Phân tích Tây Tiến lớp 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi TH susii, 28 Tháng chín 2021.

  1. TH susii

    Bài viết:
    38
    Dàn ý phân tích tác phẩm: Tây Tiến - Quang Dũng

    [​IMG]


    Tham khảo thông tin cho phần mở bài:

    A, Tác giả: Quang Dũng (1921-1988), tên khai sinh Bùi Đình Diệm, Quê ở tỉnh Hà Tây (Hà Nội), là một vùng quê thơ mộng trữ tình

    - Đặc điểm phong cách thơ: Phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa>> Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói riêng và thơ ca cách mạng Việt Nam nói chung

    B, Tác phẩm: Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, rời xa đơn vị cũ, một đêm tại phù lưu tranh, nhớ về đơn vị cũ, nhớ đồng đội nên đã sáng tác bài thơ này>> cảm hứng bao trùm bài thơ là nỗi nhớ

    C. Bố cục:

    · Khổ 1: Nhớ về chặng đường hành quân gian khổ của Tây Tiến

    · Khổ 2- Khổ 3: Những kỉ niệm dọc đường hành quân: Kỉ niệm về một đêm liên hoan văn nghệ; kỉ niệm về một chiều hành quân qua Châu Mộc.

    · Khổ 4: Nhớ về đồng chí đồng đội

    · Khổ 5: Lời hẹn ước của Tây Tiến

    PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

    1. Khổ 1:

    V 2 câu thơ đầu: Khái quát nỗi nhớ:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi"

    - Nhắc về địa danh "sông Mã" : Là tên một con sông chảy qua địa bàn hoạt động của đoàn binh, giống như sợi dây kết nối cảm xúc, kết nối kỉ niệm.

    - Cụm từ "Tây Tiến ơi" vang lên tiếng gọi đầy da diết, trìu mến, thân thương, gọi tên một đoàn binh nhưng cũng như gọi tên một miền kí ức xa xôi, chất chứa bao nhiêu kỉ niệm.

    - Từ ngữ "xa xôi" : Gợi ra những khoảng cách cả về thời gian lẫn không gian

    >> Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi thân thương, để rồi sau tiếng gọi đó biết bao nhiêu kỉ niệm ùa về trong tâm trí của nhà thơ

    "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

    - Điệp từ "nhớ" gắn liền với đối tượng "rừng Núi" >> nhấn mạnh chủ thể của nỗi nhớ, cũng như định hướng đối tượng chính trong nỗi nhớ của bài thơ là rừng núi Tây Bắc, nơi họ hành quân, chiến đấu

    - Từ láy "chơi vơi" : Góp phần cụ thể hóa nỗi nhớ mới ùa về nhưng chưa kịp định hình nên còn mơ hồ, bảng lảng, không hình không khói như sương khói nhưng rất cháy bỏng

    >>>>> Khái quát cảm hứng chung của cả khổ thơ và bài thơ là nỗi nhớ

    V Còn lại: Khắc họa cụ thể nỗi nhớ

    Nhớ khung cảnh thiên nhiên chiến trường miền Bắc

    - Liệt kê các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu gợi cảm giác xa ngái, hoang vu của những miền đất xa lạ dường như chỗ chưa có dấu chân người đặt tới

    - 2 nét vẽ:

    Thiên nhiên miền Tây hoang sơ, dữ dội, hiểm trở

    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"

    + Hình ảnh "sương lấp" : Sương dày đặc, mù mịt, chủ yếu là sương độc, sương hại, che hết tất cả không gian lẫn con đường hành quân

    + "Đoàn quân mỏi" do yếu tố thời tiết khắc nghiệt nên đoàn hành quân vất vả, mệt mỏi, dã rời

    "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" : Đây là hình ảnh dốc đèo của miền Tây

    "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"

    + "dốc" : Điệp từ>>> nhiều dốc, dốc dài

    + Từ láy "Khúc khuỷu, thăm thẳm" : Dốc không bằng phẳng mà trúc trắc, gập ghềnh, quanh co, nối tiếp, kéo dài đến không cùng

    + Điệp từ "ngàn thước" kết hợp nghệ thuật đối: "Cao-xuống" : Câu thơ như gãy gập làm đôi đầy chất tạo hình để khắc học sự thay đổi của địa hình lên cao đến không cùng nhưng vực sâu cũng thăm thẳm >>>>>> Đường hành quân đầy nguy hiểm và gian khổ

    "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

    + Hình ảnh "cồn mây" : Mây bao trùm phủ kín đỉnh núi

    +Từ láy "heo hút" kết hợp đảo ngữ: Tôt đậm hình ảnh mây ở nơi hoang vu, heo hút, hẻo lánh mà người lính vẫn đủ sức đặt chân tới

    + "Ngửi" : Nhân hóa, hình ảnh thực, gián tiếp miêu tả độ cao, người lính hành quân đến đỉnh núi, mũi súng chạm tới bầu trời>>>>>>cách nói tếu táo, tinh nghịch của những chàng lính trẻ>>> sự lạc quan, yêu đời, bất chấp hiểm nguy

    "Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Hường Mịch cọp trêu người"

    >>>>>>Hình ảnh thác lũ và thú dữ

    + Từ láy: "Chiều chiều, đêm đêm" : Chỉ khoảng thời gian liên tục

    + Nhân hóa: "Thác gầm thét" >>> âm thanh của thác lũ réo vào mãnh liệt

    "Cọp trêu người" >>>>>>>> thú dữ luôn rình rập cướp đi tính mạng của những chàng lính trẻ>>>>>>> Khắc họa những nguy hiểm luôn rình rập thường trực, đầy rẫy

    KẾT LUẬN: 4 yếu tố: Mây, dốc, thác, thú

    >>>> Góp phần khắc họa vẻ hoang sơ, dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên Tây BẮc mà người lính phải đối mặt suốt dọc đường hành quân. Qua đó toát lên ý chí, tinh thần nghị lực, kiên cường của những người lính trẻ

    Thiên nhiên miền Tây Bắc thơ mộng, trữ tình

    " Mường Lát hoa về trong đêm khơi"

    +Hình ảnh "hoa về" : Chỉ những bông hoa rừng hoặc những ngọn đuốc sáng rực trong đêm

    >>>>>> dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là những hình ảnh đẹp, xua tan đi khắc nghiệt, giá lạnh

    + "Đêm hơi" : Chỉ hình ảnh sương; mưa phùn phủ kín không gian>>>>>> Không gian mờ ảo sương khói

    >>> Dọc đường hàng quân, người lính vẫn bắt gặp các điều đó, những hình ảnh hết sức thơ mộng và họ mở rộng tâm hồn để đón nhận, không làm cho tâm hồn họ chai xạm đi.

    "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

    + "Nhà ai" chủ những ngôi nhà sàn

    + "mưa xa khơi" : Mưa giăng mắc khắp không gian tạo nên một biển sương mù dày đặc, từ đỉnh núi cao hướng tầm mắt ra xa, người lính chỉ thấy thấp thoáng những mái nhà ẩn hiện. >>>>>>>> Làm giảm đi độ căng của địa hình hành quân. Nỗi vất vả mệt nhọc như lùi lại, nhường cho cảm giác khoan thai lên ngôi

    - 2 câu cuối: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

    - Hình ảnh "cơm lên khói, thơm nếp xôi" cho thấy hình ảnh thân thương, biểu tượng cho cuộc sống đầm ấm, bình yên, là những đặc sản của người dân địa phương dùng để thiết đãi những người lĩnh trẻ sau chặng đường hành quân vất vả>>>>>>>> Tình quân dân thắm thiết, nghĩa tình>>>> tạo động lực, niềm tin để người lính tiếp tục chiến đấu, hành quân. Qua đó, nét vẽ thứ 2 cho thấy vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, phóng khoáng của những chàng trai hà thành, cũng như ngòi bút tài hoa của Quang Dũng.

    - Nhớ đồng chí, đồng đội

    " Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời!"

    Nghệ thuật nói giảm nói tránh "không bước nữa", "bỏ quên đời" : Ý chỉ sựu đã hi sinh của người lính>>>>>>>>>>>> khiến cho sự hi sinh nhẹ nhàng, thanh thản, chìm vào giấc ngủ sâu>>> không nhụt chí>>>> cho thấy được tình cảm của Quag Dũng đối với đồng chí, đồng đội của mình.

    Những kỉ niệm dọc đường hành quân (khổ 2+3)

    2. Khổ 2:

    V Cảnh đêm liên hoan lửa trại

    " Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

    Kìa em Xiêm áo tự bao giờ

    Khèn lên man điệu nàng e ấp

    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

    - Hình ảnh "doanh trại" : Là những lều nám dựng tạm để nghỉ chân qua đêm

    - "Hội đuốc hoa" : Hình ảnh những ngọn đuốc trong tay người dân địa phương từ khắp nơi dồn về đây sáng rực như những đuốc hoa. Hình ảnh ẩn dụ này diễn tả những niềm vui sướng hân hoan của người lính Tây tiến khi đón nhân tình cảm quân dân thắm thiết

    - Động từ "Bùng" : Miêu tả sự xuất hiện đột ngột của ánh sáng, làm bùng sáng cả không gian, bùng sáng cả khoảng trời tâm tư của bài thơ

    V C on người:

    - "Em": Những cô gái dân tộc, những cô gái Lào

    - Trang phục: "Xiêm áo" : Từ bao giờ các cô gái xinh đẹp đã vận những bộ trang phục đẹp nhất, lộng lẫy nhất, rực rỡ nhất

    - Dáng vẻ: "E ấp" >>>>> thẹn thùng, ý tứ, bẽn lẽn, những điệu tầm vông

    - Giai điệu "man điệu" : Đang nhịp nhàng trong những điệu múa có từ xa xưa của dân tộc, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn của người lính

    - Người lính "xây hồn thơ" : Khiến cho tâm hồn trở lên bay bổng, lên thơ, lên nhạc

    >>>>> CẢnh và người đều được khắc họa bằng ngòi bút hết sức lãng mạn và tài hoa khiến cho đêm liên hoan tràn đầy màu sắc, ánh sáng nên đã hút hồn các chàng lính.

    3. Khổ 3

    V Cảnh

    "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau lẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

    - "Chiều sương ấy" : Thời gian và không gian, hành quân vào một buổi chiều sương mờ bao phủ không gian

    - "Hồn lau" :

    + Hình ảnh thực: Dọc đường hành quân, những cây lau mọc san sát 2 bên bờ sông khiến cảnh vật trở nên hoang vu, xa ngái.

    + Hình ảnh ẩn dụ: Những bông lau phất phơ chưa đựng linh hồn, tình cảm của những người đồng chí đồng đội đã ngã xuống, tiễn đưa những người lính lên đường hành quân

    - "Dòng nước lũ" : Nhân hóa; "hoa đong đưa"

    Trong mắt người lính trẻ, những bông hoa rừng trôi trên dòng nước lũ như đang làm duyên làm dáng thu hút ánh nhìn của người lính. Đặt cái thơ mộng trữ tình trong sụ đối lập của sự khắc nghiệt, dữ dội, phần nào làm toát lên tâm hồn người lính.

    V Người

    "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

    - "Người đi" : Người lính Tây Tiến lên đường hành quân

    - "Dáng người trên độc mộc" : Có thể hiểu rằng, dáng người ở đây là chỉ: Người dân địa phương đang trèo đèo vượt thác hoặc những người giao liên đang làm nhiệm vụ

    Dù họ là ai thì cũng đều hiện ra với dáng vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, rắn rỏi, một mình chống trọi với dòng nước lũ trên con thuyền độc mộc. Đây là hình ảnh đặc biệt in đậm trong kí ức của người đi xa

    - Sử dụng điệp "có thấy, có nhớ" kết hợp với câu hỏi tu từ: Tô đậm nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tâm hồn người lính

    >>>> Bức tranh chiều sương Châu Mộc đậm chất nhạc, chất họa, miêu tả sông nước miền Tây quạnh vắng mà thơ mộng trữ tình nên đã để thương để nhớ trong lòng người.

    * * *Chúc các bạn thi tốt-------------------
     
    Admin, Đôi dépLỤC TIỂU HỒNG thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười một 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. TH susii

    Bài viết:
    38
    1. Khổ 4: Vẻ đẹp bức chân dung người lính Tây Tiến (qua 4 nét vẽ: Ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hy sinh cao cả)

    [​IMG]

    " Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành"


    Chúng ta cùng nhau đi phân tích nhé!

    A, 2 câu thơ đầu: Vẻ đẹp ngoại hình của người lính "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc"

    + "Đoàn binh" không thể thay thế bằng "đoàn quân" bởi sẽ làm mất đi sự tráng trí, hào hùng

    + Cụm từ "Không mọc tóc" có nghĩa là tóc bị rụng hết do các nguyên nhân: Do bệnh sốt rét hoành hành hoặc do yêu cầu của nhiệm vụ nên các anh phải cạo trọc đầu (vệ binh đầu trọc)

    Vẽ lên một bức tranh hiện thực, thể hiện cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ của đoàn binh>>>>>> Cách nói đầy ngang tàng, ngạo nghễ, không có tóc không phải vì không có tóc mà do tóc không thèm mọc-à lạc quan, chất lính tếu táo, tinh nghịch

    "Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

    Xanh:

    · Màu da xanh xao, vàng vọt do sốt rét hoành hành, do thiếu ăn thiếu mặc, rừng thiêng, nước độc

    · Màu xanh của trang phục

    · Màu lá ngụy trang

    Nhấn mạnh gian khổ thiếu thốn của chiến trường khiến cho họ gầy gò, ốm yếu, tiều tụy

    + "dữ oai hùm" vẫn toát lên khí chất dữ dằn, oai phong lẫm liệt như chúa sơn lâm, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng không thể đánh gục ý chí của họ

    B, 2 câu tiếp: Vẻ đẹp tâm hồn

    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"


    + "Mắt trừng" Mở to, nhìn thẳng về phía trước

    + "Gửi mộng qua biên giới" : Từ đất Lào họ gửi về tổ quốc mộng lập chiến công

    + "mơ Hà Nội" : Mong nhớ về quê hương, mảnh đất hà thành hào hoa thanh lịch với bao kỉ niệm đẹp đẽ

    + "Dáng kiều thơm" : Hình ảnh người con gái hà thành trẻ trung, xinh đẹp để thương để nhớ trong lòng người lính

    È Nhớ về Hà Nội, quê hương, gia đình, người thân.. nhưng không hề ủy mị sướt mướt mà như tiếp thêm động lực, sức mạnh niềm tin để họ tiếp tục chiến đấu

    C, 2 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp lí tưởng

    "RẢi rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"


    2 câu thơ toát lên hiện thực khắc nghiệt của chiến trường

    + Đảo ngữ "rải rác"

    + Từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ

    È Đâu đâu suốt dọc đường hành quân người lính Tây Tiến bắt gặp những tấm mồ vô danh của đồng chí đồng đội đã ngã xuống

    + "đời xanh" : Ẩn dụ trẻ tuổi

    + "chẳng tiếc" : Quyết tâm lên đường không hề do dự, không hề tiếc tuổi xuân xanh, thời trai trẻ của mình, quyết tử cho Tổ Quốc

    È Cho thấy lí tưởng cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp nói chung

    D, 2 câu cuối:

    "Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành"


    + Nhân hóa "sông Mã gầm lên" cùng với từ Hán Việt

    È Thiên nhiên như cũng biết đau buồn. Hòa chung với tiếng khóc lớn của dân tộc, tấu lên khúc nhạc bi tráng, hào hùng để tiễn đưa những người lính Tây tiến về với cõi vĩnh hằng

    È Qua 4 nét vễ trên đã góp phần hoàn thiện vẻ đẹp bức chân dung người lính tây tiến trong kháng chiến chống Pháp

    Tổng kết:

    1. Nội dung: Khắc họa những kỉ niệm đẹp đẽ trên chặng đường hành quân gian khổ, vĩ đại của đoàn quân tây tiến, qua đó làm toát lên vẻ đẹp bi tráng, hào hùng nhưng cũng lãng mạn tài hoa của đoàn binh này

    2. Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực, trữ tình; sử dụng phong phú các biện pháp tu từ; giọng điệu có sựu thay đổi linh hoạt, từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm
     
    AdminĐôi dép thích bài này.
  4. TH susii

    Bài viết:
    38
    Mình bổ sung thêm khổ 5 nhé. Chúc các bạn ôn thi thật tốt

    Khổ 5: Lời thề, lời hẹn ước Tây Tiến.

    "Tây Tiến người đi không hẹn ước

    Đường lên thăm thẳm một chia phôi

    Ai lên Tây Tiến chiều xuân ấy

    Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"


    " Không hẹn ước" : Có thể hiểu theo 2 ý nghĩa sau: Không hẹn ngày trở về quê hương; hoặc không thể quay lại với quá khứ tươi đẹp ấy.

    - Từ láy "thăm thẳm" : Xa xôi, mịt mờ cả về thời gian và không gian

    2 câu cuối: Lời khẳng định

    - "
    Mùa xuân ấy" :

    + 1947: Thời điểm đoàn binh thành lập

    + Khi còn trẻ

    - "Hồn về Sầm Nứa" :

    + Để lại thể xác, linh hồn tại mảnh đất đó

    + Dù đã về xuôi nhưng họ luôn đặt cả tâm hồn, tình cảm, tuổi thanh xuân ở mảnh đất đó.

    >>>> Câu thơ giống như một lời thề, lời hẹn ước, Khẳng định tình cảm sâu nặng trước sau như một của người lính Tây Tiến.
     
    AdminĐôi dép thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...