Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 15 Tháng mười một 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Môn học: Triết học Mác Lênin

    Đề: Anh/chị hãy phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người. Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, việc xây dựng và phát triển con người được đề cập như thế nào?


    Mục lục:

    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người


    1.1. Khái niệm con người

    1.2. Bản chất con người


    2. Việc xây dựng và phát triển của con người được đề cập trong Đại hội XIII của đảng



    -o-o-o-

    1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người

    1.1. Khái niệm con người

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


     
  2. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    1.2. Bản chất của con người

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Theo C. Mác, "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoa những quan hệ xã hội."

    Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau và bản chất, "bản tính người" của con ngươi song về cơ bản những quan niệm đo đều mang tinh phiến diện, trưu tượng va duy tâm thần bl, tuyệt đối hoa phương điện tự nhiên của con ngươi, xem nhẹ việc ly giải con ngươi tư phương diện lịch sử xã hội.

    Quan điểm của C. Mác đã khắc phục được hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình về con người, trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện ra bản tính xã hội của nó, hơn nữa chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người, là cía phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên.

    Năng lực sáng tạo lịch sử của con người và các điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của con người: Con người làm ra lịch sử của chính mình. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó là xuất phát từ sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử, khi những quan hệ này thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người. Vì vậy, sự giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của nó, thông qua đó mà phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.

    Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó.

    Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biên giới tự nhiên theo nhu cầu của mình thì đồng thời con ngưòi cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...