Đề tài viết về mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong thơ ca ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về mùa thu, song mỗi bài thơ lại có cách cảm nhận rất riêng. Với Nguyễn Khuyến thu về là "ao thu lạnh lẽo, nước trong veo". Với Xuân Diệu là "dáng liễu buồn – là áo mơ phai". Còn với Hữu Thỉnh, thu về được gợi tả bằng những chuyển mình đầy tinh tế: "Từ cuối hạ sang đầu thu". Đồng thời, nói lên sự xúc động của dòng người trong khoảng khắc giao mùa. Mùa thu đi vào trong thơ ca rất nhiều, rất đỗi quen thuộc, nhưng có lẽ thu trong thơ của Hữu Thỉnh để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó phai mờ. Trước sự cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời, thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình nhưng lại trở nên tuyệt đẹp: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" Khổ thơ đầu bài thơ: "Sang thu" là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ khi chợt nhận ra dấu hiệu thu về, một khoảng khắc giao mùa tuyệt đẹp nhưng còn mong manh, mơ hồ. Thu đến với đất trời, với lòng người đột ngột, bất ngờ, như chẳng hẹn trước "Bỗng". Tín hiệu thu về không phải bắt đầu từ hình ảnh những cây ngô đồng, từ mùi hoa sữa, hay lá vàng rụng xào xạc. Mà ở đây thu về được khoác trên mình một chiếc áo tuyệt đẹp bởi hương ổi chín thơm, gió se se, sương chùng chình. Điều đặc biệt trong thơ Hữu Thỉnh là hình ảnh hương ổi, gợi cho ta cái nét thu quen thuộc, dân dã, mà dịu ngọt, đằm thắm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó chính là làng quê Việt Nam. Nhưng hương ổi lại phả vào trong ngọn gió se, như lan tỏa, chia mùi thơm trong không gian, để ngọn gió se ấy trở nên thơm tho lạ thường, rồi tác giả không thế thoát khỏi sự ngạc nhiên, bỡ ngỡ, phải thốt lên "Bỗng". Hương thơm ổi thật đậm đà, khuyến rũ, "phả" vào trong không gian thêm nồng đượm, đánh thức khứu giác của tất cả mọi người, kể cả những kẻ vô tình cũng giật mình bối rối về hương thơm của trái cây. Tác giả sử dụng từ "phả" đã lột tả được vẻ đẹp của bức tranh giao mùa. Có thể nói, hương vị của mùa thu đọng trong hương ổi chín đang ướp ngọt cả không gian. Tín hiệu thu về từ ngọn gió se, xuất hiện hình ảnh sương đầu thu lung linh huyền ảo trong các đường thôn, ngõ xóm "sương chùng chình". Thu về, không phải từ cái hình ảnh sương dày đặc như nhà thơ Tây Dũng đã từng viết: "Sài khao sương lấp toàn quân mỏi" mà là hình ảnh "sương chùng chình" gợi những làn sương mỏng mềm mại, sương thu như cố ý chậm lại, quấn quýt bên đường thôn, ngõ xóm, nửa muốn đi, nửa muốn dừng chân. Nhà thơ đã nhân hóa hình ảnh sương làm cho thu chứa đầy tâm trạng. Nó như đang luyến tiếc trước lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu hay chờ đợi ai, lưu luyến điều gì? Bức tranh "Sang thu" của Hữu Thỉnh được vẽ lên bằng ngôn từ đầy tinh tế. Cái tinh tế ấy được thể hiện qua nhiều giác quan. Thu đã về nhưng tại sao tác giả còn ngỡ ngàng, bâng khuâng "hình như". Có lẽ, bước chân thu đến quá nhẹ nhàng, phải có những cảm nhận tinh tế nhất mới có thế nhận ra sự chuyển biến của mùa thu. Nói tóm lại, bằng tất cả các giác quan: Khứu giác, xúc giác, thi giác, nhà thơ đã cảm nhận được những nét đặc trưng của thu về. Khổ thơ trên sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp động từ "Phả", nhân hóa: "Sương chùng chình", Tình thái từ "hình như" gợi thái độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phỏng đoán, xao động trước tín hiệu sang thu. Cái đặc biệt hơn là tâm trạng nhà thơ bối rối, giật mình như mơ hồ, như có 1 điều gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Qua đó, nhà thơ gợi tả 1 bức tranh tín hiệu từ hạ - thu qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị, đã gợi ra cả 1 k gian huyền ảo của thời điểm giao mùa nhẹ nhàng nhưng đầy tinh tế, khuyến rũ. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người. Nếu như ở khổ thơ 1 là hình ảnh tín hiệu thu về trong cái bâng khuâng, ngỡ ngàng, từ những gì Nhỏ hẹp, vô hình "hương ổi – gió se – sương chùng chình" thì đến đây những tín hiệu ban đầu ấy lại được mở ra trong một không gian dài rộng, cao vời với những nét hữu hình, nhiều tầng bậc, đó là hình ảnh dòng sông quê hương, cánh chim chiều. Viết về hình ảnh dòng sông quê hương, ta bắt gặp trong thơ ca rất nhiều như sông quê trong thơ Tế Hanh "Nước gương trong soi tóc những hàng tre.." thì trong thơ Hữu Thỉnh dòng sông lại hiện hữu lên 1 vẻ đẹp rất đặc biệt đó là dòng sông "dềnh dang". Hình ảnh đó được khắc họa qua khổ thơ sau: "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" Thu đem đến cho tạo vật sự đổi mới "sông dềnh dàng" là dòng sông nước chảy trôi chầm chậm, gợi liên tưởng tới hình ảnh dòng sông dường như thanh thản, gợi vẻ êm dịu của thiên nhiên, đó là một bức tranh mùa thu, dòng sông xanh, lững lờ trôi, mang theo cái dáng vẻ hiền hóa, bình lặng, bởi sông đã qua cái mùa bão lũ. Khác hẳn với dòng sông mùa hạ, bởi dòng sông ấy phải chứa đựng đầy nước của những cơn mưa mùa hạ bất chợt hay kéo dài, dòng sông đục ngầu, chảy xiết, mang theo bao nhiêu phù xa đỏ nặng và dòng sông ấy trở nên dữ tợn. Đặc điểm khí hậu Việt Nam với 4 mùa rõ rệt "xuân – hạ - thu – đông" và mùa thu đã đến với ngọn gió heo may, mang theo cái se se lạnh để rồi những cánh chim chiều ấy vội vã, bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi bay tránh rét, từ phương Bắc về phương Nam. Nhưng cái tài của nhà thơ lại sử dụng hình ảnh đối lập của sự vật, tự nhiên, cánh chim chiều bay đi tránh rét để khẳng định hạ sắp qua, thu đã tới đó chính là sự đối lập của thiên nhiên vừa có nét hối hả, vội vã, vừa có nét dịu dàng, êm đềm. Nhưng có lẽ, tinh tế nhất, thú vị nhất phải kể đến sự cảm nhận "có đám mây mùa hạ" còn sót lại trên bầu trời. Nhà thơ đã dùng động từ "vắt" khiến ta liên tưởng đến trong thời điểm giao mùa đám mây treo lơ lửng trước bầu trời cao rộng, thật mềm mại, duyên dáng, có chút tinh nghịch. "Vắt nửa mình sang thu" như một tấm lụa mỏng, kéo dài trong không trung. Nhưng hình ảnh ấy lại gợi lên trong lòng bạn đọc liên tưởng thú vị, bởi với cụm từ "vắt nửa mình sang thu". Vậy hình ảnh đó có lẽ khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh đám mây như tấm lụa đang nhẹ dàng vắt ngang giữa gianh giới thu và hạ. Tấm lụa ấy vắt lên cái gianh giới mỏnh manh cứ bé dần, bé dần lại để rồi một lúc nào đó sự sống đó sẽ nhuộm đầy sắc thu. Đây chính là cách liên tưởng thú vị, đầy chất thơ của Hữu Thỉnh. Chỉ với 4 câu thơ thôi nhưng tất cả đã làm nổi bật bức tranh mùa thu đầy sức sống. Bằng nghệ thuật nhân hóa kết hợp động từ "vắt", hình ảnh đối lập. Qua đó, nhà thơ đã làm nổi bật bức tranh giao mùa hạ - thu qua cảm nhận tinh tế từ những giác quan và cảm xúc của nhà thơ, dường như giữa mùa hạ và thu khắc họa trong thơ của Hữu Thỉnh mang 1 vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Bức tranh "Sang thu" của Hữu Thỉnh trở nên có hồn, sống động. Phải là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, trí tưởng tượng bay bổng thì mới có thể gợi lên trong lòng bạn đọc bức tranh mùa thu trong sáng, đầy sống động Thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ gợi tả qua những hình ảnh rất đỗi quen thuộc "nắng – mưa – sấm – hình ảnh hàng cây". Đó chính là những nét đặc trưng của mùa hạ nhưng sang thu những hình ảnh ấy được giảm dần về mức độ gay gắt, dữ dội. Từ đó tác giả bộc lộ suy ngẫm, cảm nhận về cuộc đời và con người: "Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũngbớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi" Khổ thơ trên, tác giả sử dụng cụm từ "vẫn còn" ý thơ như một lời khẳng định nắng mùa hạ vẫn Còn nồng nhưng cái nắng ấy cũng bắt đầu dịu nhẹ đi, nó không còn chói chang, gay gắt, nó cũng không thể đốt cháy da, cháy thịt của con người, những cơn mưa rào bất chợt mùa hạ cũng vơi đi. Cái hay, cái sáng tạo mà bạn đọc cảm nhận được nó thể hiện cụ thể ở ý thơ "sấm cũng bớt bất ngờ". Thu đến không còn những tiếng sấm bất ngờ, vang động hay những tiếng sét đến rùng mình như xé rách khoảng trời. Hai câu thơ chỉ với từ "bao nhiêu", "vơi" tính từ chỉ ước lượng, chưa có số lượng cụ thể, cách nói mơ hồ đã khẳng định hạ sắp hết, thu đã về rồi. Nếu như ở hai câu đầu khổ cuối, diễn tả bức tranh mùa thu với những tín hiệu rõ rệt về thời tiết, thiên nhiên "mưa, nắng, sấm" thì đến 2 câu cuối lại nâng lên thành những trải nghiệm, triết lí sâu sắc về cuộc đời mỗi con người trong xã hội. Từ "hàng cây đứng tuổi" của thiên nhiên rất gần gũi với con người nhưng với Hữu Thỉnh hình ảnh hàng cây lại trở nên đa nghĩa. Đa nghĩa ở chỗ nó mang 2 tầng nghĩa cụ thể. Nghĩa tả thực chỉ quy luật tuần hoàn của thiên nhiên. "Hàng cây đứng tuổi" phải chăng là hàng cây lâu năm, cây cổ thụ, hàng cây ấy đã chứng kiên bao nhiêu cảnh nắng, mưa của thời tiết, thậm trí hàng cây ấy còn phải trải qua bao nhiêu giông tố của thiên nhiên, nhưng nó vẫn hiên ngang, sừng sững giữa đất trời, rễ ăn sâu vào lòng đất, cành lá xum xuê với một sức sống mạnh mẽ. Nhưng câu thơ không dừng lại ở đó, nó còn mang tầng nghĩa hàm ẩn "hàng cây đứng tuổi" chỉ dân tộc, những con người từng trải, họ trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ của những năm tháng đấu tranh không ngừng nghỉ, chống giặc ngoại xâm với 4000 năm lịch sử, từ trong gian lao ấy, dân tộc ấy, con người ấy vẫn vươn lên sống mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất. Họ quả thực phải được so sánh với cây tùng, cây bách, sừng sững, hiên ngang trong thiên nhiên mà không chút nghiêng ngả, dù giông tố có mạnh đến đâu thì cũng không khuất phục được. Hai câu thơ cuối như 1 lời triết lí sâu sắc: Khi con người ta đã từng trải, thì con người ấy sẽ vững vàng hơn trước bất kì tác động của ngoại cảnh, cuộc đời. Bài thơ sang thu được viết theo thể thơ tự do, bố cục chặt chẽ, mạch thơ phù hợp vs cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ khi mùa thu về với cảm nhận tinh tế vs nhiều giác quan qua những hình ảnh thơ liên tưởng độc đáo, sáng tạo kết hợp với biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, đặc biệt là nghệ thuật điệp ngữ, hình ảnh đối lập, những từ láy. Qua đó, tác giả đã tạo nên 1 bức tranh giao mùa hạ - thu đầy chuyển động, nhẹ nhàng mà tinh tế.. Có lẽ, phải là người yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt thì ms có thể viết lên những vần thơ sâu lắng trong tim bạn đọc đến vậy. Khép lại bài thơ, mở ra trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó phai mờ về bức tranh mùa thu qua cảm nhận của nhà thơ ban đầu là những tín hiệu từ những gì vô hình, rồi thu về được miêu tả rõ rệt hơn qua hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ đó.. Đây là bài mấy năm trước mình viết