Phân tích sâu câu thơ đêm mơ hà nội dáng kiều thơm - Tây tiến văn 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyên Anh 2228, 16 Tháng bảy 2022.

  1. Nguyên Anh 2228

    Bài viết:
    3
    2k4-er đây là câu thơ rất hay, đặc biệt của bài thơ Tây Tiến và đây là nội dung phân tích câu thơ một cách sâu sắc, đầy đủ, chi tiết mà mình được học

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Trong hành trang lên đường lên đường chiến đấu của người lính Tây Tiến không chỉ có mộng mà còn có mơ. Đó là bởi những anh bộ đội cụ Hồ có nguồn gốc xuất thân từ nhiều ngả đường của tổ quốc. Nên khi ra đi, quê hương chính là một phần máu thịt mang theo trong tâm hồn họ. Đó là tình yêu, nỗi nhớ quê hương của người lính trong bài Đồng Chí của Chính Hữu đến từ những miền quê nghèo, là người nông dân lao động một nắng hai sương, cày sâu quốc bẫm:

    Quê hương anh nước mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

    Anh với tôi đôi người xa lạ

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau..

    Họ bỏ lại đằng sau quê hương, nơi ấy có giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Đi sâu vào cuộc đấu tranh trường kì, gian khổ, từ trong sâu thẳm các anh bộ đội cụ Hồ thường nhớ về quê nhà. Nỗi nhớ về quê hương là một thứ thơ quen thuộc. Nếu người lính xuất thân từ nông dân, từ làng quê thì nỗi nhớ của họ chân chất, mang mùi lúa gạo, ta nhớ đến tứ thơ hay trong bài thơ Nhớ - Hồng Nguyên:

    Ba năm rồi gửi lại quê hương

    Mái lều gianh tiếng mõ đêm trường

    Luống cầy đất đỏ, ít người vợ trẻ

    Mòn chân bên cối gạo canh khuya..

    Còn những người lính TT, nguồn gốc xuất thân của họ là những trí thức Hà thành. Hai tiếng Hà Nội vang lên đầy tự hào, vẻ vang. Hà Nội là quê hương, là nơi họ sinh ra, lớn lên, học tập, nơi đã ghi dấu cả một thời kỉ niệm của họ; Hà Nội là thủ đô, là trái tim hồng, là mảnh đất ngàn năm văn hiến, ai đi xa đều mang một nỗi nhớ đong đầy:

    Từ độ mang gươm đi mở cỗi

    Nhớ Nam thương nhớ đất Thăng Long

    Tâm hồn những chàng lính trẻ đã thấm nhuần áng văn chương cổ, họ xếp bút non nghiêng lên đường vì nghĩa lớn. Họ bỏ lại đằng sau quê hương, họ bỏ lại sau lưng một Hà thành mỹ lệ, đầy nắng và gió. Đó là dáng người ra đi một thời, những người theo nghiệp binh được lột tả trong những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước:

    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

    Những phố dài xao xác hơi may

    Người ra đi đầu không ngoảnh lại

    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

    Sau những chặng đường hành quân vất vả, sau những cuộc chiến cam go, người lính trẻ vẫn giành một góc lòng sâu thẳm cho nỗi nhớ nhung, hướng về Hà Nội. Những đêm không ngủ, người lính hướng ánh mắt nhìn về phía Hà thành- nơi cất giữ bao kỉ niệm một thời sinh viên, tuổi trẻ của họ. Nhớ về Hà thành mĩ lệ, họ xem Hà nội như một dáng kiều thơm, điều này hoàn toàn hợp lí.'Dáng kiều thơm' là hình ảnh ước lệ đầy chất lãng mạn, ta thấy ở đó thấp thoáng hình ảnh những người con gái, thiếu nữ xinh đẹp, thướt tha, yêu kiều, duyên dáng, thanh lịch của mảnh đất hà thành xuất hiện trong giấc mơ của những người lính trẻ. Họ có thể là người mẹ, người yêu, người vợ, người bạn, người em gái đất Hà thành. Những con người mà không hề qá khi Nguyễn Khải ca ngợi họ là 'hạt bụi vàng', làm nên vẻ đẹp lung linh, làm nên bản sắc đậm cả cổ kính của đất kinh kì. Bởi:

    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

    Dẫu khong thanh lịch cũng người Tràng An

    Những giấc mơ mang hình 'dáng kiều thơm' ấy đã mang lại động lực cho người lính vượt lên những khó khăn gian khổ, thúc giục họ tiến lên phía trước và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt bom đạn trở về

    Em ơi đợi anh, anh sẽ về

    Dù mưa rơi dầm dề

    Dù ngày dài tái tê

    Thì em oi, cứ đợi

    Đợi anh về - Simonov.

    Vũ Quân phương từng nhận xét rằng: "Hai câu thơ như chứa đựng cả hai thế giới". Tại sao vậy? Đó là bởi sự tương đồng trong hai nét nghia 'mộng' và 'mơ', sự tương phản của hai thế giới nghia chung và tình riêng đã cùng nhau làm nên vẻ đẹp toàn vẹn cho tâm hồn người lính: Họ không chỉ có lí tưởng cao cả, ý chí kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì nghia lớn mà còn là những chàng trai lãng mạn, mộng mơ có trái tim chan chứa tình yêu thương.

    Trở lại câu thơ của Quang Dũng, câu thơ "đêm mơ hà nội dáng kiều thơm" nói về sự lãng mạn của người Hà thành, cái lãng đó được thể hiện trong tuổi trẻ và cũng là cái lãng mạn của cả thế hệ ấy. Họ còn trẻ, là thanh niên, sinh viên, học sinh và xuất thân từ Hà Nội cho nên họ mơ về thành, mơ về những 'dáng kiều thơm' Hà thành, điều này là hoàn toàn hợp lí và không có gì quá đặc biệt. Không đặc biệt với cách suy nghĩ nhưng lại đặc biệt khi đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ. Chính vì thế, lúc bấy giờ, câu thơ này được đánh giá, phê phán là mang tính chất tiểu tư sản, là 'mộng rớt tiểu tư sản', quá lãng mạn, quá xa lạ, một trong những thứ thời kì kháng chiến cấm kị, cấm nhắc đến, không được lãng mạn kiểu tư sản như vậy mà phải cống hiến, hy sinh, gian khổ chồng chất. Đúng là quan niệm văn học lúc bấy giờ chỉ lấy niềm vui làm hào khí diệt thù. Điều ấy đúng, nhưng chưa đủ. Bỏi thơ ca phải chia sẻ được những cung bậc cảm xúc của con ngừi. Thơ QD vừa có đau vừa có mộng. Mộng mơ cũng là một sức mạnh để người lính chiến đấu và chiến thắng

    Trải dài xuyên suốt bài thơ đều thấp thoáng bóng hình người đẹp, thể hiện khát khao đơn thuần của những người lính về tình yêu đôi lứa Người lính nhớ về dáng kiều thơm là để tin yêu, thêm sức mạnh và nghị lực chứ không phải làm thoái chí nản lòng. Tình yêu thương là động cơ đẹp đẽ để họ ra đi chiến đấu; còn lí tưởng CM lại khiến tình yêu thương thêm cao cả, lớn lao Đó là nét khắc họa vô cùng chan thực và cảm động về cả một thế hệ người VN sẵn lòng gạt đi tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn. Đây cũng là điều mà nhà thơ Ng Đình Thi trong Đất Nước đã viết:

    Những đêm dài hành quân nung nấu

    Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

    Như vậy, câu thơ của QD thực sự mang vẻ đẹp, chứa đựng vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của người lính. Ấy vậy mà câu thơ đẹp một cách lãng mạn này lại phải trải qua 'gió dập sóng dồi' và bài thơ cũng vắng bóng nhà trường gần 40 năm trời. Khoảng thời gian này không ít lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên biết bao nhiêu sự kiện, vấn đề nhưng thời gian cũng phải bất lực, chịu thua trước vẻ đẹp của một thi phẩm nghệ thuật, càng đi vào lớp bụi thời "Tây Tiến" - QD lại càng ngời lên những vẻ đẹp.
     
    AdminAntaniki thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...