Phân tích và chứng minh hình tượng Hamlet – con người khổng lồ của thời đại Phục hưng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anh Dao, 13 Tháng bảy 2021.

  1. Anh Dao

    Bài viết:
    30
    Phân tích và chứng minh hình tượng Hamlet – "con người khổng lồ của thời đại Phục hưng"

    - Hình tượng Hamlet hiện lên là mẫu người lý tưởng của thời đại Phục hưng phương Tây.

    =>Hội tụ một vẻ đẹp toàn thiện, toàn mỹ, là chuẩn mực của thời đại không chỉ về hình dáng, tài năng mà còn cả về phẩm chất cao đẹp của một Con Người.

    - Hamlet hiện lên là một hoàng tử với vẻ đẹp sáng ngời, cao quý

    + Qua lời của Ophelia, "Đôi mắt của nhà thông thái, thanh gươm của trang hiệp sĩ, miệng lưỡi của người hào hoa; niềm hy vọng, đóa hồng tươi của quốc gia gấm vóc, gương sáng của thời trang, kiểu mẫu của mọi người; bao người thán phục, ca tụng.." (Hồi III, cảnh 1).

    + Claudius cũng phải thừa nhận vị trí của Hamlet trong lòng dân chúng: "Bọn dân ngu đần kia tin yêu y lắm", "Ta không thể công khai kết tội y vì y được bọn dân ấy rất kính yêu".

    - Hamlet còn là một trí thức thông tuệ, sắc sảo, am hiểu sâu sắc nhiều phương diện cuộc sống.

    + Nhận thức ra "Chính nước Đan Mạch này là một ngục thất" và là "cái ngục thất đáng ghê tởm nhất" trong lúc cả đất nước Đan Mạch vẫn sống bình yên trong cái nhà ngục ấy và xem như chẳng có chuyện gì xảy ra.

    + Trí tuệ khuyên chàng chưa vội tin lời hồn ma mà hãy dùng vở kịch Vụ mưu sát Gonzago để dò thái độ Claudius.

    + Trí tuệ ngăn không cho Hamlet ra ta giết Claudius khi hắn cầu nguyện một mình,

    Bởi trí tuệ biết nhiệm vụ của Hamlet rất lớn lao, tiêu diệt phải đi đôi với dựng xây.

    - Hamlet tiêu biểu cho phẩm chất cao đẹp của Con Người thời đại Phục hưng.

    + Dù các thế lực phản nhân văn lúc bấy giờ đang khẳng định sức mạnh và sự chiến thắng, nhưng chàng không hề bị guồng quay thời đại xoay chuyển mà vẫn luôn đề cao, chiến đấu hết mình cho lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa nhân văn.

    + Luôn ý thức được giá trị cao quý của con người nhân văn chủ nghĩa và hết lời ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của họ.

    =>Hamlet chính là đại diện tiêu biểu và trở thành người phát ngôn cho lý tưởng đẹp về con người thời đại.

    - Hamlet còn là một con người rất thủy chung trong tình yêu.

    + Chàng yêu Ophelia tha thiết.

    Câu nói chàng dành cho mẹ: "Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà" hẳn cũng là suy nghĩ chàng dành cho Ophelia khi nàng nghe theo lời cha dò xét chàng.

    =>Cõi lòng Hamlet tan nát biết bao khi phải vờ điên, chôn chặt tình yêu với Ophelia để theo đuổi nghiệp lớn.

    + Tình yêu cao đẹp chàng dành cho Ophelia mãi luôn khắc sâu trong tâm hồn. Ngày Ophelia qua đời, tình cờ Hamlet có mặt ở nghĩa địa. Chàng chứng kiến cảnh Laertes khóc than em gái thảm thiết, có phần hơi cường điệu nên đã bực mình xuất hiện bảo Laertes: "Ta yêu Ophelia! Dù cho bốn mươi ngàn thằng anh đem gộp tình yêu của chúng lại cũng không sánh nổi tình yêu của ta đâu".

    - Hamlet cũng là một người con rất hiếu đạo.

    + Về quan hệ gia đình, tình cha con, mẹ con ở Hamlet rất được đề cao.

    Hamlet, ngoài yêu cha, chàng còn rất thương mẹ. Tội lỗi của mẹ, chàng biết cũng chỉ là nạn nhân của con quỷ Claudius. Vậy nên chàng sẽ đối xử với mẹ theo cách, "Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật thì ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư ngụy. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép".

    =>Là người con hiếu đạo bởi với chàng dù người mẹ có thế nào đi nữa thì đấy cũng là người sinh ra chàng và hơn nữa "vì trong cái thời thế đầy rẫy xấu xa này, chính đức hạnh lại phải cúi mình xin lỗi tội ác, phải khom lưng, uốn gối cầu xin để được mang lại điều hay cho nó", nên rất hiếm người tránh được vòng cương tỏa của nó.

    - Hamlet còn là đại diện cho con người của thời đại cao đẹp dám bày tỏ những suy tư, những trăn trở, những hoài nghi về một xã hội điên đảo, cái xã hội mà "phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện".

    + Bên cạnh những vẻ đẹp đầy lý tưởng ấy, ở Hamlet cũng tồn tại một số tâm trạng

    Như: Hoài nghi, do dự, có lúc bi quan.

    => Là những tính chung, những tâm trạng chung của con người ở cuối thời kỳ Phục hưng.

    =>> Chàng rất xứng đáng được ngợi ca với danh hiệu: Người "khổng lồ" của một thời đại khổng lồ. (con người khổng lồ của thời đại Phục hưng)
     
    Admin thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...