Phân thích bài thơ đồng chí "Năm mười sáu ngày đêm bom gầm pháo dội Ta mới hiểu thế nào là đồng đội Đồng đội ta là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.. (Giá từng thước đất- Chính Hữu) Có lẽ những câu thơ trên là những điều mà Chính Hữu đã muốn gửi gắm đến bạn đọc. Tình đồng chí, đồng đội, gắn bó keo sơn, được viết ra từ chính tay người chiến sĩ thực thụ. Họ chiến đấu chỉ vì dành được hai chữ" độc lập ". Và cũng nói về đề tài những người chiến sĩ, chiến đấu đó, Chính Hữu lại cho ra đời những dòng thơ về những người lính thực thụ của chúng ta. Nhưng sự đặc biệt ở những câu thơ này, tác giả đã viết lên những điểm chung, xuất thân và tình cảm của những người lính. Điều đó được ngòi bút thể hiện qua khổ thơ một của bài thơ" Đồng chí ". " Quê hương anh nước mặn đồng chua * * * Đồng chí! " Đến với Chính Hữu, ông có một phong cách bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng và hàm súc. Nói về thơ mình, nói về nghề, Chính Hữu đã từng tâm sự:" Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang. Ngòi bút chủ yếu tập trung viết về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương. Vì thế ông luôn cho ra những dòng cảm xúc bồi hồi nhưng đầy sâu đậm như tác phẩm "Đồng chí". Bài thơ được Chính Hữu sáng tác vào mùa xuân năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với bài thơ, nhà thơ đã cho thấy một tình cảm, tình người giữa những người nông dân mặc áo lĩnh, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do cho "Tổ quốc". Là tác phẩm được đánh giá tiêu biểu của thơ ca kháng chiến 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ của thi sĩ. Người nông dân Việt Nam luôn giữ cho mình một khát vọng, một niềm tin, một hoài bão to lớn đó chính là giành lại được sự hòa bình, nền độc lập, giải phóng đất nước. Họ dành cả trái tim vì dân tộc, có ý chí sắt đá, kiên cường để chống lại sự xâm lược. Ngoài vẻ đẹp đó, Chính Hữu còn vẽ lên vẻ đẹp tình đồng chí qua sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung mục đích chiến đấu và dường như đó trở thành một đôi bạn tri kỷ. "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" Hai câu thơ đầu "quê hương anh" và "làng tôi" đã cho biết họ xuất thân là những người nông dân. "Nước mặn đồng chua" là vùng đất bị xâm nhập mặn, nhiễm phèn, thiếu nước ngọt, khó sinh sống. "Đất cày lên sỏi đá", họ sống ở nơi cằn cỗi, đất bị đá ông hóa, khó canh tác. Dường như ta thấy cùng xuất thân ở những vùng đất khó sinh sống, trồng trọt, canh tác là một điều khó khăn và cản trở việc họ mưu sinh. Đó là một nơi nghèo nàn, nghèo từ đất, nước cho đến thiên nhiên nhưng ý chí họ quyết tâm lên đường chiến đấu vì đất nước vẫn không thể nào phai nhòa. Chính Hữu thật tinh tế khi sử dụng cấu trúc song hành, thành ngữ nhân gian "nước mặn đồng chưa" cùng với cách nói sáng tạo "đất cày lên sỏi đá". Với giọng thơ thủ thỉ, chân thành như hai người lính ngồi kể cho nhau nghe về quê hương, vùng quê nghèo của mình. Phải chăng những người lính có cùng xuất thân, hoàn cảnh ấy lại là bệ phóng để làm nên một tình đồng đội tri kỷ. "Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau" Cách xưng hô "anh với tôi" đã cho thấy giữa họ mặc dù nghèo nhưng vẫn có sự tôn trọng nhau. Từ "đôi" như thể chỉ hai người, không thể nào tách rời xa nhau. Họ là những người "xa lạ" nhưng giờ đây đến với chốn này, cùng chung mục đích, cùng chung chí hướng, họ như người anh em tri kỉ. "Xa lạ" mà tác giả sử dụng như làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn, ấn tượng hơn với người đọc. "Tự phương trời" tuy chẳng quen nhau nhưng những người đồng chí của chúng ta có chung một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc và từ đó đã làm nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp. "Chẳng hẹn quen nhau" nói lên sự "xa lạ" trong không gian lẫn tình cảm. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ chung nhiệm vụ, chung hàng ngũ sát cánh bên nhau xông pha ra chiến trường. Để nói lên những tình cảm hiếm có đó, Trần Hữu Thung đã có những dòng thơ: "Anh vẫn hành quân Trên đường ra chiến dịch" Cuộc kháng chiến đã đưa các anh từ những người xa lạ cho đến thân quen. Trên đường hành quân, họ sát vai nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước. Cái tình nghĩa ấy không còn gì xa lạ đối với độc giả, đưa các anh từ "tự phương trời" trở thành những cặp đôi tri ân tri kỉ. "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" Tình anh em được Chính Hữu nói lên từ những dòng thơ giản dị, từ những cảm xúc chân thành nhất. Hai câu thơ như là bức tranh tả thực tư thế sẵn sàng của những nông dân mặc áo lính. Vẫn là hình ảnh sóng đôi, tác giả đã miêu tả những tư thế chiến đấu trong màn đêm của những người chiến sĩ. Câu thơ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" là một bức tranh vừa tả thực, vừa tả ảo. Cây súng là biểu tượng cho sự chiến đấu. "Đầu" là biểu tượng của lí trí, trí tuệ. "Súng" với người đi chung với nhau thể hiện sự song hành, gắn bó bền chặt. Thể hiện cho một sức mạnh, một niềm tin, ý chí kiên cường. Phép điệp từ "súng", "bên", "đầu" cho tạo nên một âm điệu chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết, chung lý tưởng chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao, cũng như niềm vui. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn tri kỷ mà nhà thơ biểu hiện bằng những hình ảnh rất đỗi giản dị, cụ thể mà rất gợi cảm. "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn quá nhỏ, các đồng chí của chúng ta loay hoay mãi cũng không đủ ấm. Đắp được chăn thì đầu hở, đắp được bên này lại hở bên kia, chính trong những ngày thiếu thốn khó khăn ấy, họ trở thành những người bạn, người anh em tri kỉ. Chính cái "chung chăn" không còn là một nỗi buồn, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất mà đối với những đồng chí của chúng ta đó trở thành một niềm vui, thắt chặt tình cảm với nhau và trở thành những "đôi tri kỉ". "Tri kỉ" là những người bạn thân thiết, luôn cùng sát vai kề cạnh, chia sẻ nan nguy, luôn cùng chung những lí tưởng, mục đích cao đẹp. "Tri kỷ" là những người bạn hiểu rõ về ta, trở thành những đôi bạn tâm giao, gắn bó. Những đêm buốt giá giữa cánh rừng hoang vu, họ không thể nào tránh được những những cơn sốt cao. Rừng thiên nước độc đã khiến họ phải chịu những cơn đau, sự hành hạ của thời tiết. Cho dù họ có mạnh mẽ đến đâu, kiên cường đến nhường nào nhưng đối với những cơn đau về cơ thể họ dường như yếu đi nhưng lý trí vẫn một mực kiên định. Bên cạnh họ còn có những người đồng đội, những người anh em luôn chăm sóc giúp đỡ rất nhiệt tình. Chính Hữu cũng đã từng là một người lính, một người tri kỷ với anh em của mình nên có những câu thơ dù nghe nhưng rất giản dị, thân thuộc nhưng gợi lại nhiều cảm xúc. Trong cái khó khăn, thiếu thốn về vật chất lẫn thức ăn đó, Tố Hữu cũng đã từng chia sẻ "Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng" Họ không chỉ chia sẻ với nhau về miếng chăn, tấm áo mà còn cho nhau những củ sắn nóng hổi trong cái giá lạnh của Việt Bắc. Hay nói về những cái rét "chung chăn" đó, Thâm Tâm cũng đã từng viết trong "Chiều mưa đường số 5" "Ôi núi thẳm rừng sâu Trung đội đã về đâu Biết chăng chiều mưa mau Nơi đây chăn giá ngắt Tấm mối tình Việt Bắc.." Thi sĩ Chính Hữu của chúng ta cũng đã từng là một người lính, một người tri kỷ với anh em của mình nên có những câu thơ dù nghe nhưng rất giản dị, thân thuộc nhưng gợi lại nhiều cảm xúc. Nó là sự xuất phát cho những cuộc chiến khắc nghiệt. Để tổng kết cho sáu câu thơ, tác giả đã thật đặc biệt khi phải thốt lên hai từ "Đồng chí". "Đồng chí" là một đặc biệt như khép lại một bản lề. Nó khép lại tình đồng chí, tình cảm của những người anh em dành cho nhau, khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí để trở thành những nốt nhạc du dương trên bản đàn khiến độc giả phải suy ngẫm và có những cảm xúc khó tả về nó. Hai từ như là tiếng gọi thiêng liêng, của những người nông dân có xuất thân từ những vùng quê nghèo, có cùng chung chí hướng, chung mục đích chiến đấu. Từ "đồng chí" với dấu chấm than như một nốt nhấn đặc biệt, mang một sắc thái biểu cảm khó tả. Trong tình cảm ấy, là tình tri kỷ, được rèn luyện, được thử thách, vượt qua bao thời gian thì mới thực sự vững bền. Không có anh thì không có tôi, chúng tôi như hình với bóng, luôn sát cánh bên nhau để bảo vệ "Tổ quốc", dường như nó trở thành một khối đoàn kết thống nhất, gắn bó. Đối người đọc, nó như một tình cảm rất đỗi bình thường nhưng đối với người lính của chúng ta, nó là một thứ tình cảm thiêng liêng, hiếm có và không có gì thay thế được. Khép lại bảy câu thơ, và thật tài tình nếu ai có thể nhìn thấy sự đặc biệt trong dụng ý của Chính Hữu. Đó là từ "chung", bao hàm tất cả những gì họ giống nhau. Chung hoàn cảnh, chung giai cấp, chung mục mịch và chung lý tưởng. Nhìn lại cả bảy câu thơ ta dường như được trải nghiệm những câu chuyện đời người của người lính. Họ gọi nhau hai chữ "đồng chí" và trao cho nhau thứ tình cảm của những người anh em. Giữa họ nó gần như là một mối quan hệ ruột thịt, trở thành những người anh em trong nhà, coi nhau như người thân thực thụ. Một loại từ ngữ với điệp ngữ tài tình, Chính Hữu đã làm nên một bức tranh đặc biệt. Câu thơ không chỉ đưa bài thơ lên đỉnh cao của tình cảm mà còn làm sự ngắt nhịp, âm điệu trầm và cái âm vang của lạ lùng càng làm thêm cho thứ tình đồng chí bền vững, cao đẹp hơn. Kết thúc khổ thơ một, nhà thơ đưa ta từ những cung bậc cảm xúc này đến những cung bậc cảm xúc khác. Từ cái "xa lạ" cho đến "tri kỷ". Nó khắc sâu vào trong tiềm thức của những người lính. Họ đến với nhau chỉ vì độc lập, tự do của nước nhà. Khi đất nước được hòa bình nhưng trong lòng họ vẫn không thể nào quên đi được cái tình nghĩa cao đẹp ấy. Khi đất nước rực màu cờ đỏ Hòa bình về lấy đó tự hào Tình nhà nghĩa nước cất cao Không quên đồng đội năm nào bên nhau. (Tình đồng đội- Hồ Như) Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ 2 bài Đồng chí Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Những tuổi 20 làm sao không tiếc Những ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chị bổ quốc (Thanh Thảo) Những câu thơ bồi hồi, xao xuyến đã làm cho bao độc giả có cảm xúc bồi hồi, nhớ thương và có chút tiếc nuối cho những người anh hùng của nước ta. Họ thà hy sinh cái tuổi đẹp nhất, những kỉ niệm tuổi thanh xuân của mình để theo tiếng gọi con tim, nghe tiếng gọi của Tổ quốc để rồi lên đường. Những câu thơ ấy theo đã làm cho ta nhớ đến những người đồng chỉ kiên cường, bản lĩnh của chúng ta chững người lính cùng chung hoàn cảnh, chung mục đích và giờ đây trên cùng con đường chiến đấu ấy, họ cho ta thấy sức mạnh của đồng chí và sự quan tâm, chăm sóc khi đồng đội gặp khó khăn. Và điều đó được độc giả nhìn rõ nhất trong khổ thơ thứ hai trong "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu "Ruộng nương anh nhờ bạn thân cây * * * Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Đến với Chính Hữu, ta biết đó vừa là một nhà thơ, vừa là một người chiến sĩ trong thời gian chống Pháp, Mỹ. Trong quãng thời gian sáng tác, ông chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương. Với một phong cách bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thướt tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc. Tự nói về thơ, về nghề của mình, Chính Hữu từng tâm sự "Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang". Chính vì thế mà những sáng tác của ông vẫn trường tồn cho đến ngày nay. Và "đồng chí" là một trong những bài thơ nổi bật nhất trong thời gian kháng chiến. Những vần thơ được in dấu mùa xuân năm 1948, thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được in trong tập thơ "Đầu súng trăng treo" (1966) và chính dòng thơ ấy đã làm rạng danh, sang trọng của một hồn thơ thi sĩ Những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, đơn sơ, tác giả tô lên bức tranh để người đọc hiểu được tâm tình cũng như sức mạnh của đồng đội. Họ ngồi cạnh nhau, tâm sự với nhau, kể về những kỉ niệm, sự nhớ thương và san sẻ khó khăn nơi chiến trường để cùng nhau vượt qua. "Ruộng nương anh nhờ bạn thân cây Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Quê hương - nơi chất chứa bao cảm xúc, nơi có những cánh đồng bát ngát, có mái nhà tranh đơn sơ, gốc đa già nua cùng và bao tình cảm. "Ruộng nương", thứ quan trọng đối với người nông dân chân lấm tay bùn, bán lưng cho trời để cho ra những hạt gạo ăn qua ngày. Ngày ngày ra đồng cầm cuốc đào đất, lấp đê để bảo vệ miếng ruộng của mình. "Gian nhà không", "giếng nước gốc đa", những kỷ niệm, đó dường như trở thành báu vật trong tâm trí của những người nhớ nhà, nhớ quê hương. Họ mặc kệ tất cả, thờ ơ với mọi thứ để lên đường chiến đấu. Họ thà đối diện với việc xa quê, nhớ quê hương, nhớ mùi hương của ngọn lúa chứ không bao giờ để đất nước gặp nguy. "Giếng nước gốc đa" là hình ảnh thân thuộc của làng quê. "Cây đa cũ, bến đò xưa.. Gốc đa, giếng nước sân đình" được Chính Hữu vận dụng vào thơ của mình rất đậm đà. Hình ảnh hoán dụ cùng với gnheej thuật nhân hóa đã làm cho một câu thơ có hồn, đầy cảm xúc. Và thật tài tình khi nhà thơ tạo nên một nỗi nhớ thật đặc biệt - nỗi nhớ hai chiều. "Giếng nước gốc đa" là những người hậu phương, là người cha, người mẹ và cả người mình yêu thương nơi quê nhà trông ngóng, chờ đợi mình ngày trở về. Và ở nơi chiến trường cũng vậy, các anh luôn hướng trái tim nơi quê nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người vợ của mình. Chính nỗi nhớ ấy đã thúc giục người lính phải cố gắng nhiều hơn để mau chóng được về nhà cùng với gia đình của mình. Nỗi nhớ phía hai chân trời, tình yêu quê hương đã một phần tạo nên tình đồng chí, làm nên sức mạnh đồng đội, gắn bó keo sơn cùng nhau vượt qua giông ba bão tố. Cũng viết về nỗi nhớ ấy, Hoàng Trung đã thổ lộ suy nghĩ của mình trong bài thơ "Bao giờ trở lại" "Bấm tay tính tuổi anh đi, Mẹ thường vẫn nhắc: Biết khi nào về? Lúa xanh xanh ngắt chân đê Anh đi là để giữ quê quán mình Cây đa bến nước sân đình, Lời thề nếu buổi mít tinh lên đường Hoa cau thơm ngát đồi nương, Anh đi là giữ tình thương dạt dào. Anh đi chín đợi mười chờ Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?" Không chỉ thấu hiểu về khó khăn, nỗi nhớ của nhau mà bên cạnh đó họ còn chăm sóc lẫn nhau khi bệnh hoạn, quan tâm đến nhau khi đối phương gặp khó khăn. "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi" Trong cái khắc nghiệt của chiến tranh, họ đã phải chịu rất nhiều gian khổ, mà giờ đây họ còn phải chịu đựng những cơn đau. "Cơn ớn lạnh", với thời tiết lạnh lẽo, khô với thời tiết lạnh lẽo, khô cằn của núi rừng hoang vu. Những cơn sốt đã hành những anh lính dũng cảm của chúng ta trở nên mệt mỏi, yếu đuối trước bệnh tật. Chữ "biết" đã thể hiện rõ họ đã nếm trải những đắng cay ngọt bùi của cuộc đời, biết những khó khăn trước mắt sẽ như thế nào và cùng chịu những gian nan thử thách. Ngoài những cơn rét run người, những anh lính của chúng ta đã trải qua những căn bệnh khôn lường và điều đó cho ta thấy rõ trong "Tây Tiến" của Quang Dũng "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm" Hay trong "dấu chân qua trảng cỏ" của Thanh Thảo cũng từng có câu: "Những người sốt rét đương cơn Dấu chân bần xuống đường trơn ướt nhòe" Khi mắc bệnh, những người lính của chúng ta vẫn luôn lạc quan, họ nhận được sự chăm sóc chu đáo, tận tình của những người anh em trong binh đoàn. Sống chết cùng nhau và luôn hướng tới phía trước, không sợ kẻ thù. Tiếp theo là những dòng thơ cuối cùng của khổ thơ thứ hai nói về những niềm vui mặc dù có khó khăn về điều kiện sống nhưng họ vẫn nắm tay nhau chiến đấu tới cùng "Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày" "Quần" với "áo", "miệng" với "chân" là những thứ đi đôi với nhau, không thể nào tách rời cho thấy họ luôn bên nhau, đoàn kết san sẻ cho nhau từng tấm vải. Đối phương có điều gì thì họ luôn giúp đỡ ngay, chia sẻ cho nhau từng miếng cơm manh áo. Khó khăn là thế, vất vả là thế nhưng trong cái giá buốt của thời tiết họ vẫn nở trên môi nụ cười ấm áp. Chân không giày "cái giá lạnh của mùa mưa đã khiến đôi chân trần mất cảm giác, đóng băng nhưng chính tình đồng đội ấy khiến trái tim họ ấm hơn. " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay " Để xóa tan cái buốt giá, hành động" tay nắm lấy bàn tay "là một cử chỉ rất cảm động và cần thiết trong thời gian này. Họ truyền cho nhau hơi ấm, truyền nhau tình thương, nắm tay cùng nhau tiến lên phía trước tiếp tục canh gác, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng, vì đất nước, vì cách mạng Để nhớ lại tình đồng chí cao đẹp ấy, Hồng Nguyên đã có những dòng cảm xúc để thể hiện tình cảm của mình " Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa, Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa, Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuối đời, chia nhau cái chết " Có lẽ hai chữ đồng chí đã nói lên tất cả, đó là sự hiện thân cho những tình cảm giản dị nhất, thân thương nhất trong cuộc đời người lính. Hòa hợp vào cuộc sống chiến đấu, cái khắc nghiệt của chiến tranh làm nên một bức vẽ sinh động và đầy cảm xúc. Ngôn ngữ mộc mạc, điêu luyện như tiếng nói, tâm tình của Chính Hữu dành cho bài thơ. Vận dụng linh hoạt những thành ngữ, biện pháp nghệ thuật đã làm nên một trang thờ đặc biệt, đầy lôi cuốn. Những sức mạnh mãnh liệt ấy vẫn luôn cháy rực trong lòng các anh lính can đảm, kiên cường của chúng ta. Đó là một tình cảm nhưng liêng, cao quý mà ít ai hiểu được. Đối với họ, đó là thanh xuân, là những kí ức tươi đẹp, anh dũng nhất trong cuộc đời làm một vị anh hùng chiến đấu. Khép lại những trang thơ, hai chữ" đồng chí "vẫn luôn xứng đáng tiêu biểu cho kháng chiến chống Pháp và Mỹ, để lại trong tim người đọc bao bản xúc và sự bồi hồi, nhớ thương. KB Bài thơ" Đồng chí "vừa mang vẻ đẹp giản dị lại vừa mang vẻ đẹp cao cả thiêng liêng. Cấu trúc song hành và đối xứng xuyên suốt bài thơ làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ rất trẻ như đang thủ thỉ, tâm tình, làm nổi bật chủ đề tư tưởng: Tình đồng chí gắn bó keo sơn. Chân dung người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp đẽ qua những vần thơ mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. Lịch sử đã sang trang mới nhưng có lẽ hình ảnh những người nông dân mặc áo lính vẫn sống mãi trong lòng thế hệ mai sau. Vẻ đẹp của các anh, tinh thần của các anh sẽ chẳng thể bị bụi thời gian cuốn đi mất: " Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa " (" Chào xuân 67"- Tố Hữu)