Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân I) Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có những thành tựu nghệ thuật xuất sắc trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. - Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân rất độc đáo. Văn chương của ông là thứ văn chương tài hoa, uyên bác. Ông là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước năm 1945, ông tìm về cái đẹp xưa cũ, cái đẹp đã từng vang bóng một thời, còn sau năm 1945, ông tìm thấy vẻ đẹp trong lao động - một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc và rất đỗi gần gũi với cuộc sống con người. 2. Tác phẩm A) Hoàn cảnh ra đời - "Người lái đò sông Đà" là một tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân, được in trong tập "Sông Đà", xuất bản năm 1960. - Tùy bút "Sông Đà" là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng đầy hứng thú của nhà văn Nguyễn Tuân vào những năm 1958 - 1960 của thế kỉ trước. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao "xê dịch" của nhà văn. Ông đi để tìm kiếm cái "chất vàng" trong vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi Tây Bắc. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn tìm ra được "thứ vàng mười đã qua thử lửa" trong con người Tây Bắc. b) Lời đề từ - "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông" : Câu thơ mang cấu trúc câu cảm thán. "Tiếng hát trên dòng sông" được hiểu theo hai nét nghĩa. Đầu tiên, đó là tiếng hát của những con người ngày đêm gắn bó với dòng sông. Theo nét nghĩa thứ hai thì "tiếng hát trên dòng sông" là tiếng hát của chính tác giả Nguyễn Tuân. Ông đã bộc lộ niềm yêu, sự ngưỡng mộ với con người và thiên nhiên Tây Bắc. Thông qua câu thơ trên, cảm hứng chủ đạo của tùy bút đã được bộc lộ rõ nét. Đó là tình yêu, niềm say mê và sự ngưỡng mộ sâu sắc của một con người cả cuộc đời đều đi tìm cái đẹp. Bây giờ, khi đứng trước cái đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc, ông đã không thể kiềm chế được niềm say mê và sự ngưỡng mộ của mình. - "Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu" Hai câu thơ này đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là luôn say mê khám phá những vẻ đẹp độc đáo, phi thường của thế giới. Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân cũng thể hiện được cá tính sáng tạo độc đáo của mình. II) Phân tích đoạn trích 1. Hình tượng dòng sông Đà A) Dòng sông hung bạo - Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: Có thể xem "vách thành" là một hình ảnh ẩn dụ thú vị. Nhà văn đã gợi được sự vững trãi, thâm nghiêm, bí ẩn và hàm chứa biết bao nhiêu sức mạng đầy đe dọa qua hình ảnh này. Tác giả sử dụng một số chi tiết có vẻ như là bâng quơ hay ngẫu nhiên nhưng chính là một cách miêu tả gián tiếp, tài tình độ cao của vách đó cũng như độ hẹp của lòng sông. Độ hẹp của sông Đà tiếp tục được nhà văn miêu tả một cách thật tài hoa: "Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu". Nhà văn đã miêu tả sự vật thông qua cảm giác, tạo ấn tượng sâu đạm cho người đọc. Ông đã tạo ra ấn tượng tương phản về xúc giác: "Mùa hè mà lại cảm thấy lạnh". Còn ấn tượng về thị giác là "một khung cửa sổ nào trên tầng thứ mấy này vừa tắt phụt điện", tạo một cảm giác chới với của thị giác. - Cảnh ghềnh Hát Lóong: Đó là một cảnh tượng đầy dữ dội: "Hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió..". Ở câu văn này, rất nhiều những thanh sắc đã gợi ra cái độ cao của sóng gió như vút cao trên mặt ghềnh Hát Lóong. Thêm vào đó là điệp cấu trúc và điệp từ nối các vế câu. Ngoài ra, động từ "xô" là một động từ mạnh đã gợi ra sức mạnh khủng khiếp của sóng, gió thiên nhiên trên mặt ghềnh Hát Lóong. Từ láy "gùn ghè" khiến con sông Đà trở nên vừa lì lợm, thách đó, vừa như hầm hè, đe dọa. Cách so sánh sóng gió của mặt ghềnh Hát Lóong như "đòi nợ xuýt", một so sánh nhân hóa khiến cho dòng sông Đà trở nên đe dọa và hung hãn hơn. - Hình ảnh hút nước trên mặt sông: Nguyễn Tuân đã sử dụng một loại những so sánh sống động và ấn tượng làm hiện ra hình ảnh của dòng sông, của những hút nước trên mặt sông. Hình ảnh của giếng bê tông đang xoáy tít. Có khi nhà văn còn sử dụng những so sánh làm hiện ra âm thanh của hút nước như cửa cống cái bị sặc. Bên cạnh đó, nhà năn còn sử dụng biện pháp nhân hóa. Theo đó, nước trong hút nước sông Đà thông qua cửa cống cái bị sặc này không còn vô tri nữa mà biết thở, biết kêu. Các so sánh của Nguyễn Tuân còn đồng thời làm hiện ra hình ảnh và âm thanh. Nhà văn đã tưởng tượng ra mặt nước 0 nơi có cái hút nước ấy giống như mặt nước bị rót dầu sôi. Nhà văn đã không dừng lại ở những thủ pháp so sánh hay nhân hóa, ông còn là bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ. Nguyễn Tuân sử dụng một loại các từ láy tượng thanh như "ặc ặc" và cách từ láy tượng hình như "lừ lừ". Để miêu tả sự vật thông qua cảm giác, ông đã đem đến phép liên tưởng so sánh. Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn tưởng tượng, hình dung ra những con thuyền, bè gỗ không may mắn bị hút nước lôi tuột xuống, phá tan tành làm đậm thêm cảm giác hãi hùng cho người đọc khi họ hình dung ra sức mạnh ghê gớm của hút nước. Không dừng lại trong liên tưởng, tưởng tượng, nhà văn còn tạo ra một giả tưởng ly kỳ để dẫn dụ người đọc đến tận đáy hút nước. - Thác đá sông Đà: Khi thác đá ở xa, Nguyên Tuân đã sử dụng một số từ ngữ miêu tả cảm xúc, thái độ của con người để miêu tả âm thanh của tiếng nước thác nơi xa. Bản thân cách miêu tả này cũng hàm chứa nghệ thuật nhân hóa: "Còn xa lắm mới đến thác thì đã nghe thấy như oán trách.. van xin.. khiêu khích.. giọng gằn mà chế nhạo". Và cũng chính sắc thái nhân hóa này khiến cho sông Đà trở nên hung hãn hơn, đe dọa con người hơn. Trình tự âm thanh tăng dần, âm lượng và cảm xúc trong mỗi một từ ngữ miêu tả trên đều đem đến một cảm giác tăng dần lên. Có thể thấy, nhà văn đã tái hiện tài hoa và tinh tế vô cùng cái khoảng cách ngắn dần giữa nhà văn và dòng sông. Nguyễn Tuân đã miêu tả âm thanh của tiếng nước thác bằng những so sánh kỳ thú. Trong câu văn dài thứ nhất, đầy ắp những hình ảnh dữ dội "thế rồi nó rống lên.. như hàng ngàn con trâu mộng.. lửa.. gầm thét.. da cháy bùng bùng". Đây là cách so sánh vật hóa, nhà văn đã tạo ra những bình diện tương phản để so sánh. Ông dùng tiếng lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, lấy hình ảnh một đàn trâu da cháy bùng bùng để gợi ra âm thanh tiếng nước tác. Sau tiếng reo thích thú "A tới rồi", nhà văn đã có một câu văn khá tài hoa để miêu tả sự hùng vĩ, choáng ngợp của thác đá sông Đà khi tới gần. Ông đã miêu tả "sóng bọt.. trắng xóa cả một chân trời đá" và sự miêu tả này cũng đem đến cho ta một cảm giác rằng thác đã ấy hùng vĩ, lớn lao đến choáng ngợp. Nhà năn đã sử dụng nghê thuật nhân hóa trong câu văn "đá ở đây.. nghìn năm mai phục và khi có một con thuyền nào xuất hiện.. đá nhổm cả dậy.. vồ lấy thuyền". Hình ảnh "nghìn năm mai phục" đã gợi đến cái bí ẩn đầy hiểm ác vĩnh hằng của thác đá. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt cách thuật ngữ của ngành quân sự, thể thao, võ thuật để miêu tả cả hình ảnh, âm thanh, hoạt động của thác đá sông Đà. Nhà văn miêu tả diện mạo, hình dáng của đá sông Đà qua những góc nhìn khác nhau. Ông miêu tả qua một loạt các từ láy tượng hình, dùng từ ngữ chỉ thái đọ, cảm xúc, hành động mà qua đó người đọc hình dung ra được diện mạo của hòn đá. Thông qua các hình ảnh như "dụ thuyền đối phương", "dàn sẵn trận địa", "bày thạch trận trên dòng sông", nhà văn đã gợi ra tâm địa hiểm ác của dòng sông Đà khi các sức mạnh thiên nhiên như sóng, gió, đá, nước sông Đà hòa với nhau đưa con thuyền và con người vào các tình huống nguy hiểm nhất để tấn công nó, tiêu diệt nó. Nhà năn đã sử dụng một loạt các nghệ thuật nhân hóa, từ láy, từ ngữ đặc sắc miêu tả hoạt động, thái độ, cảm xúc của con người và nhà văn cũng đã làm hiện lên phần khủng khiếp nhất của dòng sông Đà là thác đá dòng sông. Đá sông Đà không vô tri mà hiểm ác, không hề bất động mà hoạt động. - Cảm xúc của nhà văn: Nguyễn Tuân là nhà văn của các cảm giác mạnh, những cảnh trí phi thường như núi cao, vực sâu, gió bão, thách ghềnh dữ dội. Ông không giấu niềm say mê, phấn khích cao đọ khi miêu tả thác nước sông Đà. Khi miêu tả sông Đà nơi hạ nguồn "Dòng sông quãng này hững hờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi đã để lại trên thượng nguồn Tây Bắc", nhà văn đã đồng thời cho thấy tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ thương xao xuyến của bản thân khi ở hạ nguồn sông Đà rồi mà vẫn không thôi nhớ, tiếc, bâng khuâng hướng về thượng nguồn Tây Bắc. Với dòng sông Đà hung bạo, kẻ thù số một của con người, con thủy quái với cả diện mạo và tâm địa nơi thượng nguồn, ta thấy được sự hung hãn, hiểm ác với sóng, gió, đá, ghềnh, hút nước. Bên cạnh đó, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, ta còn thấy được nó hiện lên như một công trình mỹ thuật kỳ vĩ, tuyệt vời của tạo hóa.
b) Dòng sông trữ tình - Hình ảnh "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình.. ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân" đã gợi ra một con sông trái ngược với những gì được miêu tả ở đoạn trước - thật dịu dàng và đằm thắm. Câu văn trên là một câu văn dài với duy nhất một dấu ngắt, đã gợi ra độ dài miên man, độ liền mạch bất tận của dòng sông. Như vậy, độ dài của dòng sông, độ liền mạch bất tận của dòng sông như nối liền giữa trời, mây và sông nước. Nó đã tạo ra một bức tranh "sơn thủy hữu tình" tuyệt đẹp. Câu văn chứa nhiều thanh bằng và chính những thanh bằng liên tiếp, dày đặc trong câu văn đã gợi ra sự êm đềm, hiền dịu, lắng đọng vô cùng của dòng sông. Hình ảnh "áng tóc trữ tình" đã gợi ra vẻ đẹp mềm mại, hiền hòa, duyên dáng và nữ tính của dòng sông, nhưng cũng không hề làm mất đi sự hùng vĩ, lớn lao vốn có của nó. Khi trôi chảy giữa mây trời Tây Bắc, sông Đà như nhận vào toàn bộ cái vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của mây trời. Bên cạnh đó, còn có vẻ đẹp rực rỡ và đầy sức xuân. Hình ảnh về sông Đà trôi chảy giữa những "làn khói của núi Mèo đốt nương xuân" giúp ta thấy được thêm một vẻ đẹp gần gũi, thân yêu ấm áp vô cùng của dòng sông và cuộc sống của những người dân lao động. - Màu sắc của dòng sông: Vào mùa xuân, nhà văn đã miêu tả nước sông Đà "xanh màu xanh ngọc bích". Với sự so sánh này, ta có thể thấy sự trong sáng, êm đềm và bình lặng của dòng sông xanh trong mùa xuân. Thêm vào đó, nhà văn đã có một câu văn so sánh đặc sắc: "Sông Đà không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm và sông Lô", đây là một đặc điểm rất quen thuộc của nhà văn thị tài và cũng cho thấy sự thiên vị của niềm yêu mà Nguyễn Tuân dành cho sông Đà. Vào mùa thu, nước sông Đà lại "lừ lừ chín đỏ". Quan từ láy "lừ lừ" và từ ghép "chín đỏ", ta có thể cảm nhận được màu sắc của dòng sông đỏ nặng phù sa và dòng chảy của nó cũng thấp thoáng đâu đó một mối đe dọa nào đó. Sự đe dọa này càng hiện hữu rõ hơn trong câu so sánh "nước sông Đà như mặt người bâm đi vì rượu". Cái sự hung bạo của dòng sông Đà dù đã gửi gần như hầu hết ở thượng nguồn Tây Bắc nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó trong liên tưởng của nhà văn. - Dòng sông gợi cảm: Nhà văn đã tạo ra một tình huống "xa lâu ngày.. đi rừng thèm chỗ thoáng" và chính cái tình huống này đã dẫn đến một khát khao muốn được sống giữa không gian mênh mông, được gặp lại sông Đà. Nhà văn đã sử dụng một loạt các phương tiện nghệ thuật để miêu tả ra cái gợi cảm của dòng sông. Đầu tiên là nghệ thuật so sánh: "Nhìn dòng sông thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy". Câu văn đã miêu tả mặt sông theo cái chia cắt của vòm cây, kẽ lá mà hình dung trẻ con đang chiếu gương như một trò chơi ú tim thuở còn bé. Nó đem đến cho ta một cảm giác rằng nhà văn dù chưa nhìn thấy dòng sông nhưng đã say mê, đã khát khao qua cái bồn chồn, hối hả vô cùng của tâm trạng con người. Sự gợi cảm của sông Đà tiếp tục được thể hiện qua cái liên tưởng phảng phất phong vị của Đường thi cổ điển. Liên tưởng này lại càng phù hợp hơn khi nhà văn có một câu so sánh nhân hóa: "Dòng sông như một cố nhân". Nguyễn Tuân miêu tả bãi bờ của sông bằng một câu văn chỉ có chủ ngữ là "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà". Các điệp ngữ "sông Đà" được lặp đi lặp lại ba lần trong một câu văn không dài đã tạo lên hai ấn tượng. Đầu tiên là gợi lên cái trùng điệp, mênh mang, phóng khoáng của bờ bãi sông Đà. Thứ hai, nó còn nhịp lên niềm say mê, phấn khích của thi nhân. Ngoài ra, câu văn trên cũng không có từ miêu tả. Nó đã cho thấy tâm trạng say đắm đến cao độ khi nhà văn như òa mình vào với dòng sông chứa chan đầy cảm xúc. Sự gợi cảm của dòng sông Đà tiếp tục được Nguyễn Tuân miêu tả một cách trực tiếp hơn, cụ thể và ấn tượng hơn qua việc so sánh "chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm", "vui như nối lại chiêm bao đứt quãng" và "đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân". Qua so sánh thứ nhất, ta thấy được cảm giác lâng lâng, sảng khoái khi đứng trước dòng sông Đà trong sáng và mỏng manh vô cùng. Còn với so sánh thứ hai, ta nhận thấy được sự hi hữu nhưng cũng quý giá vô cùng. So sánh thứ ba lại như tô đậm hơn sự gợi cảm của con sông Đà. - Dòng sông lặng tờ hoang dại: Thông qua một câu văn với tất cả những thanh bằng: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà", ta cảm thấy con thuyền như đưa cả nhà văn, người đọc vào cõi mộng, gợi cảm giác hết sức êm đềm. Sau đó, nhà văn có một câu văn mang tính chất khẳng định về sự lặng tờ của dòng sông: "Con sông Đà lặng tờ.. hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê con sông này cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi". Câu văn đã gợi ra hình ảnh một không gian êm đềm, tĩnh lặng trong thời gian gần như ngưng đọng. Sự lặng tờ, hoang dại của dòng sông tiếp tục được nhà văn miêu tả thông qua các hình ảnh so sánh: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử" hay "dòng sông hồn nhiên như một niềm cổ tích cổ xưa". Trong hai so sánh đặc biệt này của nhà văn Nguyễn Tuân, so sánh mà không nhằm cụ thể hóa đối tượng được so sánh, mà thậm chí còn đẩy dòng sông xa xăm hơn, mở hồ hơn trong thế gời hồng hoang của loài người, trong nỗi niềm cổ tích mơ hồ, huyền ảo mà do chính con người tạo ra. Để làm rõ hơn cái lặng tờ của dòng sông, nhà văn tiếp tục sử dụng những hình ảnh và âm thanh đặc biệt nhất. Ông đã đưa ra những hình ảnh rất mong manh, nhỏ bé và thuần khiết trên bờ bãi sông Đà ở nơi đây. Âm thanh thì khẽ khàng và dịu nhẹ vô cùng. Ông đã sử dụng một hình ảnh đặc biệt: "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?", đó là kết quả của ảo giác. Bản thân hình ảnh một con vật lành đã đem đến cho ta cảm nhận về một thế giới an lành, rồi con vật ấy lại biết nói tiếng người. Tất cả đã làm đậm thêm cảm giác về thế gới cổ tích, huyền hoặc không có thật, thế giới chỉ có trong ảo giác. - Cái tôi trữ tình của nhà văn: Qua những lời kể say sưa "tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân, tôi đã bay qua đám mây mùa xuân" và những lời cảm thán thật nồng nàn "Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.. Chao ôi, thấy thèm được giật mình..", ta thấy được một Nguyễn Tuân dạt dào đam mê, đầy xúc cảm với đối tượng trữ tình, với sông Đà như một cố nhân, như một tình nhân. Chính đối tượng ấy đã khiến cho Nguyễn Tuân - một nhà văn tài hoa và uyên bác trở thành một thi nhân với niềm khát khao mãnh liệt được đề thơ vào sông nước.
b) Dòng sông trữ tình - Hình ảnh "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình.. ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân" đã gợi ra một con sông trái ngược với những gì được miêu tả ở đoạn trước - thật dịu dàng và đằm thắm. Câu văn trên là một câu văn dài với duy nhất một dấu ngắt, đã gợi ra độ dài miên man, độ liền mạch bất tận của dòng sông. Như vậy, độ dài của dòng sông, độ liền mạch bất tận của dòng sông như nối liền giữa trời, mây và sông nước. Nó đã tạo ra một bức tranh "sơn thủy hữu tình" tuyệt đẹp. Câu văn chứa nhiều thanh bằng và chính những thanh bằng liên tiếp, dày đặc trong câu văn đã gợi ra sự êm đềm, hiền dịu, lắng đọng vô cùng của dòng sông. Hình ảnh "áng tóc trữ tình" đã gợi ra vẻ đẹp mềm mại, hiền hòa, duyên dáng và nữ tính của dòng sông, nhưng cũng không hề làm mất đi sự hùng vĩ, lớn lao vốn có của nó. Khi trôi chảy giữa mây trời Tây Bắc, sông Đà như nhận vào toàn bộ cái vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của mây trời. Bên cạnh đó, còn có vẻ đẹp rực rỡ và đầy sức xuân. Hình ảnh về sông Đà trôi chảy giữa những "làn khói của núi Mèo đốt nương xuân" giúp ta thấy được thêm một vẻ đẹp gần gũi, thân yêu ấm áp vô cùng của dòng sông và cuộc sống của những người dân lao động. - Màu sắc của dòng sông: Vào mùa xuân, nhà văn đã miêu tả nước sông Đà "xanh màu xanh ngọc bích". Với sự so sánh này, ta có thể thấy sự trong sáng, êm đềm và bình lặng của dòng sông xanh trong mùa xuân. Thêm vào đó, nhà văn đã có một câu văn so sánh đặc sắc: "Sông Đà không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm và sông Lô", đây là một đặc điểm rất quen thuộc của nhà văn thị tài và cũng cho thấy sự thiên vị của niềm yêu mà Nguyễn Tuân dành cho sông Đà. Vào mùa thu, nước sông Đà lại "lừ lừ chín đỏ". Quan từ láy "lừ lừ" và từ ghép "chín đỏ", ta có thể cảm nhận được màu sắc của dòng sông đỏ nặng phù sa và dòng chảy của nó cũng thấp thoáng đâu đó một mối đe dọa nào đó. Sự đe dọa này càng hiện hữu rõ hơn trong câu so sánh "nước sông Đà như mặt người bâm đi vì rượu". Cái sự hung bạo của dòng sông Đà dù đã gửi gần như hầu hết ở thượng nguồn Tây Bắc nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó trong liên tưởng của nhà văn. - Dòng sông gợi cảm: Nhà văn đã tạo ra một tình huống "xa lâu ngày.. đi rừng thèm chỗ thoáng" và chính cái tình huống này đã dẫn đến một khát khao muốn được sống giữa không gian mênh mông, được gặp lại sông Đà. Nhà văn đã sử dụng một loạt các phương tiện nghệ thuật để miêu tả ra cái gợi cảm của dòng sông. Đầu tiên là nghệ thuật so sánh: "Nhìn dòng sông thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy". Câu văn đã miêu tả mặt sông theo cái chia cắt của vòm cây, kẽ lá mà hình dung trẻ con đang chiếu gương như một trò chơi ú tim thuở còn bé. Nó đem đến cho ta một cảm giác rằng nhà văn dù chưa nhìn thấy dòng sông nhưng đã say mê, đã khát khao qua cái bồn chồn, hối hả vô cùng của tâm trạng con người. Sự gợi cảm của sông Đà tiếp tục được thể hiện qua cái liên tưởng phảng phất phong vị của Đường thi cổ điển. Liên tưởng này lại càng phù hợp hơn khi nhà văn có một câu so sánh nhân hóa: "Dòng sông như một cố nhân". Nguyễn Tuân miêu tả bãi bờ của sông bằng một câu văn chỉ có chủ ngữ là "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà". Các điệp ngữ "sông Đà" được lặp đi lặp lại ba lần trong một câu văn không dài đã tạo lên hai ấn tượng. Đầu tiên là gợi lên cái trùng điệp, mênh mang, phóng khoáng của bờ bãi sông Đà. Thứ hai, nó còn nhịp lên niềm say mê, phấn khích của thi nhân. Ngoài ra, câu văn trên cũng không có từ miêu tả. Nó đã cho thấy tâm trạng say đắm đến cao độ khi nhà văn như òa mình vào với dòng sông chứa chan đầy cảm xúc. Sự gợi cảm của dòng sông Đà tiếp tục được Nguyễn Tuân miêu tả một cách trực tiếp hơn, cụ thể và ấn tượng hơn qua việc so sánh "chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm", "vui như nối lại chiêm bao đứt quãng" và "đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân". Qua so sánh thứ nhất, ta thấy được cảm giác lâng lâng, sảng khoái khi đứng trước dòng sông Đà trong sáng và mỏng manh vô cùng. Còn với so sánh thứ hai, ta nhận thấy được sự hi hữu nhưng cũng quý giá vô cùng. So sánh thứ ba lại như tô đậm hơn sự gợi cảm của con sông Đà. - Dòng sông lặng tờ hoang dại: Thông qua một câu văn với tất cả những thanh bằng: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà", ta cảm thấy con thuyền như đưa cả nhà văn, người đọc vào cõi mộng, gợi cảm giác hết sức êm đềm. Sau đó, nhà văn có một câu văn mang tính chất khẳng định về sự lặng tờ của dòng sông: "Con sông Đà lặng tờ.. hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê con sông này cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi". Câu văn đã gợi ra hình ảnh một không gian êm đềm, tĩnh lặng trong thời gian gần như ngưng đọng. Sự lặng tờ, hoang dại của dòng sông tiếp tục được nhà văn miêu tả thông qua các hình ảnh so sánh: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử" hay "dòng sông hồn nhiên như một niềm cổ tích cổ xưa". Trong hai so sánh đặc biệt này của nhà văn Nguyễn Tuân, so sánh mà không nhằm cụ thể hóa đối tượng được so sánh, mà thậm chí còn đẩy dòng sông xa xăm hơn, mở hồ hơn trong thế giới hồng hoang của loài người, trong nỗi niềm cổ tích mơ hồ, huyền ảo mà do chính con người tạo ra. Để làm rõ hơn cái lặng tờ của dòng sông, nhà văn tiếp tục sử dụng những hình ảnh và âm thanh đặc biệt nhất. Ông đã đưa ra những hình ảnh rất mong manh, nhỏ bé và thuần khiết trên bờ bãi sông Đà ở nơi đây. Âm thanh thì khẽ khàng và dịu nhẹ vô cùng. Ông đã sử dụng một hình ảnh đặc biệt: "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?", đó là kết quả của ảo giác. Bản thân hình ảnh một con vật lành đã đem đến cho ta cảm nhận về một thế giới an lành, rồi con vật ấy lại biết nói tiếng người. Tất cả đã làm đậm thêm cảm giác về thế gới cổ tích, huyền hoặc không có thật, thế giới chỉ có trong ảo giác. - Cái tôi trữ tình của nhà văn: Qua những lời kể say sưa "tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân, tôi đã bay qua đám mây mùa xuân" và những lời cảm thán thật nồng nàn "Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.. Chao ôi, thấy thèm được giật mình..", ta thấy được một Nguyễn Tuân dạt dào đam mê, đầy xúc cảm với đối tượng trữ tình, với sông Đà như một cố nhân, như một tình nhân. Chính đối tượng ấy đã khiến cho Nguyễn Tuân - một nhà văn tài hoa và uyên bác trở thành một thi nhân với niềm khát khao mãnh liệt được đề thơ vào sông nước.
2. Người lái đò sông Đà A) Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và tình huống để nhân vật bộc lộ tài năng Nhà văn đã tạo dựng nên một nền thiên nhiên kỳ vĩ, dữ dội và thật hùng tráng cho sự xuất hiện của người anh hùng sông nước. Đó là một không gian của thác ghềnh hiểm trở, hút nước cuồn cuộn, vách đá dựng đứng, của sóng, của nước và thác đá sông Đà. Nhà văn đã đặt nhân vật vào một cuộc vượt thác, mà cuộc vượt thác này giống như một cuộc thủy chiến trên sông. Hình ảnh sông Đà nơi thượng nguồn hiện lên với tất cả sức mạnh khủng khiếp nhất. Nhà văn đã sử dụng những thuật ngữ của quân sự, võ thuật, thể thao.. và hệ thống những thuật ngữ này khiến sông Đà không còn là một dòng sông vô tri nữa. Tác giả cũng sử dụng một loạt các từ láy mang sắc thái tượng hình, biểu cảm rất đặc sắc để làm hiện lên những dữ dằn của thác đá sông Đà. Tác giả cũng sử dụng những động từ, đặt chúng vào những nhịp câu ngắn, nhanh, dồn dập và tất cả đã hòa vào trong thủ pháp nhân hóa, vật hóa, thần linh hóa. Xảo quyệt và ác hiểm hơn nữa, sông Đà dường như thông hiểu binh pháp bố trận, còn biết "dàn sẵn trận địa, bày thạch trận". b) Vẻ đẹp tài hoa, trí dũng của người lái đò Vẻ đẹp tài hoa, trí dũng của người lái đò được thể hiện qua cuộc vượt thác sông Đà, mà cuộc vượt thác này giống như một trận thủy chiến. Ở vòng vây thứ nhất, Nguyễn Tuân miêu tả nỗi đau đớn của ông đò một cách cực kỳ tài hoa qua hai thủ pháp nghệ thuật. Thứ nhất, ông sử dụng một từ ngữ rất độc đáo: "Mặt ông đò méo bệch đi". Thứ hai, nỗi đau đớn của ông đò được miêu tả trong một cảm nhận, một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với cảm giác của cả xúc giác, thị giác: "Trong tích tắc, mặt sông lòa sáng như một cửa bể đom đón rừng, ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng". Chính nỗi đau này như một nghệ thuật đòn bẩy để làm rõ hơn bản lĩnh của ông đò. Chữ "dũng" chính là bản lĩnh, là sức mạnh tinh thần của người lái đò. Bản lĩnh của người lái đò được thể hiện trong sự bình tĩnh điều khiển, tiếng hô chỉ huy ngắn gọn của ông đò khi vượt qua vòng vây thứ nhất. Ở vòng vây thứ hai, người lái đò thể hiện trí tuệ thông qua những kinh nghiệp khi thuộc quy luật của thần sông thần đá và trí nhớ siêu phàm khi nhớ mặt từng bọn thủy quân của cửa ải trước. Người lái đò còn huy động những sức mạnh và bản lĩnh của một vị dũng tướng tài ba trên cửa ải sông nước. Những động tác lái thuyền uyển chuyển, tài hoa đến mức điêu luyện đã giúp ông đò lái miết một đường. Khi kết hợp sức mạnh, trí tuệ và tài lái đò, chúng ta thấy được bản lĩnh của một tay lái tài hoa với những biến pháp kỳ diệu. Ở vòng vây thứ ba, Nguyễn Tuân sử dũng hình ảnh ẩn dụ tài hoa về công đá: "Cánh mở, cánh khép". Nhiệm vụ của ông đò là phải phóng thẳng vào cửa sinh nhưng trong khoảnh khắc đó cánh cổng đá mở. Ông đò được hiện lên trong hình ảnh con thuyền được nhà văn miêu tả bằng một câu văn ngắn, kết hợp những danh từ, động từ: "Vút, vút", "cửa ngoài", "cửa trong".. Một so sánh nữa đặc biệt tài hoa được tác giả đưa ra là so sánh con thuyền của ông đò như một mũi tên tre mà xuyên qua làn hơi nước. Đến với vòng vây thứ ba, tổng hợp những tài hoa, trí dũng rồi những sức mạnh từ tinh thần đến thể lực của người lái đò đều được huy động tối đa nhất. c) Nhận xét Người lái đò đã thể hiện được vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ và trí dũng phi thường. Ta thấy được sự bình thản của những người lái đò khi họ bình thản nướng ống cơm lam, không bàn tán về trận thủy chiến vừa trải qua. Ta cảm phục hơn khi tôn họ là những người anh hùng sông nước. Qua "Người lái đò sông Đà", ta thấy được phong cách nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn Nguyễn Tuân với sự tài hoa, uyên bác. Đây cũng là đoạn văn thể hiện rõ nhất cái thiên hướng của nhà văn. Đó là luôn miêu tả, quan sát, khen chê con người ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Và qua đó, ta thấy được quan niệm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ của Nguyễn Tuân sau năm 1945. Nếu như trước năm 1945, ông chỉ theo đuổi vẻ đẹp xuất chúng nhưng lẻ loi, lạc lõng trong cuộc sống đời thường, thì sau năm 1945, ông lại có một quan niệm khác, đó là chỉ cần giỏi giang, điêu luyện trong nghệ nghiệp của mình thì đều có thể trở thành nghệ sĩ. Những vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ này lại rất bình dị trong cuộc sống đời thường.