Phân tích bài thơ "Thuật hứng 24" của thị nhân Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi- nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam. Tập thơ "Quốc âm thi tập" của ông được coi là đỉnh cao của thơ Nôm Tiếng Việt. Tiêu biểu trong tập thơ là chùm thơ "Thuật hứng". Bài thơ 'Thuật hứng số 24 "đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân Nguyễn Trãi: " Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế ngợi khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Trì thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui có một lòng trung liễn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. " Cuộc đời Nguyễn Trãi có khi hào hùng đắc chí có khi lại bị dèm pha khi thấy sự rối ren, ông đã lựa chọn lui về ở ẩn. Theo học giả Đào Duy Anh tập thơ được sáng tác khi ông lui về ở ẩn ở Côn Sơn." Quốc âm Thi tập "gồm nhiều phần và mỗi bài thơ được đánh nhau số thứ tự. Đây là bài thơ" Thuật hứng số 24 ". Thuật hứng là bày tỏ hứng thú riêng trong lòng mình. Qua bài thơ ta không chỉ thấy được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp một tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn là một tấc lòng" ưu thời mẫn thế "của Ức Trai. Ở đầu bài thơ, trước hết ta bắt gặp vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao không vướng bận lợi danh: " Công danh đã được hợp về nhàn Lành dữ âu chi thế ngợi khen. " Bài thơ mở đầu là câu thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp 4/3, thể hiện giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai mà đĩnh đạc. Cặp thơ đã thể hiện sự lựa chọn lối sống" nhàn "của tác giả. Khi công đã thành, danh đã thoại thì chuyện tốt xấu gì cũng không phải lo âu. Lời thơ như một lời khẳng định một chân lý đúng đắn của tác giả. Cảnh vật thiên nhiên đi vào thơ Nguyễn Trãi vừa tự nhiên vừa mỹ lệ qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên, cuộc sống nơi thôn dã: " Ao cạn bớt bèo cấy muống Trì thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc thuyền chở yên hà lặng vậy then. " Tác giả đã liệt kê một loạt những thú vui tao nhã khi về nhàn" ao cạn "," vớt bèo "," cấy muống "cũng như" trì thanh "," phát cỏ "," ương sen ". Cặp câu lục ngôn với cách ngắt nhịp 2/2/2; cấu trúc câu thơ cân xứng bởi phép đối được vận dụng một cách tài tình. Công việc lao động của nhà nông được Nguyễn Trãi làm một cách thuần thục, khoa học tựa như một lão nông tư điền thực thụ đang sắp xếp cuộc sống. Những động từ mạnh được đặt liền nhau tạo nên nhịp thơ khỏe khoắn, tạo nên tính chất cuốn hút của công việc, khiến con người quên đi mọi lo âu khó nhọc. Thi nhân Nguyễn Trãi không chỉ thấu hiểu hòa nhập mà còn tìm thấy niềm vui, sự thú vị trong công việc lao động hàng ngày. Điều đó cho thấy sự hòa hợp giữa người và cuộc sống thiên nhiên nơi thôn dã. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi cũng thật gần gũi mà nên thơ. Bằng cách sử dụng từ Hán Việt" phong nguyệt "làm bầu bạn," yên hà "làm nguồn vui cho thấy đời sống tinh thần phong phú tình yêu thiên nhiên thiết tha của thi nhân. Đặc biệt là nghệ thuật đối phong đại thâm xưng đã diễn tả chiều sâu của tâm hồn và cái cao sang của một nếp sống đẹp đẽ. Bởi lẽ" Phong Nguyệt Yên Hà "chỉ có thể nhìn thấy và cảm nhận nhưng nhà thơ đã khối lượng hóa hình ảnh thiên nhiên ấy một cách tài tình qua cách sử dụng các từ ngữ" đầy "," nặng ". Hai câu thơ là bức tranh khoáng đạt đầy chất thơ, từ ngữ được sử dụng chính xác, chọn lọc, giàu hình tượng. Hồn thơ thanh cao, cuộc sống tinh thần giàu đẹp, ung dung, chan hòa với thiên nhiên, tạo vật. Cảnh vật thiên nhiên như được ông thu lại làm tài sản của riêng mình. Hình ảnh thiên nhiên cảnh vật trở nên sinh động bởi sự giao hòa lắng đọng trong tâm hồn thi nhân. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế thiên nhiên đi vào thơ Nguyễn Trãi vừa có hồn vừa mỹ lệ: " Non xanh nước biếc thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu " (Bảo kính cảnh giới 26) Lắng đọng trong thơ Nguyễn Trãi là tâm hồn của một nỗi niềm" ưu thời mẫn thế ", đau đớn vì dân vì nước: " Bui có một lòng trung liễn hiếu Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen " Bài thơ khép lại là tấm lòng yêu nước thương dân trước sau không thay đổi bất kể hoàn cảnh và thời gian." Bui "là tiếng cổ nghĩa là" chỉ có ". Đó là cách nói khiêm tốn mà khẳng định về tấm lòng trung hiếu, sắc son bền vững, vì dân vì nước. Tấm lòng ấy vẫn tròn đầy như những ngày cùng Lê Lợi khởi nghĩa, còn tồn tại quan để bảo vệ nhân dân, tấm lòng ấy không thay đổi khi ông nhập thế, xuất thế. Câu thơ lục ngôn khép lại bài thơ với giọng điệu đĩnh đạc, trang nghiêm như một lời thề bằng hai câu tiểu đối. Đó là lời thề vang vọng trường tồn cùng đất nước để ta mãi tự hào, trân trọng một nhân cách cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ca ngợi" Ức Trai tâm thượng quang Khuê tào. " Kết hợp câu thơ lục ngôn xen thất ngôn bát cú. Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng. Thi liệu dân dã, mộc mạc cùng với từ ngữ cổ điển thể hiện tư tưởng cao đẹp coi thường danh lợi, yêu thích lối sống nhàn, thanh bạch, tấm lòng sắc son vì nước vì dân. Qua đó thấy được bức chân dung tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân Nguyễn Trãi. Hồn thơ và nhịp thơ của Nguyễn Trãi còn sống mãi với những suy tư về thế sự, tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông. Giá trị tư tưởng là điều khiến bài thơ trường tồn mãi theo thời gian. Dù cách hàng thế kỷ nhưng bài thơ" Thuật Hứng 24"vẫn gợi lên trong thế hệ trẻ khát vọng cống hiến, khát vọng sống vì đất nước.