Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vi Hành

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 12 Tháng năm 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc.

    Bài làm

    Nguyễn Ái quốc đã xây dựng ở "Vi hanh" một tình huống truyện oái ăm, vừa vui vừa tạo được hiệu ứng châm biếm sâu cay đó là tình huống truyện "nhầm lẫn".

    Nguyên nhân nhầm lẫn là do đôi trai gái Pháp trên tàu điện ngầm đã nhầm lẫn tác giả với vua Khải Định. Sự nhầm lẫn tuy có dụng ý, nhưng không phải là vô lý. Vì người Tây thật khó phân biệt được những bộ mặt khác nhau của người da vàng. Đối với họ vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt "bụng như vỏ chanh" ấy có gì khác nhau đâu.

    Diễn biến sự nhầm lẫn ấy khiến tác giả có thể nghe lọt được cuộc trò chuyện thầm lén và tính khái quát của đôi trai gái về Khải Định. Vậy là Khải Định không xuất hiện trong tác phẩm mà chân dung hắn lại được dựng lên hết sức cụ thể và ngộ nghĩnh. Cách lố bịch hóa tên vua bù nhìn như thế giữ được tính khách quan không phải Nguyễn Ái quốc một người cộng sản cố tình mạt sát Khải Định như một kẻ thù giai cấp. Đây là người Pháp họ nghĩ và nói về hắn đấy chứ. Mà chỉ có trong mắt người pháp thì Khải Định mới trở thành hài hước đến thế. Vì là người dân nước dân chủ, họ mới nhìn ông vua như một thứ đồ cổ một vật lạ đến từ một đất nước xa xôi còn mộng muội. Và vì là người tây nên họ mới nhìn cái nón ra cái chụp đèn, nhìn y phục và trang sức của hoàng đế thành ra nhưng lụa là đeo lên người cùng với những bộ hạt cườm.

    Vậy là qua cuộc trò chuyện của đôi tình nhân Pháp, liên hệ người khách An Nam ngồi bên với vị vua bù nhìn họ đã thấy ở trường đua. Khải Định hiện lên như một anh mũi tẹt, mặt bụng, đội chụp đèn lên cái đầu quấn khăn, đeo lên người rất nhiều lụa và hạt cườm, vẻ nhút nhát, lúng túng.. Nhưng "Hắn đến đây làm gì trên xe điện ngầm mà sao không có tùy tùng hộ giá?" họ tự hỏi nhau như thể và tự giải đáp cho nhau "Thế hay là người ta đem tất cả các thứ đồ đến tiệm cầm đồ rồi?", "Có khi đã gửi tốt ở kho hành lý nhà ga để đi vi hành đấy".

    Cuộc trò chuyện cứ thế tiếp diễn và "vị quốc vương An Nam" không còn ra thể thống gì nữa, chỉ là một kẻ ăn tiêu bừa bãi, chơi bời lén lút trên đất Pháp. Cái giá của Khải Định còn bị hạ thấp hơn nữa, khi đôi trai gái coi y không hơn gì một tiết mục giải trí rẻ tiền, thậm chí không mất tiền như xem hề Sác-lô, xem "vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên" hay trò leo trèo nhào lộn của sư tử cộng gò.

    Truyện ngắn "Vi hành" đã có đã tạo được tình huống truyện độc đáo. Nghệ thuật châm biếm sắc sảo, mỉa mai thâm thúy. Dùng hình thức viết thư độc đáo thay đổi linh hoạt bút pháp, đổi giọng, chuyển cảnh nên đạt được hiệu quả. Kết hợp văn tự sự với thoại, trào phúng và trữ tình.

    Trong con mắt của đôi trai gái người Pháp. Khải Định trông như một tên hề rẻ tiền. Và với người Pháp hắn chỉ có tác dụng làm thỏa mãn tính hiếu kỳ của họ khi mà những trò giải trí ly kỳ đã cạn ráo cả.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...