Mở bài: Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong 3 truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân, thể hiện số phận khổ đau bất hạnh của người dân lao động miền núi, phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của họ. Luận điểm: 1. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc - Mị là hiện thân của chế độ phong kiến miền núi Tây Bắc: + Mị là người phụ nữ có cuộc sống nghèo khổ, được gợi ra một cách ấn tượng ngay ở phần mở đầu truyện. + Mị là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi, bị tước đoạt quyền tự do, hạnh phúc cá nhân. - Mị có sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do cùng hạnh phúc mãnh liệt. - Mị còn là người có sức phản kháng mãnh liệt 2. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật A Phủ, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc - A Phủ có số phận đặc biệt, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi - A Phủ có nhiều phẩm chất tốt đẹp: + Là chàng trai sống mạnh mẽ gan góc + A Phủ là người có sức sống mãnh liệt. 3. Nghệ thuật: các em hãy tự học theo phần mà thầy cô đã dạy Kết bài: gợi ý là mở bài đi từ phần nào thì kết bài cũng tương tự như vậy để không mất thời gian suy nghĩ. Ví dụ: Tô Hoài quả thực là nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông đã sáng tác một tác phẩm mang đầy giá trị nhân văn. Và "Vợ chồng A Phủ" đã phản ánh rõ bản chất của chế độ cầm quyền cùng với đó là sự ca ngợi của tác giả đối với người dân vùng núi Tây Bắc. [ sau đó các em nêu lại vấn đều mà đề bài yêu cầu thôi]