Phân Tích: Thuật Hoài Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão - Văn học 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thích Vị, 29 Tháng năm 2021.

  1. Thích Vị Tác giả tự do

    Bài viết:
    23
    THUẬT HOÀI

    (Tỏ lòng)

    - Phạm Ngũ Lão -
    Yêu nước là một cảm hứng lớn trường tồn trong dòng thời gian lịch sử. Và đến với thời đại nhà Trần hay nói đúng hơn là nền văn học Lý - Trần rực rỡ, cảm hứng ấy được định danh thành "hào khí Đông A", đại diện cho khí thế và tâm hồn dân tộc. Trong thời đại đó, một bài thơ đã ra đời và được xem là một trong những tác phẩm đã khái quát rõ nét nhất về tinh thần ấy. Tác phẩm "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão đã làm sôi sục ý chí người chiến sĩ, thổn thức tâm hồn người nghệ sĩ và khắc họa rõ nét hoài bão lớn lao cùng lòng yêu nước của ông.

    "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

    Nam nhi vị liễu công danh trái

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"

    (Phạm Ngũ Lão)

    "Múa giáo non sông trải mấy thu

    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

    Công danh nam tử còn vương nợ

    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"

    (Dịch thơ)

    Phạm Ngũ Lão sống vào khoảng TK XIV. Ông là một trong những vị mãnh tướng của nhà Trần và đã góp một phần sức lớn vào công cuộc đánh đuổi quân Mông - Nguyên lần II và III. Trong suốt cuộc đời mình ông đã lập nhiều chiến công cho đất và được ban tước phong hầu. Sự nghiệp thi ca của ông tuy không phong phú (chỉ hai bài) nhưng đều là những tác phẩm được ca tụng và lưu truyền đến ngày nay, trong đó có bài thơ "Thuật hoài".

    Bài thơ ngắn ngủi chỉ với bốn câu thơ với thể Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật nhưng lại đem đến nhiều ý nghĩa cho người đọc. Hai câu thơ đầu hiện lên hình ảnh người anh hùng với khí thế hiên ngang không kém phần mạnh mẽ:


    "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

    Tư thế người anh hùng hiên ngang giữa trời đất, cầm ngang ngọn giáo sẵn sàng bảo vệ tổ quốc non sông. Nhân vật trữ tình trong câu thơ đầu như đứng giữa không gian (giang sơn) và thời gian (kháp kỉ thu), anh không ngại khó khăn trắc trở mà vững lòng sẵn sàng hy sinh. Xét về mặt Hắn tự, con người () kết hợp với ngọn giáo nằm ngang trong bài thơ sẽ hình thành chữ "Đại" (). Phải chăng tư thế mà Phạm Ngũ Lão miêu tả còn muốn làm bậc lên hình ảnh người anh hùng to lớn sánh ngang cùng vũ trụ.

    Tuy nhiên, xét về mặt dịch thơ, tư thế "hoành sóc" có vẻ như không còn đúng trong bản nguyên tác mà thay vào đó là "múa giáo". Bản dịch đã làm mất đi cái nét oai hùng khí thế mà làm tăng tính nghệ thuật cho hình ảnh hơn.


    "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

    Đến với câu thơ thứ hai, "tam quân" ngày xưa ám chỉ về tiền quân, hậu quân và trung quân. Phạm Ngũ lão ở đây đang muốn ám chỉ sức mạnh oai hùng của quân đội nhà Trần. Trong một đoạn sách đã viết: "Vó ngựa quân Nguyên đi đến đâu cỏ cây ngã rạp đến đó". Ấy thế mà đội quân hùng dũng ấy lại phải ba lần dừng chân trước quân đội Trần gia. Chỉ nhiêu đó cũng đủ thấy được sự so sánh "tỳ hồ", "khí thôn ngưu" của Phạm Ngũ Lão không hề quá chút nào.

    Nhưng trong bản dịch, câu thơ "ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu" đã đánh mất sự so sánh với chúa sơn lâm (tỳ hổ) và cũng thiếu đi một phần ý nghĩa của từ "thôn ngưu". "Thôn ngưu" trong tác phẩm của anh hùng họ Phạm có hai tầng nghĩa. Ta có thể hiểu tầng nghĩ thứ nhất là con trâu nhưu bản dịch đã viết. Ngoài ra, "Ngưu" ở đây còn ám chỉ ánh sao Ngưu trên trời, ý so sánh sức mạnh đoàn quân sánh cùng vũ trụ.

    Nhưng dù là hiểu theo nghĩa nào, hai câu thơ ấy cũng đều khắc họa rõ nét hình ảnh con người đương thời, thể hiện tầm vóc anh hùng sánh cùng trời đất. Đó là niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão về sức mạnh của tổ quốc và sự đoàn kết của con người thời đại.


    "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão vừa mang giá trị lịch sử vừa đậm chất nghệ thuật, đem lại nhiều giá trị tin thần cho người đọc. Bài thơ vừa là một tác phẩm sáng trong nền văn học nước nhà, vừa khắc họa tinh thần thời đại và cũng vừa là nét tự hào dân tộc từ bao đời nay với truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.

    "Máu của họ ngân bài ca giữ nước

    Để một lần Tổ quốc được sinh ra."

    (Nguyễn Việt Chiến)


    Góc bàn luận: [Thảo luận - Góp ý] - Góc Bình Luận: Tác Giả Thích Vị
     
    Jenny QwQ, Kiệt, Linh Chip5 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười một 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...