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành được không? " Đau đáu và tha thiết hơn, Tố Hữu hướng tới" vạn đầu em nhỏ" "không áo cơm, cù bất cù bơ". Đó là số phận hẩm hiu của những em bé không gia đình, không nơi nương tựa, phải dãi dầu gió mưa sớm bươn chải cùng gánh nặng mưu sinh cơm áo. Xuất hiện trong sáng tác của Tố Hữu là cậu bé đi ở tên Phước trong bài thơ "Đi đi em" : "Em len lét, cúi đầu, tay xách gói Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te Vẫn chưa thôi, lời day dứt nặng nề Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ!" Đó cũng chính là em bé bán bánh trong "Một tiếng rao đêm" : "Ai ăn bánh bột lọc không? Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng! Không phải giọng của một hầu đứng tuổi Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi Đây âm thanh của một cổ non tơ Mà giây ngân còn vương vẫn dại khờ Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ. Tiếng rao nhỏ của một em gái bé Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời Mà giọng còn non quá, yếu dần hơi Nên cái bánh nửa chừng ra cái bén" Có thể nói ẩn sau những câu chữ tưởng chừng đơn giản kia là nỗi thảm thương chua xót Tố Hữu dành cho bao tầng lớp lao động lầm than cũng như thái độ phẫn nộ căm hận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của xã hội cũ. Cách xưng hô của tác giả trong khổ thơ này gợi lên tình cảm ruột thịt. Dường như Tố Hữu đã tìm được vị trí của mình trong đai gia đình dân tộc rộng lớn, từ đó nảy sinh tình cảm với mọi người xung quanh mình. Quần chúng nhân dân lao khổ không chỉ là đối tượng để nhà thơ cảm thương nữa mà đã trở thành đối tượng hướng tới của hoạt động cách mạng, là đối tượng hướng tới tiếng thơ cách mạng. Đến đây có thế thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: Đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Souu.