Phân tích thi phẩm Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 17 Tháng sáu 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát - áng thơ xuất thần nói lên niềm bi phẫn trước thực trạng bế tắc của kẻ sĩ và sự khinh bỉ phường danh lợi, và đồng thời dự cảm về mối hiểm nguy đối với những người trí thức có lí tưởng và muốn sống cuộc đời cao đẹp. Không chỉ phản ánh hiện thực, tác giả còn khiến cho chúng ta hiểu được các hình ảnh biểu tượng trong thi phẩm và đặc điểm các bài thơ cổ thể.

    Cao Bá Quát sống ở nửa đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt xong nhà Tây Sơn, thiết lập chế độ phong kiến chuyên chế. Việc tập trung quyền lực vào tay nhà vua, việc ban hành những chính sách hà khắc, sưu cao thuế nặng khiến cho đời sống của nhiều tầng lớp nhân dân vô cùng khổ sở. Từ đời Minh Mệnh đã có nhiều cuộc bao động của nhân dân nổi lên như Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân.. Cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương có sự tham gia của Cao Bá Quát cũng là một ví dụ. Nhà Nguyễn định đô ở Phú Xuân – Thuận Hóa, có phần coi trọng người Nam hơn người Bắc, khiến cho giới trí thức Bắc Hà nhiều người, tuy phục vụ cho nhà Nguyễn nhưng lòng vẫn nhớ về "nước cũ" như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.. Chế độ quan lại mục nát khiến kẻ sĩ làm quan cảm thấy thân phận nhục nhã. Trong bài Tài tử đa cùng phú, Cao Bá Quát viết: "Ngần nhẽ kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực chốn thầu môn". Lí tưởng tiến thân của tầng lớp trí thức đương thời có sự khủng hoảng lớn. Cao Bá Quát có tài cao, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp và có uy tín lớn trong giới trí thức, được tôn vinh như bậc thánh: "Thần Siêu, thánh Quát".. Ông còn là người có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, phóng khoáng, luôn ôm ấp những hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. Đó là một tính cách mạnh mẽ luôn luôn mơ ước đổi thay và dám đổi thay, một thái độ sống vượt khỏi khuôn lồng chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng. Cao Bá Quát còn chính là nguyên mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao nổi tiếng tài hoa và khí phách trong tác phẩm Chữ người tử tù.

    Sa hành đoản ca được viết theo thể loại thơ cổ thể- thể ca hành. Đây là một thể loại văn học cổ của Trung Quốc được tiếp nhận vào Việt Nam, xuất hiện tương đối sớm và có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Có thể kể đến một số tác phẩm nổi tiếng như Phóng cuồng ca của Trần Tung, Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du..

    Sa hành đoản ca được cho là được Cao Bá Quát "làm trong khi đi thi Hội", là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện chí hướng, hoài bão của mình. Nhưng có ý kiến lại cho rằng tác phẩm này có thể được viết khi ông đã làm quan cho nhà Nguyễn và đã bắt đầu cảm thấy thất vọng vì những lí tưởng mà mình đeo đuổi. Ông không bằng lòng với nó và âm thầm tìm kiếm một lẽ sống khác, một lí tưởng khác. Nhưng dù được viết ra từ hoàn cảnh nào, thi phẩm cũng thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mù mịt, phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa và đánh dấu sự bắt đầu của con đường thức tỉnh.

    Vấn đề trước tiên mà kẻ sĩ tài hoa ấy nhắc đến trong bài chính là hình ảnh bài cát dài vô tận. Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, bãi cát này tiếp theo bãi cát khác, gợi ra một con đường như kéo ra mãi mãi. Điều đó được thể hiện qua:

    "Bãi cát dài lại bãi cát dài.

    " Bãi cát dài, bãi cát dài ơi! "

    " Anh đứng làm chi trên bãi cát? "

    Đặc biệt hơn, câu:" Đi một bước như lùi một bước "đã để lại ấn tượng về bãi cát dài vô cùng sâu sắc. Vì cát trôi, cho nên càng bước mạnh tới trước bao nhiêu thì chân càng bị thụt lùi về sau bấy nhiêu. Hình ảnh không những rất chân thật mà còn ngụ ý tượng trưng con đường công danh của tác giả. Hình ảnh bãi cát đã gợi lại những cồn cát mênh mông của dải đất Quảng Bình mà tác giả chắc chắn phải đi qua trên đường vào kinh ứng thế. Nhưng đây không phải chỉ là hình ảnh tả thực, mà còn là hình ảnh tượng trưng cho đường đời bế tắc đối với tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, Cao Bá Quát bắt đầu đi thi từ khi mười bốn tuổi (năm 1822). Cứ ba năm một lần đi thì Hương, đến lần thứ từ (năm 1831), ông mới thi đỗ được cử nhân, đỗ thứ nhì bảng ở trường thì Bắc Thành, nhưng bị đánh tụt xuống chót bảng. Sau đó, Cao Bá Quát còn ba lần đi thị Hội nữa, nhưng đều hỏng. Phải chăng sự lận đận trong thi cử đã làm Cao Bá Quát thấy được con đường tiến thân trắc trở, gian lao trước mắt. Như vậy, bãi cát dài là hình ảnh tượng trưng về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao tri thức đương thời.

    Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng. Đó là hình ảnh" đường ghê sợ. "Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng - Phía nam núi Nam, sóng đào dạt", Cũng là một hình ảnh tượng trưng cho đường đời không lối thoát.

    Tái hiện hình ảnh bãi cát dài miên viễn, Cao Bá Quát còn khắc họa hình ảnh người đi đường chất chứa trong lòng đầy những ưu tư sầu muộn. Hình ảnh người đi đường trong bài thơ thật vô cùng khốn khổ. "Đi một bước như lùi một bước - Mặt trời đã lặn, chưa dừng được - Lữ khách trên đường nước mắt rơi." Người đi đường có nhiều loại. Có loại "phường danh lợi - Tất tả trên đường đời", vô số người say vì hơi men, còn loại người tỉnh thì rất ít. Hiện thực phũ phàng khiến nhà thơ bắt đầu oán hận: "Không học được tiên ông phép ngủ - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!". "Bãi cát dài, bãi cát dài ơn!". Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt - Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ". Ông khinh phưởng danh lợi, chỉ biết say sưa với ba vinh hoa phú quý và ông bắt đầu có suy nghĩ khác. Nhà thờ nghĩ gì ta chưa thể biết, nhưng chắc chân ông đã cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên đường con đường ấy." Anh đứng làm chi trên bãi cát? "Người đi trên cát dài bỗng nhiên dừng lại. Nỗi băn khoăn choán đầy tâm hồn. Và lần đầu tiên, người ấy đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó. Tính sao đây? Nếu đi tiếp cũng không biết phải đi thế nào. Bởi vì," Đường bằng thì mở một. Đường ghê sợ còn nhiều.. Có lẽ đã đến bước đường cùng? Nếu không đi tiếp thì đi đâu? Nỗi bế tác và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, cả bài cắt đất. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

    Bài ca gồm mười sáu câu thơ dài ngắn khác nhau, có sáu câu năm chữ, chín câu bảy chữ, một câu tám chữ. Bài ca sử dụng nhiều vần khác nhau, cả vấn bằng và vẫn trắc, nhịp điệu, tiết tấu biến hóa tạo điều kiện cho sự diễn tả tâm trạng có nhiều thay đổi. Trong tác phẩm ta còn thấy Cao Bá Quát đã sử dụng các đại từ xưng hồ khác nhau như khách (người khách, một danh từ đối lập với chủ), quân (anh, ông.. đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít), ngữ (tôi, ta – đai từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít). Tất cả đều để chỉ bản thân tác giả. Khi gọi là khách, nhà thơ nhìn mình như một người khác. Khi gọi là anh, nhà thơ như đối thoại với mình. Khi xưng ta, tác giả muốn trực tiếp thổ lộ. Các cách xưng hồ thể hiện thái đó trăn trở, bức xúc trên con đường công danh sự nghiệp. Vậy là, hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, khi lại như một chủ thể tự thể hiện. Thậm chí có khi tác giả cho án chủ thể. Mục đích chính là để trình bày những tâm trạng khác nhau, khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau vậy.

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát thể hiện tâm trang bị phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mịt mù, phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống. Nghệ thuật bài thơ có nhiều nét mới, nhiều cách xưng hô, câu hỏi thể hiện nỗi day dứt, dẫn vặt khôn nguôi của người trí thức đã thành công thức tỉnh.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...