MỞ ĐẦU Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thống pháp luật. Trong nhiều giao dịch dân sự, để ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ mà các bên đã sử dụng biện pháp bảo đảm. Thực tế cho thấy các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng ngày càng nhiều và một trong các biện pháp bảo đảm mà chúng ta hay bắt gặp nhất là cầm cố tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên em xin lựa chọn đề bài: "Phân tích và bình luận quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp cầm cố. Phân tích một vụ việc về cầm cố tài sản". NỘI DUNG 1. Phân tích và bình luận quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp cầm cố. 1.1 Cầm số tài sản Theo quy định tại Điều 309 BLDS 2015 thì: "Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ". Cầm cố tài sản theo nghĩa thông thường là cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố để bù trừ nghĩa vụ dân sự. Cầm cố là một biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm, bởi vì người nhận cầm cố giữ tài sản của bên cầm cố cho nên khi xử lý tài sản cầm cố sẽ thuận lợi thanh toán nghĩa vụ kịp thời. 1.2 Hiệu lực của cầm cố tài sản Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản 1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Điều 310 BLDS 2015 đã quy định tách biệt về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố với thời điểm biện pháp cầm cố phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Theo đó, việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố được thực hiện theo các nguyên tắc và quy định chung về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo điều 400 và 401 bộ luật này. Còn thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố, thì tùy thuộc vào loại hình tài sản cầm cố, việc xác định thời điểm nói trên được thực hiện theo nguyên tắc sau: Nếu tài sản cầm cố đó là bất động sản thì việc cầm cố bất động sản nào có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kí. Nếu tài sản cầm cố không phải là bất động sản thì việc cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. 1.3 Nghĩa vụ và quyền của bên cầm cố. * Nghĩa vụ của bên cầm cố Nghĩa vụ phải thực hiện, Điều 311 BLDS năm 2015 quy định: "1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. 2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. 3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi các bên thỏa thuận xác lập biện pháp cầm cố thì thỏa thuận đó có hiệu lực pháp luật, cho nên bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cảm cố cho bên nhận cầm cố giữ. Thông thường tài sản cầm cố là vật đặc định, cho nên bên cầm cố phải gia đúng vật đó. Nếu tài sản cầm cố gồm nhiều vật thì phải giao đầy đủ và đúng các vật đã thỏa thuận khi xác lập giao dịch về cầm cố. Trường hợp người thứ ba có quyền đối với tài sản cầm cố như người nhận thế chấp, người bán trả chậm.. thì bên cầm có phải báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố để bên nhận cầm có quyết định có xác lập giao dịch cầm cố hay không. Nếu không thông báo, thì bên nhận cầm cố có quyền hủy bỏ giao dịch cầm cố và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Ngược lại, bên nhận cầm cố phải chịu bất lợi khi có tranh chấp về tài sản cầm cố. Đối với những tài sản cần phải áp dụng biện pháp bảo quản riêng thì phải cần chi phí bảo quản, cho nên bên cầm cố phải thanh toán chi phí cần thiết đó cho bên nhận cầm cố. * Quyền của bên cầm cố Luật dân sự năm 2105 quy định: " Điều 312. Quyền của bên cầm cố 1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. 2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. 3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. 4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. " Quyền của bên cầm cố được pháp luật quy định khá cụ thể trường hợp các bên có thỏa thuận bện nhận cầm cố được thuê, cho mượn tài sản cầm cố mà người thuê, người mượn vi phạm nghĩa vụ sử dụng tài sản và có nguy cơ hư hỏng, giảm giá trị hoặc mất mát thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố phải đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu hồi tài sản để tránh thiệt hịa xảy ra. Nếu bên nhận cầm cố không chấm dứt hợp đồng mà tài sản bị thiệt hại thì bên nhận cầm cố phải có bồi thường. Thông thường, đến hạn thực hiện nghĩa vụ, bên cầm cố thực hiện xong nghĩa vụ thì nghĩa vụ chấm dứt. Ngoài ra, nghĩa vụ có thể chấm dứt theo các căn cứ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định (Miễn trừ nghĩa vụ) trường hợp này bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố hoàn trả tài sản trong tình trạng ban đầu chiếm hữu. Trong thời hạn cầm cố, bên nhận cầm cố làm hư hỏng, mất tài sản cầm cố thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại hoặc các bên có thể thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ nếu các nghĩa vụ đủ điều kiện bù trừ theo luật quy định. Thời hạn cầm cố phụ thuộc vào thời hạn nghĩa vụ được bảo đảm, khi nghĩa vụ được bảo đảm chưa thực hiện biện pháp cầm cố có hiệu lực, tuy nhiên trong thời hạn cầm cố bên cầm cố có nhu cầy bán, tặng, cho tài sản cầm cố thì có thể thỏa thuận với bên nhận cầm cố về việc định đoạt tài sản. Nếu bên nhận cầm cố đồng ý thì nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm hoặc các bên thỏa thuận thay đổi bằng biện pháp bảo đảm, thay đổi tài sản bảo đảm. 1.4 Nghĩa vụ và quyền của bên nhận cầm cố * Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố " 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. 2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. 3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. " Từ điều luật trên ta thấy được rằng bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố cho nên có nghĩa vụ giữ gìn, cho tặng, bảo quản tài sản như của chính mình. Mỗi loại tài sản có phương thức bảo quản, cất giữ riêng, thậm chí chỉ pháp luật quy định về biện pháp quản lí tài sản, cho nên bên nhận cầm cố phải tuân theo các phương pháp quản lý, bảo quản tài sản như thỏa hoặc theo luật quy định. Bên nhận cầm cố không được định đoạt tài sản cầm cố như bán, tặng cho, đổi hoặc cầm cố cho người thứ ba. Trường hợp người nhận cầm cố bán, đổi, cấm cố cho người thứ ba mà tài sản bị bán để thanh tóa nghĩa vụ thì người nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại, Người cầm cố có quyền đòi lại tài sản do người thứ ba chiếm hữu theo điều 166 BLDS. Bên nhận cầm cố không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vì mặc dù tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm cố nắm giữ nhưng tài sản cầm cố vẫn thuộc sở hữu của bên cầm cố, do đó, chỉ có bên cầm có mới có quyền định đoạt tài sản cầm cố. Mặt khác mục đích của việc nắm giữ tài sản của bên nhận cầm cố là để bảo đảm bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với mình, do đó, bên nhận cầm cố không được khai thác bà hưởng lợi từ việc khai thác tài sản cầm cố nếu không có sự đồng ý của bên cầm cố. Thời hạn cầm cố phụ thuộc vào thời hạn nghĩa vụ được bảo đảm, khi nghĩa vụ được bảo đảm chưa thực hiện thì biện pháp cầm cố có hiệu lực, tuy nhiên trong thời hạn cầm cố bên cầm cố có nhu cầu bán, cho tặng tài sản cầm cố thì có thể thỏa thuận với bên nhận cầm cố về việc định đoạt tài sản. Nếu bên nhận cầm cố đồng ý thì nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, hoặc các bên thỏa thuận thay đổi biện pháp bảo đảm, thay đổi tài sản bảo đảm. * Quyền của bên nhận cầm cố. Theo điều Điều 314 BLDS năm 2105. Quyền của bên nhận cầm cố " 1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. 2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. 4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố ". Tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ, tuy nhiên có thể tài sản bị người khác chiếm hữu sử dụng trái phép như trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hoặc bên nhận cầm cố cho mượn, cho thuê, những trường hợp này bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người chiếm giữ bất hợp pháp phải giao lại tài sản cầm cố cho mình để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên nhận cầm cố là giữ gìn và bảo quản tốt tài sản cầm cố. Trường bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố để thanh toán nghĩa vụ. Nếu giá trị tài sản cầm cố nhỏ hơn nghĩa vụ thì bên nhận cầm có quyền yêu cầu bên cầm cố dùng tài sản khác để thanh toán nghĩa vụ. Các bên trong cầm cố có quyền thỏa thuận cầm cố cho thuê cho mượn, tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố được phép cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, và phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát. Đối với những tài sản cầm cố phải bỏ chi phí để bảo quản thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán chi phí bảo quản đó. Trường hợp tài sản cầm cố bị xử lý thì chi phí bảo quản được xử lý tài sản. 1.5 Chấm dứt cầm cố tài sản `Điều 315. Chấm dứt cầm cố tài sản " Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. 2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 3. Tài sản cầm cố đã được xử lý. 4. Theo thỏa thuận của các bên ". Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt do bên cầm cố đã thực hiện xong nghĩa vụ hoặc chấm dứt bằng các căn cứ khác theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố tài sản cũng chấm dứt. Khi các bên trong quan hệ cầm cố thỏa thuận hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp cầm cố bằng biện pháp bảo đảm khác như thế chấp, bảo lãnh.. thì việc cầm cố tài sản chấm dứt. Khi bên cầm cố không thực hiện đúng nghĩa vụ được bảo đảm dẫn đến bên nhận cầm cố xử lý tài sản bảo đảm thì việc cầm cố cũng chấm dứt. Ngoài ra, việc cầm cố tài sản cũng là một giao dịch dân sự do đó nó có thể chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. 1.6 Trả lại tài sản cầm cố Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố BLDS năm 2015 quy định: Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc trả lạitài sản cầm cố khi chấm dứt cầm cố tài sản chỉ áp dụng đối với trường hợp chấm dứt việc cầm cố do nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc trong trường hợp chấm dứt việc cầm cố do việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Khi đó, bên nhận cầm cố có trách nhiệm trả lại cho bên cầm cố tài sản cầm cố, giấy tò chứng nhận quyền sở hữu kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố nếu như các bên không có thỏa thuận khác liên quan đến vấn đề này. BLDS 2015 không ghi nhận quy định cầm cố tại cửa hàng cầm đồ như Bộ Luật dân sự 2005. Thực tế, kinh doanh cầm đồ là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động cầm đồ bản chất là sử dụng hình thức giao dịch cầm cố tài sản. Do đó, các quy định về cầm cố tài sản nên được áp dụng để điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh này. 2. Phân tích một vụ việc về cầm cố tài sản *Vụ việc tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP BẢN ÁN 88/2018/DS-ST NGÀY 09/11/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN 2.1 Tóm tắt nội dung vụ việc. - Nguyên đơn: Anh Danh Chế T, sinh năm 1997. Địa chỉ: Ấp Mỹ Hòa, xã MHĐ, huyện CM, An Giang. - Bị đơn: Anh Lê Thái S, sinh năm: 1993. Địa chỉ: Tổ 4, ấp 2, xã S, huyện CL, tỉnh Đồng Tháp. Ngày 10/03/2018, anh T có cầm cố chiếc xe gắn máy hiệu Vario 150, biển số 67L1-937.57 cho tiệm cầm đồ Thái S với số tiền là 25.000.000 đồng. Thời hạn cầm cố là 30 ngày từ ngày 10/3/2018 đến 10/4/2018, anh T đã đóng 1.800.000 đồng tiền lãi và tiền bảo quản tài sản cầm cố cho anh S. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên anh T phải đi làm ăn xa nên không kịp về đóng lãi kịp thời hạn. Đến ngày 20/6/2018, anh T và bà Lăng Ngọc Hương (mẹ anh T) đến tiệm cầm đồ Thái S để thương lượng chuộc lại xe và đóng lãi thì tiệm cầm đồ Thái S nói đã bán chiếc xe gắn may hiệu Vario 150, biển số 67L1-937.57 mà không cho anh T hay biết. Anh T thừa nhận từ ngày 10/4/2018 đến ngày 20/6/2018, anh T không đóng tiền lãi và trả tiền vốn gốc cho anh S. Nay, anh T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc anh Lê Thái S - Chủ dịch vụ cầm đồ Thái S trả lại tài sản cho anh là chiếc xe gắn máy. Anh T đồng ý cấn trừ số tiền đã nhận cầm cố là 25.000.000 đồng và 1.800.000 đồng tiền lãi và chi phí bảo quản tài sản đến ngày 20/6/2018, tổng cộng anh T đồng ý cấn trừ 26.800.000 đồng. Anh T yêu cầu anh S trả số tiền sau khi đã cấn trừ là 25.850.000 đồng. Nay, anh T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc anh Lê Thái S - Chủ dịch vụ cầm đồ Thái S trả lại tài sản cho anh là chiếc xe gắn máy hiệu Vario 150, biển số 67L1-937.57, số máy KF 11E2198830, số khung MH1KF1124HK203013 trị giá 58.000.000 đồng. Tại phiên tòa, anh T yêu cầu anh S trả giá trị chiếc xe gắn máy hiệu Vario 150, biển số 67L1-937.57 theo giá do Phòng Tài chính- Kế hoạch xác định là 52.650.000 đồng. 2.2 Phân tích vụ việc. *Chủ thể của quan hệ cầm cố Cầm cố tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay vốn là giao dịch dân sự được giao kết giữa một bên là tổ chức tín dụng cho vay với chủ thể khác. Trong vụ việc trên, bên nhận cầm cố chính là anh S cho vay. Bên cầm cố tài sản bảo đảm tiền vay là anh T, trong trường hợp này thì bên cầm cố anh T đồng thời là bên có nghĩa vụ. *Tài sản cầm cố Bất kể tài sản nào cũng có thể dùng để bảo đảm tiền vay nhưng phải thuộc sở hữu của bên cầm cố. Như vậy, tài sản cầm cố là tài sản của bên vay nếu bên vay đồng thời là bên cầm cố hoặc thuộc sở hữu của bên thứ ba nếu người thứ ba là người cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Ngoài ra, tài sản cầm cố còn có thể là vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá. Đối chiếu với vụ việc trên tài sản cầm cố của anh T là chiếc xe gắn máy, chiếc xe này thuộc sở hữu của anh T đảm bảo về mặt pháp lí. Ta có thể thấy rằng chiếc xe là tài sản cầm cố của anh T nên anh T có quyền cầm cố cho anh S. Người giữ tài sản cầm cố Theo định nghĩa về cầm cố tài sản tại BLDS 2015 thì trong cầm cố tài sản, việc chuyển giao tài sản cầm cố được thực hiện từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Tức là anh T phải thực tế chuyển giao tài sản cho anh S là bên nhận tài sản được chuyển giao. *Hiệu lực cầm cố tài sản Thỏa thuận về cầm cố tài sản là một hợp đồng dân sự cho nên thời điểm giao kết, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố phải tuân theo các nguyên tắc chung của hợp đồng dân sự. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác. Đối với vụ việc trên có sự thỏa thuận giữa hai bên cầm cố anh T và bên nhận cầm cố anh S. Cả hai đã cũng thỏa thuận với nhau anh T sẽ cầm cố chiếc xe máy của mình cho anh S với số tiền là 25.000.000 anh S đồng ý. Như vậy hợp đồng cầm cố xe máy có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên thỏa thuận cam kết. *Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản. Từ vụ việc trên ta thấy được rằng anh T là bên cầm cố chủ sở hữu của chiếc xe có quyền yêu cầu anh S bên nhận cầm cố trả chiếc xe cho mình. Bởi anh S đã bán xe cùa anh T mà không cho anh T biết. Theo quy định của điều 312 luật dân sự 2015 thì anh T có quyền" Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố ". Tức là anh T yêu cầu anh S bồi thường thiệt hại do đã bán chiếc xe máy mà anh T cầm cố. Đi liền với quyền là nghĩa vụ Anh T là bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao chiếc xe của mình cho anh S. Chiếc xe này do anh T làm chủ sở hữu. Như đã thỏa thuận ở trên thì anh T có nghĩa vụ đóng 1.800.000 đồng tiền lãi và tiền bảo quản tài sản cầm cố cho anh S. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên anh T phải đi làm ăn xa nên không kịp về đóng lãi kịp thời hạn. Đến ngày 20/6/2018, anh T và bà Lăng Ngọc Hương (mẹ anh T) đến tiệm cầm đồ Thái S để thương lượng chuộc lại xe và đóng lãi thì tiệm cầm đồ Thái S nói đã bán chiếc xe gắn may hiệu Vario 150, biển số 67L1-937.57 mà không cho anh T hay biết. Anh T thừa nhận từ ngày 10/4/2018 đến ngày 20/6/2018, anh T không đóng tiền lãi và trả tiền vốn gốc cho anh S. Việc không đóng tiền lãi và trả tiền vốn gốc cho anh S của anh T là vi phạm thỏa thuận của hai bên. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận tài sản. Bên nhận tài sản cầm cố Anh S có quyền yêu cầu người chiếm giữ bất hợp pháp phải giao lại tài sản cầm cố cho mình để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên nhận cầm cố là giữ gìn và bảo quản tốt tài sản cầm cố. Trong trường hợp chiếc xe máy của anh T cầm cố bị người khác chiếm hữu sử dụng trái phép như trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hoặc bên nhận cầm cố cho mượn, cho thuê. Trong vụ việc trên Anh T đã vi phạm nghĩa vụ hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ thì anh S bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố để thanh toán nghĩa vụ. Giữa anh S và Anh T có quyền thỏa thuận cầm cố cho thuê cho mượn, tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố được phép cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, và phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát. Vì anh T không kịp thực hiện đóng tiền lãi 1.800.000 nên anh S đã bán chiếc xe đi và không thông báo cho anh T biết. Như vậy hành động của anh S là vi phạm quyền, trái với thỏa thuận. Bên cạnh quyền là nghĩa vụ mà mà anh S phải thực hiện. Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ giữ gìn bảo quản chiếc xe máy của anh T. Trường hợp này anh S đã bán xe máy của anh T trong khi chưa có sự đồng ý hoặc thỏa thuận nào nên anh S phải bồi thường thiệt hại cho anh T theo quy định của BLDS 2015. KẾT LUẬN Biện pháp cầm cố có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ dân sự. Đây là một biện pháp chiếm ưu thế được nhiều chủ thể lựa chọn. Bên nhận cầm cố sẽ được cầm giữ tài sản tạo sự an tâm, lòng tin của bên cầm cố. Pháp luật có quy định cụ thể về biện pháp này nhưng vẫn còn những hạn chế làm thế nào để hạn chế được sự vượt quyền của bên nhận cầm cố, đồng thời yêu cầu bên cầm cố phải thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Đề làm được như vậy ta cần xây dựng hệ thống pháp luật cụ thể, rõ ràng có như vậy pháp luật nước nhà mới bám sát vào thực tiễn, phát triển và đi lên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. " Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập II ", nhà xuất bản công an nhân dân, năm 2018 2. Bộ luật dân sự 2015 3. Bình luật bộ luật dân sự nă 2015 4. PGS. TS Đỗ Văn Đại, " Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bản án và bình luận bản án ", nhà xuất bản chính trị quốc gia. 5. Bản án số: 88/2017/DS-STNgày: 07-8-2017V/v tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản. 6. " Phân biệt thế nào là cầm cố, thế nào là thế chấp tài sản " 7. " Quy định về biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản theo bộ luật dân sự " 8." Quy định về cầm cố tài sản " 9. " Hoàn thiện quy định về cầm cố tài sản " 10. " Thực tiễn thi hành một số quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS năm 2015"