Phân tích Tây Tiến khổ 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Đặng Katerine, 10 Tháng bảy 2021.

  1. Đặng Katerine

    Bài viết:
    199
    Phân tích tác phẩm Tây Tiến đoạn thứ 2: Doanh trại bừng lên.. Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa..

    Hình ảnh người lính Tây Tiến từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Quang Dũng cũng là một nhân tố không thể thiếu khi đã góp phần vào chủ đề này. Nếu đoạn 1 của bài thơ tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ với những con đường hành quân đầy gian khổ thì ở đoạn hay là những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây Bắc.

    Trong miền ký ức của Quang Dũng không chỉ có những ngày tháng gian khổ với đèo cao, mưa rừng, thú dữ, sương phủ mà còn có cả ánh sáng hội hè, của những đêm liên hoan tưng bừng và những buổi chiều êm ả mông lung. Đoạn thơ thứ hai được mở đầu bằng hình ảnh của người dân và người lính Tây Tiến.

    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

    Kìa em xiêm áo từ bao giờ

    Khèn lên men điệu nàng e ấp

    Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ


    Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến rất vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất thơ mộng. Từ "bừng lên" kết hợp với hình ảnh "đuốc hoa" miêu tả không khí sôi động, cả doanh trại bừng sáng lung linh ánh lửa đốt khi đêm văn nghệ bắt đầu. Tiếng reo "thì em xiêm áo từ bao giờ" thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên say mê vui sướng của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp lộng lẫy bất ngờ của các cô gái nơi rừng núi. Các cô gái chính là trung tâm, là linh hồn của đêm hội có vẻ đẹp Em thiện tình tứ mềm mại duyên dáng trong một buổi điệu đậm màu sắc "man điệu" đã thu hút lấy tâm hồn của các chàng trai Tây Tiến. Không khí của đêm liên hoan còn ngây ngất hơn bởi tiếng khèn rạo rực, réo rắt khiến cho cả con người lẫn cảnh vật như bốc men say, trở nên phong phú sinh động nhưng muốn "xây hồn thơ" lãng mạn. Đây cũng chính là tâm hồn hào hoa tinh tế của Quang Dũng. Nếu cảnh đêm hôm Liên Hoan đem cho người đọc không khí háo hức thì sông nước miền Tây lại gợi lên một cảm giác mênh mang mờ ảo.

    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

    Có thấy hôn lâu nẻo bến bờ?

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa


    Ngòi bút của Quang Dũng không chỉ tả mà chỉ gợi. Những hình ảnh "chiều sương ấy", "hồn lau", "nẻo bến bờ" "hoa đong đưa" kết hợp với cách hỏi "có thấy", "có nhớ" gửi ra khung cảnh buổi chiều sương trong ký ức. Sương mờ giăng mắc khắp không gian bến bờ lặng lẽ hoang dại trên sông xuất hiện dáng người mềm mại, uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc, những bông hoa rừng đông đưa làm duyên trong dòng nước. Cẩm Như cô hồn có sự thiêng liêng của rừng núi, đậm màu sắc cổ tích và huyền thoại. Qua những nét hư ảo trên ta thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, lãng mạn, tài hoa, vô cùng yêu mến gắn bó với mảnh đất miền Tây đó chính là tâm hồn Quang Dũng. Đồng thời ta cũng cảm nhận được tâm hồn rung động của các chiến sĩ Tây Tiến trước cái đẹp của cao Tây Bắc.

    Tám câu thơ của khổ hay đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người Tây Bắc vẻ đẹp mỹ lệ, thơ mộng trữ tình. Chất nhạc chất họa giấc mơ mộng hòa quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại tinh tế chuyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...